Ngân hàng nhìn nhau hạ lãi suất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi huynhdt, 16/06/2010.

3604 người đang online, trong đó có 405 thành viên. 07:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 221 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. huynhdt

    huynhdt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Tuần này, mặt bằng lãi suất có tín hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, mức giảm chưa nhiều, mới chỉ diễn ra ở một vài ngân hàng, trong khi đa số các ngân lại còn lại vẫn trong tâm thế chờ đợi và nghe ngóng.
    Cách đây ít ngày (11/6), tại cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại, đa số lãnh đạo các ngân hàng đều nhất trí với chủ trương hạ lãi suất nhưng cam kết này thực tế vẫn chưa được nhiều lãnh đạo ngân hàng hiện thực hóa.
    Giảm nhỏ giọt

    Ngay trước cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng đã phát đi tín hiệu đầu tiên khi thông báo giảm lãi suất huy động VND với tiền gửi của người dân. Riêng với lãi suất tiền gửi của doanh nghiệp vẫn cần thêm thời gian. Hiện lãi suất kỳ hạn theo tuần các ngân hàng TMCP từ 10 đến 10,5% một năm.

    [​IMG]
    Lãi suất huy động vẫn giảm nhỏ giọt, làm khó và chậm chủ trương giảm lãi suất cho vay. Ảnh: TNLinh. Ngân hàng TMCP MaritimeBank tiên phong công bố lãi suất huy động VND từ ngày 7/6 giảm 0,05 - 0,1% cho các kỳ hạn ngắn 1 - 2 tháng (tương ứng 11,4 - 11,45% một năm), các kỳ hạn còn lại áp dụng đồng loạt 11,5%. Thị trường lãi suất bắt đầu chuyển động tích cực hơn khi một số ngân hàng TMCP lớn như ACB, Sacombank… cũng rục rịch thông báo hạ lãi suất gửi tiết kiệm VND của người dân với biên độ lớn hơn.

    Cụ thể, biểu lãi suất mới được ACB áp dụng từ 13h ngày 9/6, mức giảm cao nhất là 0,2% một năm với kỳ hạn 1 tháng (11,23% một năm ), các kỳ hạn dưới 12 tháng là 11,38%. Ngày 10/6, Sacombank cũng công bố áp dụng mức lãi suất thấp nhất là 10,92% (kỳ hạn một tháng), các kỳ hạn còn lại dưới 11,72%. So với mức lãi suất huy động cao nhất 11,99% ghi nhận trước đó trên thị trường lãi suất, mức giảm rất thấp, chỉ 0,1 - 0,5% tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng).

    Tuy nhiên, trao đổi với Đất Việt, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA), bà Dương Thu Hương cho rằng: “Đây là những động thái bày tỏ thiện chí đầu tiên của các ngân hàng với kêu gọi lâu nay của Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay tương ứng”.

    Cần lộ trình

    Tuy nhiên, thực tế, sau ngày cam kết “miệng” với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, đa số các ngân hàng vẫn ở trạng thái trù trừ và nghe ngóng động thái trên thị trường. Khi được hỏi về khả năng giảm lãi suất trong những ngày tới, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, cho rằng: “Cam kết là một chuyện, thị trường lại là câu chuyện khác. Do vừa công bố điều chỉnh lãi suất ngay trước ngày diễn ra cuộc họp bàn với Ngân hàng Nhà nước cho nên chúng tôi còn đang cân đối”.

    Giữ nguyên biểu lãi suất huy động áp dụng hơn một tháng nay, ông Phạm Quốc Thanh, Phó giám đốc Ngân hàng TMCP ABBank cho rằng: “Việc giảm lãi suất hoàn toàn có thể làm được nhưng các ngân hàng vẫn cần lộ trình, thời gian để tính toán thời điểm và mức giảm phù hợp với tình hình cung - cầu nội tại và diễn biến thị trường”. Thực tế, ngoại trừ một số ngân hàng công bố giảm lãi suất sớm, từ sau ngày diễn ra cuộc họp bàn với Ngân hàng Nhà nước đến nay, hầu như chưa có thêm ngân hàng nào thông báo biểu lãi suất mới.

    Bà Hương thừa nhận: “Hiệp hội chỉ phổ biến Nghị quyết 18 của Chính phủ, làm công tác kêu gọi, còn việc giảm hay không, giảm thế nào hoàn toàn do bản thân mỗi ngân hàng là tự cân đối”. Việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động kỳ hạn gửi ngắn, theo bà Hương, trước mắt sẽ khuyến khích người dân gửi tiết kiệm kỳ hạn dài, gỡ khó cho doanh nghiệp trong bài toán phải hạ lãi suất huy động sao cho hợp lý, cân đối giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và lãi suất cho vay trung và dài hạn.

    Tổng Thư ký VNBA cho rằng, mức lãi suất “đẹp” huy động 10%, cho vay 12% mỗi năm mà Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng có khả năng áp dụng được hay không phụ thuộc vào chính sách của Ngân hàng Nhà nước và nỗ lực thay đổi tình thế của các ngân hàng thương mại. Một chuyên gia tài chính cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra tỷ lệ huy động vốn hợp lý trên thị trường liên ngân hàng, cần xem xét lại mức tỷ lệ 20% đối với thị trường này đã hợp lý chưa, tránh tối đa một cuộc chạy đua lãi suất mới trong tương lai.

    Bà Dương Thu Hương xác nhận, chuyện lách trần lãi suất huy động bằng quà tặng, khuyến mại thực tế vẫn tiếp diễn ở một số ngân hàng TMCP nhỏ. Lãi suất cho vay ở các NHTM Nhà nước hiện là 13 - 15%, ngân hàng TMCP là 13,5 - 16% một năm.


    Theo http://tintuc.timnhanh.com/kinh-te/20100616/35AA6539/Ngan-hang-nhin-nhau-ha-lai-suat.htm
  2. ongthevinh

    ongthevinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    0
    ok [r2)]

Chia sẻ trang này