Ngân hàng còn giật gấu vá vai thì...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dainam68, 21/05/2011.

8100 người đang online, trong đó có 1158 thành viên. 11:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1214 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Nguy cơ đổ vỡ đang hiện hữu.


    Ngân hàng thời... giật gấu vá vai


    [​IMG]
    Lãnh đạo các ngân hàng đang vô cùng căng thẳng trong bối cảnh tiền tệ thắt chặt, doanh nghiệp không dám vay và hẹp khả năng trả nợ.

    Nắm giữ tổng tài sản từ vài chục đến vài trăm tỉ đồng, áp lực bảo toàn và sinh sôi lợi nhuận trên vai lãnh đạo các ngân hàng đang vô cùng căng thẳng trong bối cảnh tiền tệ thắt chặt, doanh nghiệp không dám vay và hẹp khả năng trả nợ.
    Mặt bằng lãi suất huy động dâng lên “chóng mặt”, có nơi tới gần 20%/năm nhưng tiền đồng vẫn quay lưng với ngân hàng; chật vật tìm kiếm đầu vào rồi, đầu ra lại bị khống chế bởi “room” tăng trưởng tín dụng; thanh khoản yếu; nợ xấu tăng…, những thách thức này không loại trừ ngân hàng theo loại hình, quy mô hay thương hiệu nào.
    Vừa lo làm vừa lo “lách”
    “Chưa bao giờ ngân hàng phải chịu nhiều áp lực như lúc này. Áp lực từ cơ quan quản lý nhà nước về trách nhiệm chống lạm phát về bảo đảm an toàn hệ thống; áp lực từ doanh nghiệp về cung ứng vốn, giá vốn; áp lực từ cổ đông về khả năng sinh lời đồng vốn góp…”, thành viên hội đồng quản trị một ngân hàng lớn (không muốn nêu tên) chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị. Ông cho biết, trong tình hình hiện nay, ngân hàng lo kinh doanh không chưa đủ, mà còn phải tìm cách lựa đủ điều.
    Nếu tuân thủ đúng các mệnh lệnh hành chính thì sẽ bị loại khỏi thị trường. Đơn cử vừa qua, do thực hiện đúng quy định trần lãi suất huy động 14%/năm, ngân hàng của ông đã bị “rút ruột” hàng chục ngàn tỉ đồng sang nơi có lãi suất cao hơn.
    Nếu lao vào đua lãi suất, ngoài áp lực tăng chi phí đầu vào, tăng rủi ro, người đứng đầu ngân hàng lại ngay ngáy trách nhiệm trước cơ quan quản lý. Trong khi đó, kết quả rốt cuộc tổng lượng vốn huy động toàn hệ thống cũng không tăng đáng kể, mà là ngân hàng này tăng lên thì ngân hàng khác lại hụt đi.
    Ngân hàng lớn đã vậy, các ngân hàng nhỏ còn chật vật hơn nhiều. Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội cho hay, ban lãnh đạo ngân hàng phải chia nhau trực tiếp chăm sóc những khách hàng ruột, có lượng tiền gửi lớn, để họ “vui vẻ ở lại”. Người viết cũng có cơ hội kiểm chứng khi có lần liên lạc với tổng giám đốc này vào lúc 19 giờ 30 để trao đổi thông tin, thì ông cho hay đang ngồi chờ lãnh đạo một doanh nghiệp tại trụ sở của họ để đặt vấn đề “xin được phục vụ”.
    Chia sẻ khó khăn này của các ngân hàng, tổng thư ký hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Dương Thu Hương nói: “Trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều mong mỏi từng ngày lãi suất vay vốn giảm xuống, thì tôi biết một số doanh nghiệp lớn còn nguồn vốn nhàn rỗi gửi ngân hàng lại tìm mọi cách mặc cả để hưởng lãi suất cao. Khi đó, họ chẳng cần đầu tư sản xuất, kinh doanh làm gì cho mệt, gửi ngân hàng hưởng lời 18 – 20%/năm vừa an toàn, vừa nhàn hạ”.
    Chủ yếu là đảo nợ?
    “Bốn tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán mới tăng chưa đầy 1% – một mức quá thấp, tăng trưởng tín dụng 5,01%, cho thấy hệ thống ngân hàng không có tiền cho vay”, tổng giám đốc ngân hàng Eximbank Trương Văn Phước lo lắng. Phó tổng giám đốc ngân hàng ACB Nguyễn Thanh Toại nhận định, doanh thu từ hoạt động tín dụng của ACB giảm mạnh trong năm nay, phần vì giới hạn tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Nhà nước, phần khác vì mặt bằng lãi suất quá cao, doanh nghiệp không dám vay. Do vậy, ACB phải tìm mọi cách đẩy mạnh mảng dịch vụ.
    Cũng theo ông Toại, sự điều chỉnh này cũng không quá khó với ACB bởi lâu nay, trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng này mảng tín dụng đã giảm dần và hiện chỉ chiếm trên dưới 50% cơ cấu doanh thu, lợi nhuận chung của ngân hàng.
    Mức tăng trưởng tín dụng 5% từ đầu năm tới nay, ông Toại cho rằng phần lớn là từ gia hạn các hợp đồng vay vốn cũ mà không phải vay mới và diễn biến này sẽ là chủ yếu tới cuối năm. Ông Toại phân tích: “Với tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 28% của năm 2010, chỉ số hợp đồng cũ được gia hạn cũng đã đủ để đạt hạn mức 20% tăng trưởng tín dụng cả năm 2011 theo chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước rồi. Mặt khác, với lãi suất cao như hiện nay, ít doanh nghiệp nào dám ký hợp đồng vay vốn mới”. Dù xác định phải vượt qua một năm đầy thử thách nhưng ông Toại cho biết, ACB vẫn không điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận đã được đại hội cổ đông thông qua.
    Tiến sĩ Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế vĩ mô, giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân, lo ngại, rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và rủi ro trong hệ thống ngân hàng nói chung sẽ tăng lên nhiều. Theo ông Thế Anh, khi mặt bằng lãi suất vay vốn bị đẩy lên quá cao, khách vay vốn chủ yếu phục vụ cho những dự án mạo hiểm, hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Điều mà ông Thế Anh lo ngại là hiện tượng đảo nợ ở khu vực phi sản xuất, như kinh doanh chứng khoán, bất động sản.
  2. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Tình hình rất căng thẳng ngân hàng đang lao vào cuộc đua lãi suất,vấn đề đảo nợ đang diễn ra...mấy phiên bán tháo vừa qua đang phản ánh sự bât lực này...Liệu VNI có lao về 380 hay ko...Hãy nói ko với bắt đáy.
  3. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    đã bảo dẹp bỏ hết bọn ngân hàng nhỏ thì mới ổn đinh được thị trường mà :))

