Ngân hàng ??osiết???, nhà đất ??oco??? Đang giãy chết

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi asher, 23/02/2008.

2703 người đang online, trong đó có 143 thành viên. 01:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 895 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. asher

    asher Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng ?osiết?, nhà đất ?oco? Đang giãy chết

    Thứ Bẩy, 23/02/2008 - 2:17 PM

    TPHCM: Ngân hàng ?osiết?, nhà đất ?oco?

    (Dân trí) - Với tình hình hàng loạt ngân hàng ngừng cho vay đối với các dự án đầu tư bất động sản (BĐS) gần đây, đồng thời lãi suất vay cũng tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư lao đao, thị trường BĐS TPHCM có dấu hiệu ?oco? lại.

    Trầm lắng

    Trước ngày 20/2, khi các ngân hàng vừa có quyết định siết khoản cho vay đầu tư BĐS, thị trường hết sức trầm lắng, các thông tin rao bán, rao mua đều ít, nhưng giá cả không hề có dấu hiệu giảm như đợt thoái trào năm 2007. Vì ai cũng chờ thăm dò thị trường biến động ra sao.

    Bước sang các ngày 21, 22/2, các công ty địa ốc tại TPHCM liên tục nhận được yêu cầu rao bán nền đất, căn hộ chung cư? của khách hàng. Các nền, nhà ngay tại các khu vực đẹp như: quận 2, 7, 9, Nhà Bè? cũng chào bán hàng loạt. Lúc này, giá cả đã có dấu hiệu giảm nhẹ vài trăm ngàn/m2. Tuy vậy, số lượt giao dịch vẫn diễn ra rất ít, các đơn rao mua vẫn rất nhỏ giọt.

    Theo các chuyên gia, diễn biến thị trường BĐS như trên rất bất lợi, có nguy cơ sẽ đóng băng cục bộ. Dù các chính sách điều tiết mạnh tay của Chính phủ thời gian qua không ảnh hưởng nhiều đến các nhà đầu tư; nhưng đối với các nhà đầu cơ vừa và nhỏ thì đó là một đòn quá mạnh khiến họ chùn tay, đây lại là lực lượng thao túng thị trường, đẩy giá BĐS lên cao, biến thị trường thành ?obong bóng?.

    Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Du Lịch - Viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM, thì điều tiết là cần thiết, vì giá nhà đất hiện nay đang trong tình trạng "bong bóng", nó khiến người dân thực sự có nhu cầu nhà ở thì không mua được nhà, người có tiền thì đầu cơ để thu lợi, nhà nước thì thất thu thuế.

    Đồng thời thị trường này cũng rất dễ vỡ, nếu tình trạng đổ vỡ diễn ra sẽ gây hậu quả xấu cho sự phát triển kinh tế TPHCM. Do đó, điều tiết càng sớm càng tốt.

    Thông tin từ một số công ty địa ốc cho biết: nhiều căn hộ cao cấp cũng sẽ được tung ra bán trong thời gian gần. Vì đây là mặt hàng được đầu cơ nhiều nhất trong thời gian qua, mà các nhà đầu cơ đang điêu đứng vì quy định siết vay mua BĐS của các ngân hàng, nếu ai ôm hàng càng nhiều thì nguy cơ phá sản càng cao khi thị trường đóng băng. Dự kiến giá cả có thể giảm đến 1 triệu/m2 trong thời gian đầu.

    Chuyển hướng

    Với diễn tiến thị trường BĐS hiện nay, nhiều nhà đầu cơ đang có dấu hiệu muốn rút vốn khỏi thị trường TPHCM càng sớm càng tốt. Theo ghi nhận của các website mua bán nhà, đất như muaban.net, nhadatsaigon.vn? thì từ sau tết, lượng rao bán tăng cao còn lượng rao mua giảm sút. Có việc này vì hầu hết người có nhu cầu mua nhà ở thực sự đều đang chờ giá giảm thêm. Dấu hiệu này hết sức bất lợi cho thị trường BĐS TPHCM.

