Ngân hàng đẩy vốn vào chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimbao2010, 02/10/2008.

2248 người đang online, trong đó có 105 thành viên. 05:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 450 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. kimbao2010

    kimbao2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng đẩy vốn vào chứng khoán

    http://210.245.114.22/NewsDetails.aspx?idnews=15158

    Vốn khả dụng của các ngân hàng đang có dấu hiệu dư thừa, hạn mức tăng trưởng tín dụng 30% chưa đến, các lĩnh vực cho vay khác đều khó khăn và có thể phát sinh rủi ro nợ xấu đang là lý do khiến một số ngân hàng tiếp tục thực hiện trở lại nghiệp vụ cho vay đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, qua bài học của đợt sụt giảm hồi đầu năm, điều kiện cho vay của ngân hàng giờ chặt chẽ hơn, còn về phần mình NĐT cũng như "con chim sợ cành cây cong", không mấy mặn mà với việc vay mượn.

    Kể từ ngày 17/9, CTCP Chứng khoán Euro Capital ( Chỗ làm cùa Lòi Cu) phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết. Khách hàng có thể thực hiện cầm cố chứng khoán niêm yết với thời hạn 6 tháng kể từ ngày giải ngân hoặc đến ngày 31/12/2008, mức lãi suất tùy thuộc vào diễn biến thị trường. Điều kiện để cổ phiếu được cầm cố là chứng khoán không có tranh chấp và thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của bên cầm cố, mức vốn điều lệ của tổ chức niêm yết tại Sở GDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội tính đến thời điểm thực hiện cho vay tối thiểu là 30 tỷ đồng. Danh mục chứng khoán sẽ do Euro Capital công bố từng ngày, phương thức cho vay theo hạn mức hoặc theo tổng hạn mức cho vay đối với mỗi khách hàng thời điểm vay không vượt quá 3 tỷ đồng?

    Đầu tháng 9, CTCP Chứng khoán FPT (FPTS) cũng phối hợp với BIDV tiếp tục triển khai dịch vụ hỗ trợ cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết. Chứng khoán cho vay là những cổ phiếu có thị giá từ 30.000 đồng trở lên, đã có thời gian giao dịch tối thiểu 20 phiên, tổng khối lượng giao dịch trong ngày đạt trên 5.000 cổ phiếu/ngày. Mức vay tối thiểu một hồ sơ là 50 triệu đồng, lãi suất vay 20%/năm, thời hạn cho vay tối đa 3 tháng.

    Theo khảo sát của ĐTCK, hiện có khoảng 10 CTCK thực hiện nghiệp vụ cho vay cầm cố, repo chứng khoán với NĐT, nguồn vốn có thể đến từ nhiều ngân hàng, tuy nhiên điều kiện khá chặt chẽ. Nếu như trước kia, có tới một nửa số cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn có thể đáp ứng điều kiện cầm cố thì nay chỉ có gần 100 trong số hơn 300 mã chứng khoán nằm trong diện được xem xét, cổ phiếu được chia ra nhiều hạng và giá trị được vay phụ thuộc vào hạng đó.

    Theo ông Đặng Quang Sơn, Trưởng phòng dịch vụ khách hàng, CTCK Euro Capital( Chỗ làm cùa Lòi Cu) , với dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán, NĐT không mấy quan tâm đến lãi suất, mà quan tâm nhiều đến cơ hội có thể kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, thời điểm này nhu cầu của NĐT chưa nhiều lắm, tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn, có danh mục cổ phiếu tương đối ổn định và xác định nắm giữ trong khoảng thời gian tương đối dài, còn những chứng khoán mà NĐT xác định lướt sóng thì không mấy khi được đem ra cầm cố.

    Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc môi giới, CTCK FPTS cho biết, ở thời điểm TTCK diễn biến khó lường như hiện nay, nhu cầu cầm cố chứng khoán của NĐT không lớn như trước kia. Lãi suất đối với họ không thành vấn đề vì ở những thời điểm thị trường thuận lợi, có những NĐT chấp nhận vay bên ngoài lãi suất tới 6%/tháng mà vẫn có lời. Rút kinh nghiệm trước đây, điều kiện cho vay của ngân hàng hiện khá chặt chẽ và giữa ngân hàng với CTCK có sự trao đổi thông tin thường xuyên. Nếu như trước đây, có cổ phiếu được cầm cố tới 60% thị giá thì nay cao nhất chỉ 40%, thời gian cho vay rút ngắn còn 3 tháng, thay vì 6 tháng hoặc thậm chí 1 năm như trước và điều kiện bổ sung tài sản đảm bảo cao hơn rất nhiều. Ông Dũng cho biết thêm, với biên độ 5 - 7% thì tính thanh khoản trên TTCK không đến nỗi tệ, vì thế khả năng đẩy vốn của ngân hàng tương đối dồi dào, đơn cử như hạn mức BIDV cấp cho FPTS là 100 tỷ đồng, ngoài ra nếu nhu cầu của NĐT lớn hơn thì có thể gia tăng.

    Đề cập đến dư địa cho vay kinh doanh chứng khoán, một cán bộ của BIDV cho rằng, lĩnh vực này nhiều khả quan hơn các thị trường khác. Ví dụ như cho vay bất động sản, hiện tính thanh khoản của thị trường bất động sản rất kém nên khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, TTCK diễn biến nhanh nên ngân hàng cũng chỉ dành một hạn mức nhất định và phải tăng cường phối hợp với CTCK để nắm chắc tình hình xử lý ngay, đặc biệt có tiêu chí phân loại những nhóm cổ phiếu cụ thể.

    Ở góc độ nhà quản lý, ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược chính sách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, điều hành chính sách tiền tệ như hiện nay tạo điều kiện chủ động cho các ngân hàng triển khai nhiều nghiệp vụ cho vay. Việc giữ nguyên lãi suất cơ bản trong khi tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và cho phép chiết khấu tín phiếu bắt buộc giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) có điều kiện cấu trúc lại lãi suất theo kỳ hạn và rủi ro. Các NHTM có thể cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh chứng khoán (trong giới hạn được phép) với thang lãi suất cao (20 - 21%/năm); trong khi có thể điều chỉnh cho vay doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở thang lãi suất thấp hơn (16 - 17%/năm). Ông Nghĩa cũng cho biết, hiện tại thanh khoản của các NHTM Việt Nam đang khá tốt, bằng chứng là các giao dịch repo, chiết khấu hỗ trợ thanh khoản tại NHNN giảm mạnh (ở mức bình thường) so với các tháng trước; lãi suất thị trường liên ngân hàng khá thấp? tạo điều kiện để TTCK được hỗ trợ vốn dồi dào hơn trước đây.




    Đã REPO được đâu mà cứ PR ầm ầm !

Chia sẻ trang này