    các ngân hàng lớn thực chất cũng đang khống chế các ngân hàgn nhỏ .......... :))

    dùng ngân hàng nhỏ để làm loạn thị trường và đẩy lãi xuất đầu ra tăng cao :))

    con bài này quả là cao tay :D
  4. Goldsnake

    Goldsnake Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    0
    1 số ngân hàng nhỏ có cái giật để mà vá còn là may. Chỉ sợ...
  5. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Với tin này chắc phải xoắn lắm đây,,,liệu mà lo đi,..
    Ngày 25/5, kiểm toán Tập đoàn Bảo Việt và Vietcombank

    Theo lịch công tác tuần từ 23-27/5/2011 của Kiểm toán Nhà nước, ngày 25/5 tới, đơn vị này sẽ tiến hành kiểm toán với Tập đoàn Bảo Việt và Vietcombank.

    Ngày 27/5, Kiểm toán Nhà nước sẽ xét duyệt báo cáo kiểm toán ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
    Trước đó, đơn vị này đã tiến hành kiểm toán nhiều doanh nghiệp khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, Tổng công ty hàng hải Việt Nam - Vinalines, Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Xí nghiệp dầu khí Vietsopetro…
    Theo Diễn đàn doanh nghiệp
  6. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Cách đây mấy năm có một người đã suy đoán được căn bệnh ung thư của quốc gia và đã bốc thuốc,nhưng nguời ta đã ko dùng vậy ông là ai...
    Những số liệu được công bố cho biết trong 3 năm từ 2005 đến 2007 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 27% (tạo ra thêm khoảng 434 ngàn tỷ đồng giá trị sản phẩm quốc nội) nhưng lượng cung tiền lại tăng tới 135%. Điều này có nghĩa rằng nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên. Nếu lượng tiền đó được lưu thông hết vào thị trường thì sẽ tạo ra khả năng lạm phát lên đến 80% trong quãng thời gian này.

    Thế nhưng con số lạm phát danh nghĩa từ 2005 đến 2007 đã được công bố là 27,6% (2005: 8,4%, 2006: 6,6%, 2007: 12,6%), như vậy mức độ lạm phát thêm 52,4% nữa sẽ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào từ đầu năm 2008 trở đi. Nếu loại trừ các yếu tố lạm phát không do tiền tệ (giá đầu vào tăng, kỳ vọng của người dân, v.v...) trong con số 27,6% nêu trên thì mức độ lạm phát tiềm tàng còn cao hơn 52,4% nhiều. Con số này chưa xảy ra vào cuối năm 2007 nghĩa là có trên 600 ngàn tỷ đồng (tương đương 52,4% GDP của năm 2007) đã được phát hành nhưng đang bị ghim giữ bởi một số cá nhân và tổ chức nào đó chưa đẩy vào lưu thông trong thị trường.

    Tiền đồng đang ở đâu?

    Người dân Việt Nam không có thói quen giữ tiền đồng làm dự trữ an toàn, trong tình hình lạm phát tăng nhanh thì biện pháp này lại càng không được lựa chọ̣n. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì luôn trong tình trạng cần vốn, phải đi vay. Các ngân hàng thương mại không có lý do gì cầm giữ một lượng tiền đồng lớn mà không cho vay ra để phải gánh chịu lãi suất huy động trừ các khoản dự trữ bắt buộc. Khả năng duy nhất là một lượng lớn tiền đồng đang bị ghim giữ bởi các quỹ đầu cơ (hedge fund) buôn chứng khoán tại Việt Nam.

    Cuối năm 2006 đến cuối năm 2007, đô-la Mỹ bị mất giá mạnh trên thị trường thế giới, lãi suất của nó liên tục giảm; trong thời gian đó Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách duy trì tỷ giá tiền đồng thấp; đầu năm 2007 nước ta chính thức gia nhập WTO. Vậy là đã hội đủ các yếu tố cần để tạo thời cơ tuyệt vời cho bầy thú điện tử sừng mềm – cách gọi của Thomas Friedman dành cho các quỹ đầu cơ tài chính trong thời đại toàn cầu hóa – tấn công trục lợi nhanh tại Việt Nam. Các hedge fund mau chóng được thành lập và huy động vốn bằng đô-la Mỹ với lãi suất thấp để đầu cơ vào Việt Nam.

    Những tháng cuối 2006 đến 2007 các quỹ này đã rót khoảng 160 ngàn tỷ đồng (tương đương với 10 tỷ đô-la Mỹ) vào thị trường chứng khoán, bơm giá cổ phiếu tăng đến chóng mặt, tạo ra một ma lực cuốn hút người dân đổ tiền vào cổ phiếu. Ước tính đã có hơn 350 ngàn tỷ đồng bị hút vào chứng khoán từ nguồn tự có, vay mượn và thế chấp của người dân. Giá cổ phiếu ít thì tăng vài ba lần, nhiều thì đến vài chục lần, vượt xa hoàn toàn khả năng tạo ra giá trị thực tế của nó.

    Khi mọi người đã đạt đến cơn say ghim giữ cổ phiếu bởi giấc mộng làm giàu nhanh thì tai họa ập xuống. Nhưng tai họa không chỉ đến một lần. Mỗi khi các cổ phiếu được đầu cơ bị bán ra ồ ạt để thu lợi, chỉ số chứng khoán sụt giảm thì ngay sau đó sẽ xuất hiện những thông tin hỗ trợ từ chính phủ, từ nước ngoài và được tuyên truyền quá nhiệt tình bởi các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống. Người dân lại được hâm nóng bằng những hy vọng mới, bầy thú tiếp tục nhồi tiền làm mồi nhử, cổ phiếu lại lên giá, dân lại hồ hởi mua vào. Cái vòng xoáy hút – nhồi ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt năm ngoái đến nay. Tiền trong dân tuôn ra ngày càng nhiều, guồng máy hút – nhồi này lại càng tăng công suất, các ngân hàng trong nước càng nhiều nguy cơ.


    Kết quả cuối cùng như thế nào thì giờ đây ai cũng thấy, nhưng thật đáng tiếc là chính phủ vẫn không chịu nhìn thấy, vẫn tiếp tục bị thao túng bởi những kẻ cơ hội để ra những quyết sách tiếp tay cho bầy thú điện tử. Tổng công ty SCIC dễ dàng tuôn ra 5 ngàn tỷ đồng để gọi là “cứu” chứng khoán nhưng thực tế là giúp cho những con thú điện tử bán ra những cổ phiếu sắp chết để mua vào những cổ phiếu có tiềm năng thực với giá rẻ mạt, chuẩn bị cho một sự thâu tóm.

    Còn nhớ vào đầu năm 2007, khi mà chứng khoán đang trong giai đoạn bị làm giá bởi bầy thú để đầu cơ trục lợi, đã có ý kiến đề nghị SCIC nhanh chóng bán ra số lượng cổ phần của các công ty niêm yết mà tổng công ty này đang nắm giữ để giảm sốt cho thị trường, tăng lượng tiền dự trữ của chính phủ để dự phòng cho người dân đang bị cơn say ma lực. Là một cổ đông lớn nhất trên thị trường, nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của rất nhiều các công ty niêm yết có trị giá vốn hóa đến gần 50 ngàn tỷ đồng vào lúc cao điểm, SCIC hoàn toàn đủ sức làm đối trọng để chống những hành vi lũng đoạn thị trường, làm cho nó phát triển lành mạnh. Nhưng họ đã hoàn toàn bất động, trái hẳn với sự năng động xông vào “cứu” chứng khoán vừa rồi.

    Giờ đây, khi mà hàng triệu người đã trở về với “cái máng lợn” thì những con thú điện tử sừng ngắn đã tích lũy được những khoản lời kếch xù, ít thì cũng bằng số vốn bỏ vào, nhiều phải đến một vốn bốn lời. Ngược lại, giá trị tài sản của SCIC đã bốc hơi đến vài chục ngàn tỷ đồng, thế nhưng họ vẫn đang tiếp tục “ôm” vào những cổ phiếu sắp chết. Hiện nay các chỉ số chứng khoán đã lùi về thấp hơn mức trước khi bầy thú tham gia vào thị trường, điều này đồng nghĩa với mấy trăm ngàn tỷ đồng không tự mất đi mà chỉ được dịch chuyển từ túi người dân và túi nhà nước vào túi bầy thú.

    Các quỹ đầu cơ này đang kiểm soát một lượng tiền đồng khoảng 500 ngàn tỷ và được giữ tại các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trong khi mức dự trữ trong dân đang dần cạn kiệt. Và đây chỉ mới là khúc dạo đầu của một kế hoạch. Sau giai đoạn chứng khoán bị làm giá rồi rơi tự do, sẽ đến giai đoạn tiền đồng bị làm giá. Đồng tiền quốc gia của 86 triệu dân đã bắt đầu bị lũng đoạn.

    Tiền Đồng VNĐ đi về đâu?

    Để hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài tăng vọt trong năm 2007, ngân hàng Nhà nước đã được lệnh phát hành thêm tiền đồng vượt mức an toàn để mua đô-la Mỹ. Lý thuyết này sẽ khả thi nếu như nền kinh tế trong nước hấp thụ được lượng vốn ngoại đưa vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh làm ra thêm của cải cho xã hội, dòng vốn được lưu thông thì ngân hàng Nhà nước dễ dàng hút tiền đồng về nhanh chóng để tránh lạm phát. Nhưng sẽ thật là mạo hiểm và vô trách nhiệm khi những nhà quản lý vĩ mô không nhìn ra và tiên liệu những tình huống ngược lại như thực tế đã diễn ra.

    Áp dụng cách thức này trong lúc các điều kiện cần để tạo ra thời cơ tuyệt vời cho bầy thú điện tử đầu cơ đã hội tụ, chính là đưa đến điều kiện đủ cho một cuộc tấn công lũng đoạn có thể bắt đầu. Có nhiều chỉ trích rằng ngân hàng Nhà nước đã không tích cực hút tiền về nên làm lạm phát mạnh, nhưng cần hiểu là không thể thực hiện được điều đó khi mà chính ngân hàng Nhà nước đã tự đặt mình vào bẫy, để quyền điều tiết tiền đồng cho bầy thú kiểm soát.

    Luồng vốn đầu tư gián tiếp tập kích ồ ạt vào chứng khoán nhưng hầu như chẳng được đưa vào đầu tư thực sự, nó chạy lòng vòng từ người này qua người khác theo cái vòng xoáy hút – nhồi để cuối cùng quay trở lại túi của bầy thú với trị giá được nhân lên nhiều lần. Các doanh nghiệp niêm yết huy động vốn xong lại tiếp tục đổ vào chứng khoán, chẳng có bao nhiêu tiền từ nguồn này được đưa vào đầu tư mở rộng kinh doanh tạo thêm sản phẩm cho xã hội.


    Rất nhiều các lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết vô trách nhiệm còn tiếp tay cho bầy thú điện tử lừa cổ đông để cùng hưởng lợi. Một tỷ lệ nhỏ tiền văng khỏi vòng xoáy của bầy thú, vào túi những kẻ tiếp tay. Số vốn này cuối cùng được đầu cơ vào bất động sản hoặc được cất giữ an toàn tại ngân hàng nước ngoài. Còn luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2007 chỉ thực hiện được một phần tư so với đăng ký do những rào cản hành chính, yếu kém hạ tầng và thiếu thốn nguồn nhân lực được đào tạo. Triển khai đầu tư chậm, dòng vốn lưu thông ì ạch thì tiền đâu mà ngân hàng Nhà nước hút vào.

    An sinh của gần 86 triệu dân hiện nay đang phụ thuộc hoàn toàn vào sự rộng lượng của “những con sói”. Nếu vài trăm ngàn tỷ đồng đang bị ghim giữ được tung ra đổi thành đô-la Mỹ thì lạm phát sẽ đẩy người dân đến thảm họa. Lượng đô-la này nếu bị đảo chiều – chuyển ra khỏi Việt Nam – thì toàn bộ dự trữ ngoại hối của quốc gia sẽ bốc hơi trong tích tắc nhưng cũng chỉ là muối bỏ bể trước sự thâm hụt cán cân thanh toán và thương mại quốc tế trầm trọng. Một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất không thua gì vụ giá–lương–tiền hồi giữa thập niên 80 của thế kỷ trước sẽ nổ ra ngay sau đó. Tiền đồng – VND sẽ mất giá và rơi tự do.

    Ngay đầu năm 2008, rất nhiều các chuyên gia và tổ chức nước ngoài đệ trình lên chính phủ các giải pháp nâng giá tiền đồng so với đô-la Mỹ, thắt chặt tiền tệ, gia tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Các giải pháp này lẽ ra đã phải được khuyến nghị để thực hiện từ giữa 2006 nhằm chống nguy cơ tấn công của bầy thú điện tử trước khi gia nhập WTO, giảm tăng trưởng ảo của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát để kéo dần lãi suất ngân hàng xuống nhằm thúc đẩy đầu tư cho sản xuất kinh doanh thực thụ, nhờ đó nền kinh tế sẽ được tăng trưởng dần theo hướng có chất lượng bền vững.



    Thật tiếc rằng các giải pháp vĩ mô trong 2006 – 2007 đi theo hướng hoàn toàn ngược lại, các nguy cơ không những không được tháo gỡ mà còn bị làm cho trầm trọng hơn. Chiến lược tăng trưởng nhờ thu hút đầu tư nước ngoài để gia tăng xuất khẩu đã ngăn cản việc nâng giá tiền đồng hợp lý nhằm gia tăng sức mua và nhu cầu nội địa – tức là gia tăng mức sống của người dân, một yếu tố quan trọng để tăng trưởng bền vững.

    Việc duy trì tiền đồng yếu trong lúc đô-la Mỹ mất giá trung bình khoảng 20% so với các ngoại tệ khác trên thế giới chỉ tạo ra những sức hút ngắn hạn cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác lợi thế giá rẻ nhờ bảo hộ tỷ giá của nhà nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh nhưng đa số là nhập khẩu nhanh những công nghệ lạc hậu vào Việt Nam rồi khai thác nhân công giá rẻ, nguyên liệu rẻ để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi lớn, lợi kép nhờ tỷ giá. Những khoản lợi nhuận này được để bên ngoài Việt Nam bằng cách khai tăng giá nhập thiết bị và vật tư phục vụ xuất khẩu (thuế suất nhập khẩu bằng 0 hoặc rất thấp). Giá trị còn lại trong nước chỉ là tiền công và nguyên liệu rẻ mạt, đi kèm với môi trường bị hủy hoại do công nghệ lạc hậu, và sự suy yếu sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

    Đã có những cảnh báo về các nguy cơ rối loạn kinh tế lẫn xã hội nếu luồng vốn ngoại không cân đối làm suy yếu nội lực trong nước. Nhưng sự tuyên truyền ầm vang không mệt mỏi của các phương tiện thông tin đại chúng ca ngợi sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư nước ngoài, tô hồng viễn cảnh sáng sủa của nền kinh tế đã át hẳn những tiếng nói co´ trách nhiệm. Dân chúng tránh sao được sự ảo tưởng và rơi vào vòng xoáy ma lực. Nhiều đề xuất, khuyến nghị chính phủ cần xem xét lại chính sách thúc đẩy xuất khẩu kiểu này nhưng kết luận cuối cùng là càng phải tăng mạnh xuất khẩu để giảm nhập siêu.

    Nhưng sự thật trớ trêu là càng xuất khẩu kiểu đó thì nhập siêu càng lớn. Lý do là sức mua của toàn dân sụt giảm nghiêm trọng do tỷ giá tiền đồng thấp hơn thực tế, mà nhu cầu thì ngày càng tăng lên. Trong khi đó lại hoàn toàn thiếu vắng các chính sách hỗ trợ cho việc đáp ứng các nhu cầu nội địa, biểu thuế suất nhập khẩu hàng ngàn mặt hàng (đặc biệt là nông sản) giảm xuống do gia nhập WTO. Lượng nhập khẩu tăng lên là đương nhiên để đáp ứng các nhu cầu trong nước. Giá nhập khẩu cũng phải tăng mạnh do 2 tác động kép của tỷ giá tiền đồng thấp và giá cả thế giới tăng.

    Nhập siêu 2007 phi mã đến 12,5 tỷ đô-la Mỹ (hơn 2,5 lần mức 2006) là vẫn còn may mắn. Nếu dầu thô thế giới không tăng giá để mang thêm về cho Việt Nam gần 2,5 tỷ đô-la Mỹ (40 ngàn tỷ đồng) từ xuất khẩu trong 2007 thì tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Thế nhưng người dân đã không được hưởng gì từ khoản thặng dư của tài nguyên quốc gia này sau khi chính phủ quyết định cắt bỏ 10 ngàn tỷ đồng bù giá xăng dầu trong nước. Sức mua của người dân bị ép giảm sút nặng nề để tăng lợi thế cho đầu tư nước ngoài và xuất khẩu mà ở đó chỉ một nhóm nhỏ các nhà xuất khẩu, chủ yếu từ nước ngoài hưởng lợi.

    Giờ đây khi mà tiền đồng đã mất giá thực sự do lạm phát tiền và nội lực trong nước suy kiệt thì các giải pháp nâng giá tiền đồng lại được thực hiện. Lại một cái bẫy. Quyền lợi lại thuộc về nước ngoài. Đầu tháng 3/2008 ngân hàng Nhà nước mới yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc lên thêm 1% (tương đương khoảng 10 ngàn tỷ đồng) và phát hành tín phiếu bắt buộc trị giá 20,3 ngàn tỷ đồng; chỉ hút hơn 30 ngàn tỷ đồng mà đã làm cả hệ thống tài chính ngân hàng điêu đứng, náo loạn đua nâng lãi suất để động viên người dân chuyển đổi ngoại tệ thành tiền đồng gửi vào ngân hàng. Tiền đồng trở nên khan hiếm, đô-la Mỹ bị mất giá.

    Người dân lại bị cuốn hút vào một cuộc chơi mới của bầy thú điện tử. Các quỹ đầu cơ này đang cần đổi tiền đồng sang đô-la Mỹ, một tỷ giá đô-la Mỹ thấp sẽ rất có lợi cho họ. Tiền đồng bị siết chặt, biên độ tỷ giá đô-la Mỹ được nới lỏng. Đô-la Mỹ rơi xuống gần 15,5 ngàn đồng/USD nhưng bán cũng không ai mua. Trong tuần thứ ba của tháng 3/2008 này bầy thú điện tử đã tung hơn 30 ngàn tỷ đồng để mua vào khoảng 2 tỷ đô-la Mỹ. Ngay lập tức lạm phát gia tăng thêm 3%, đạt mức kỷ lục 9.2% trong chưa đầy 3 tháng đầu năm 2008. Cùng lúc, các ngân hàng chuẩn bị giảm lãi suất huy động.

    Cái vòng xoáy hút – nhồi, tăng lên – giảm xuống sẽ được lặp lại nhiều lần như chứng khoán, đến khi mà bầy thú đã nắm trong tay một lượng lớn đô-la Mỹ thì sức mua của tiền đồng sẽ rơi tự do không phanh. Chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng thêm cỡ 50% nữa, con số này chưa bao gồm những tác động của việc tăng giá đầu vào và sự mất niềm tin của dân chúng. Yếu tố niềm tin này có thể dẫn đến sự sụp đổ không ai có thể lường hết được, nó sẽ vượt quá nhiều lần mọi tính toán kỹ thuật nếu như người dân nhận ra mình đã bị lừa.

    Thâu tóm và thôn tính

    Nhưng mục tiêu của bầy thú không chỉ đơn giản như vậy. Bây giờ có lẽ chính phủ đã nhận ra được những nguy cơ của lạm phát sẽ tác động khủng khiếp thế nào đến sự bất ổn xã hội. Nếu không muốn cuộc khủng hoảng này bùng nổ ngay trong năm 2008, chính phủ phải thương lượng mua lại khoản tiền đồng khổng lồ của bầy thú. Quá trình thâu tóm đang bắt đầu.

    Nhưng tiền đâu để mua khi mà dự trữ ngoại hối của quốc gia quá yếu ớt. Ngay cả có huy động được mọi nguồn lực để có đủ số tiền này thì bầy thú sẽ nói họ không cần đô-la Mỹ vì họ có thể mua nó dễ dàng từ thị trường. Họ muốn quyền kiểm soát các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những tập đoàn được hưởng đặc quyền và đầy lợi thế của nhà nước. Các doanh nghiệp này đã được bảo hộ chặt chẽ trong các điều khoản gia nhập WTO để không chịu sức ép cạnh tranh lớn khi hội nhập. Nhưng giờ đây chúng sẽ được trao quyền kiểm soát chi phối bằng sở hữu đa số thông qua các hiệp định song phương đang được đàm phán vội vã.

    Dân chúng đừng vội mừng vì hy vọng vào sự tốt lên của các doanh nghiệp này sau khi có bàn tay của nước ngoài. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy trong một đất nước mà thiếu vắng các chiến lược để tạo ra lợi thế quốc gia trong một hệ thống toàn cầu hóa, và nguồn nhân lực thì thiếu kỹ năng được đào tạo đúng mức, cộng với tham nhũng chi phối các chính sách nhà nước thì bầy thú điện tử sẽ chỉ dùng các doanh nghiệp khổng lồ trong nước được bảo hộ để khai thác thị trường nội địa, buộc người dân phải trả giá cao để có siêu lợi nhuận. Hiệp hội các nhà sản xuất ô-tô (VAMA) vừa vận động nâng thuế nhập khẩu xe hơi để “chống nhập siêu” là một minh chứng cụ thể cho việc đó.

    Áp lực đang được gia tăng lên rất mạnh để các điều khoản đảm bảo cho việc thâu tóm dễ dàng đạt được. Bầy thú đang nhả tiếp tiền đồng ra đổi lấy đô-la Mỹ khiến nó lên giá, lạm phát tiếp tục tăng vọt. Trong tình hình này có lẽ những điều kiện cần để thâu tóm sẽ phải hoàn tất trong vòng trên dưới 2 tháng nữa. Từ nay đến đó chứng khoán sẽ tiếp tục hoành hành để gây rối và gia tăng áp lực đàm phán. Đến khi mọi việc được ký kết thì tới lượt bất động sản sẽ được thổi bùng lên, giá trị thật giá trị ảo sẽ lại điên loạn lên một lần nữa – một cuộc chơi mới theo bài cũ. Nó sẽ tạo ra bất ổn đến cuối năm, không chỉ để trục lợi mà còn nhằm lũng đoạn dễ dàng các chính sách vĩ mô để phục vụ cho những kế hoạch tiếp theo.

    Nhà nước nếu không cẩn thận thì sẽ bị những kẻ cơ hội tiếp tục thao túng để bơm ra lượng tiền đồng khổng lồ đã thu hồi về nhờ bán rẻ tài sản toàn dân. Trong lúc rối ren, thật giả lẫn lộn thì không khó gì để viện ra những lý do nghe xuôi tai để làm được việc ấy. Lúc đó sẽ không còn gì có thể cứu vãn được nữa. Đó chính là sự kết thúc.

    Nhưng đấy cũng là khởi đầu của sự thôn tính.
  7. Goldsnake

    Goldsnake Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác nào đã xem phim Nowhere in Africa. Bộ phim đã đoạt giải phim nước ngoài hay nhất năm 2002 giải Oscar. Bộ phim nói về 1 gia đình Do Thái rất thông minh nhìn thấy được tương lai số phận người Do Thái nên đã tìm cách bán gia tài tại Đức và trốn sang Kenya ( Châu phi) vào khoảng năm 1938 và có cuộc sống lạ và mới ở Châu Phi. Tất nhiên, đó chỉ là số ít, còn phần lớn người Do Thái đã có số phận hết sức bi thảm, chết trong đau đớn và tủi nhục, chết không nhắm được mắt.
  8. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    Nhân viên ngân hàng: hết thời ngồi bàn giấy


    [​IMG]
    Tăng người, số khách vay không nhiều, các nhân viên tín dụng buộc phải năng động hơn trong việc tư vấn, tìm kiếm khách hàng.


    Có nhu cầu vay vốn, người viết liên lạc cô bạn tên An, nhân viên tín dụng ở một ngân hàng nước ngoài có trụ sở nằm trên đường Đồng Khởi. Thay vì hẹn tư vấn ở văn phòng giao dịch như lúc trước, An cho biết, cô sẵn sàng tới tận nơi để tư vấn. Khi gặp, người nhân viên này than thở, nhân viên tín dụng hết thời ngồi bàn giấy.


    Mới cách đây hai năm, những nhân viên tín dụng tại ngân hàng nước ngoài này chủ yếu đáp ứng nhu cầu của khách trực tiếp đến giao dịch.

    Tìm đủ cách tiếp cận khách hàng


    Theo thông tin từ người phụ trách mảng cho vay tiêu dùng cá nhân ở ngân hàng nước ngoài mà An làm việc, hiện nay lượng nhân viên tín dụng tăng gấp năm lần so với nửa đầu năm 2010. Tăng người, số khách vay không nhiều, các nhân viên tín dụng buộc phải năng động hơn trong việc tư vấn, tìm kiếm khách hàng.
    An cho biết thêm, nhân viên tín dụng giờ phải đi rải tờ quảng cáo về các sản phẩm của ngân hàng ở các cao ốc, thậm chí là tại các chợ như Bến Thành, Chợ Lớn… An cho hay, với tiểu thương, ngân hàng của cô đưa ra hình thức vay thế chấp sạp hàng. An cho biết, có những đợt triển khai cho vay dành cho người thu nhập thấp trong khối cơ quan nhà nước, nhiều người ngạc nhiên vì họ không nghĩ rằng một ngân hàng nước ngoài lại chú trọng đến mảng này.

    Để đẩy mạnh các khoản vay thế chấp bất động sản, nhân viên ngân hàng trước đây chủ yếu làm việc với các sàn giao dịch thì nay phải làm quen với các “cò”, kể cả bà bán hàng nước, xe ôm ở những địa chỉ “nóng” để khi các “cò” có khách hàng thì giới thiệu.


    Là cán bộ tín dụng của một ngân hàng S. nhiều năm qua, anh Việt cho rằng, nhân viên ngân hàng giờ chịu nhiều áp lực. Khi lãi suất biến động liên tục, anh Việt kể, khổ nhất là việc thông báo lãi suất tăng.

    “Khi thì giải thích ỉ ôi, lúc phải thương lượng”, anh Việt nói. Có khách hàng thương lượng không được, đành chấp nhận lãi mới, nhưng không quên kèm lời trách móc: “Anh chào ngân hàng chú, làm ăn kiểu ba trợn”. Anh Việt cho biết, những lúc như thế đành ngậm mà nghe. “Chủ trương chung là vậy, hoàn cảnh của khách vay thì mình cũng hiểu, nhưng biết làm sao”, anh Việt nói.


    Ngân hàng tự nguyện chịu phạt


    Không chỉ có nhân viên tín dụng xuống tận nơi tư vấn, các nhân viên giao dịch giờ cũng hết thời ngồi nhà. Ông Đinh, làm ở cơ quan có trụ sở ở quận 3, cho biết, ông vừa ngỏ ý với vài người bạn làm trong ngành tài chính là có 1 tỉ đồng nhưng chưa biết gửi tiết kiệm ở đâu thì lập tức ngày hôm sau đã nhận hàng loạt cú điện thoại của các nhân viên ngân hàng chào mời lãi suất gửi hấp dẫn.

    Thậm chí chỉ cần đồng ý, các nhân viên này liền hẹn ngày giờ và mang hợp đồng đến tận nhà để lập hợp đồng gửi tiết kiệm cho khách hàng. Có nhân viên giao dịch sốt sắng gợi ý, nếu tiền đang gửi ở ngân hàng khác, họ sẽ đưa xe chở đến ngân hàng kia rút tiền và hộ tống về ngân hàng bên họ gửi tiền. Sau hồi thương lượng, có ngân hàng chấp nhận mức lãi suất 19% cho kỳ hạn một tháng.

    Theo ông Đinh, hợp đồng khá chặt chẽ. Trong đó, hợp đồng chính ghi rõ lãi suất 14% và phụ lục hợp đồng ghi rõ điều khoản đóng phạt 5% nếu ngân hàng không trả lãi và gốc đúng kỳ hạn. “Mà ngày đáo hạn luôn rơi vào chủ nhật, nên ngân hàng luôn chịu phạt”, ông Đinh nói.


    Áp lực công việc tăng, song mức thưởng đạt chỉ tiêu lại khó đạt. An cho biết, trước đây cũng có áp lực công việc nhưng nhu cầu vay lớn nên hầu hết nhân viên tín dụng đều đạt chỉ tiêu. Theo An, mức thưởng khi đạt và vượt chỉ tiêu trung bình gấp đôi mức lương của cô. An nói: “Bây giờ phần lớn mọi người không đặt hy vọng vào việc đạt chỉ tiêu, và chủ yếu trông chờ vào lương”.

    Theo Bảo An
    SGTT


    cẩn thận không lại giống nhân viên CK đấy :))

    khi ngân hàng không làm tốt được công việc của mình thì các doanh nghiệp sẽ tự bắt tay với nhau .......... :))

    điên gì để mấy bố ngân hàng ngồi mát ăn bát vàng :))
  9. Dainam68

    Dainam68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Sắp tới lại có một biện pháp hành chính áp dụng trần lãi suất huy động.,cái gốc bị ung thư mà ko chữa sao toàn đi chữa cái ngọn như thế này...
    Ông Cao Sỹ Kiêm: 'Trần lãi suất cho vay 18% là hợp lý'


    [​IMG]
    Giảm lãi suất đang là vấn đề nóng, thu hút sự tham gia hiến kế của các chuyên gia, nhà quản lý, sự chờ đợi của doanh nghiệp và người dân.

    Trả lời phỏng vấn, ông Cao Sỹ Kiêm, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ảnh), cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang cân nhắc đến việc áp trần lãi suất cho vay trong hệ thống tổ chức tín dụng, bỏ trần lãi suất huy động 14% như hiện nay.
    Những thông tin về việc có thể NHNN áp trần lãi suất cho vay và bỏ trần lãi suất huy động 14% đang làm xôn xao thị trường tài chính. Cương vị là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, ông có thể cho biết nên đưa ra trần lãi suất cho vay không?
    Vấn đề bỏ trần lãi suất huy động, áp trần lãi suất cho vay đang bàn thảo. Nhưng việc này cũng phải được cân nhắc, vì thực tế trần lãi suất huy động hiện nay chỉ nói cho có, chứ thực tế các ngân hàng thương mại đã đẩy lên quá xa, còn lãi suất cho vay có nơi đã lên 27 - 28%... quá sức chịu đựng của nền kinh tế.
    Quan điểm của tôi là cả lãi suất đầu vào và đầu ra nếu không có trần vẫn hay hơn, điều tiết theo thị trường vẫn tốt hơn. Nhưng trong thời điểm lãi suất hỗn loạn như hiện nay thì việc bỏ trần lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay lại là điều nên làm, vì không làm thì sẽ càng hỗn loạn và không thể kiểm soát nổi.

    Việc áp trần lãi suất cho vay, theo tôi sẽ sớm được NHNN đưa ra, vì lãi suất hiện nay đã căng quá rồi. Khi khống chế được trần lãi suất cho vay thì sẽ tạo được sự ổn định về nguồn vốn của doanh nghiệp.

    Các ngân hàng thương mại nếu có nguồn vốn vay rẻ thì sẽ khó “tranh thủ lợi nhuận”, những ngân hàng huy động cao sẽ phải tính đến việc hạ lãi suất huy động để giữ lợi nhuận cho mình.
    Nhiều người cho rằng, trần lãi suất huy động còn không giữ nổi, thì trần lãi suất cho vay chỉ là một “bờ chắn tạm” mà bất cứ ngân hàng nào cũng dễ bước qua?
    Lo lắng về việc lách trần lãi suất cho vay nếu trần được đưa ra không hề thừa. Tuy nhiên, khi đưa trần lãi suất cho vay, NHNN phải tính đến hai vấn đề: mức trần nào là hợp lý, phải làm kiên quyết và xử lý mạnh mẽ với sự nhất quán từ đầu đến cuối. Ngoài ra, còn phải tạo được sự nhất trí như một nhạc trưởng chỉ đạo một dàn nhạc dao hưởng.
    Trong thời điểm lãi suất hỗn loạn như hiện nay thì bỏ trần lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay là điều nên làm.
    Nhìn lại việc lách trần huy động 14%, chúng ta thấy có hai cái đáng bàn: đó là mức 14% hiện chưa phù hợp và cái quan trọng hơn là NHNN không xử lý kiên quyết ngay từ đầu, nên tạo thành một tâm lý ở các ngân hàng là thích nâng lãi suất huy động lên bao nhiêu thì nâng, bởi “có ai xử đâu”. Vì thế, trần lãi suất cho vay có là “bờ chắn tạm” hay không sẽ phụ thuộc vào hai việc là hợp lý, và phải xử lý nghiêm. Đây là điều tối quan trọng của điều hành thị trường lãi suất hiện nay.
    Theo ông, trần lãi suất cho vay mức nào là hợp lý, khi mà tâm lý “lạm phát” đẩy lãi suất lên cao đang được sử dụng như một vũ khí tối dụng trong các ngân hàng thương mại và cả kỳ vọng của người gửi tiền?
    Tôi cho rằng, trần lãi suất cho vay hợp lý hiện nay khoảng 17 - 18% một năm. Đưa ra mức này, tôi chắc chắn sẽ khiến nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng cảm thấy “phật lòng”.

    Nhưng trên thực tế, lạm phát của chúng ta là lạm phát kỳ vọng theo lạm phát từng thời điểm. Ví dụ, trong tháng 4, tháng 5, lạm phát của chúng ta cao, và các ngân hàng viện cớ lạm phát này đẩy lãi suất huy động lên cao, cũng như đẩy lãi suất cho vay quá sức chịu đựng. Nhưng, nhìn lạm phát, chúng ta không chỉ lấy một tháng, hai tháng.

    Tính từ tháng 1 – 5/2011, mức lạm phát của chúng ta chỉ khoảng 11% một năm, như vậy, lãi suất huy động cao hơn mức đó một ít và lãi suất cho vay 17%, 18% là hoàn toàn phù hợp.
    Một trong những lý do mà nhiều ngân hàng đua lãi suất huy động lên cao, ngoài ăn theo lạm phát còn do thanh khoản. Theo ông, phải làm gì để vừa thực hiện nghiêm việc áp trần lãi suất cho vay, hạ lãi suất xuống mà vẫn kiềm chế được lạm phát?
    Đến lúc này, NHNN cần phải sử dụng cả dự trữ bắt buộc ngoại hối và đồng nội tệ đối với hệ thống ngân hàng. Và cũng cần khai thác công cụ thị trường mở nhiều hơn, để vừa điều hành chính sách lãi suất, vừa đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Và chúng ta cũng thấy, mới đây, lãi suất trên thị trường mở lại được điều chỉnh nâng lên.
    Còn vấn đề lạm phát, chúng ta không thể chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất. Để hạ được lạm phát, cần rất nhiều chính sách đồng bộ bên cạnh chính sách lãi suất, tiền tệ, như chính sách xuất khẩu, chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt…
    - Xin cảm ơn ông!
    Theo Mỹ Dung
    Đất Việt
  10. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    mai sẽ diễn ra cái cảnh của năm 2008 :D

    giá sàn chất chồng :))

Chia sẻ trang này