    Trước tình hình nhà đất TPHCM ảm đạm như vậy, các nhà đầu cơ BĐS đang rục rịch chuyển hướng kinh doanh sang các vùng phụ cận sài gòn như: Đồng Nai, Long An, Bình Dương? Vì nhà đất ở đây vẫn còn rẻ.

    Ngay sau đó xuất hiện hiện tượng ăn theo giá của các dự án tại đây. Tiêu biểu như dự án Tân Đô, Long An nền đất tăng cả triệu đồng/m2 trong 1 ngày, hiện đang có giá 4,5 triệu đồng/m2. Tại Đồng Nai, giá rao bán tại một số vị trí của khu đô thị Nhơn Trạch đã vọt lên mức 6 triệu đồng/m2 trong khi vài tháng trước chỉ hơn 2 triệu đồng/m2. Tại Bình Dương, các dự án hầu như đều đã có chủ, muốn mua phải sang tay với giá cao hơn vài triệu/m2.

    Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không điều tiết sớm thì thị trường BĐS khu vực này không sớm thì muộn cũng sẽ trở thành thị trường ?obong bóng? tương tự như tại TPHCM. Điều này sẽ rất ảnh hưởng đến các dự án phát triển kinh tế, công nghiệp tại các địa phương này; do giá đền bù đất nông nghiệp để thực hiện dự án ngày càng tăng cao, quá khả năng của nhà đầu tư, dẫn đến việc dự án bị đình trệ.
  2. viki

    viki Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Một góc của thành phố mới Nhơn Trạch ( Đồng Nai) Photo:viki
  3. invisible

    invisible Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2001
    Đã được thích:
    2
    He he, dạo này báo đài viết nhiều về BĐS, chỗ nào cũng kêu nóng nóng, giá tăng, cầu tăng.

    Ngân hàng thiếu vốn, chắc nhiều cụ vay nóng ngân hàng chơi đất nên giờ phải thuê báo viết cho xôm để còn có đường thoát.

    Chắc giờ các cụ ôm BĐS đang .... phân phối dần rồi....có thể chứng lại lên.
  4. thao_a_pao

    thao_a_pao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Lên cao quá là phải giảm dần, đó là định luật rồi, đừng có ai cố cưỡng lại định luật.
  5. felix7

    felix7 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Đã được thích:
    0
    CK cũng thế, đồ thị là hình SIN
  6. elnino2008

    elnino2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Các ngân hàng thương mại chạy đua tăng lãi suất huy động chóng mặt; thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh cả 6 phiên giao dịch và có biểu hiện nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu... sau khi Ngân hàng Nhà nước đồng loạt áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát.

    Cùng lúc, giá dầu và vàng thế giới ?onhảy múa? ở mức cao kỷ lục khiến người dân và doanh nghiệp ?otoát mồ hôi? vì lo! Nhiều chuyên gia lo ngại tăng trưởng sẽ giảm và còn lo ngại thị trường bất động sản sẽ đóng băng trong thời gian tới!

    Rút bớt tiền đồng khỏi lưu thông và tác dụng tức thời!

    Từ giữa tháng 1 tới nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát (biện pháp cả gói với 5 cú ?osốc?) từ: hạn chế mua vào ngoại tệ, giảm tỷ lệ dư nợ cho vay mua chứng khoán, thắt chặt cho vay kinh doanh bất động sản, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại, đồng loạt tăng các loại lãi suất chủ chốt, và mới đây nhất là rút một lượng tiền mặt lớn khỏi lưu thông bằng cách bắt buộc các 41 tổ chức tín dụng phải mua một lượng tín phiếu NHNN trị giá 20.300 tỷ đồng thời hạn một năm.

    Trước đó, Bộ Tài chính từ cuối năm ngoái đã liên tục đưa ra kế hoạch IPO các ngân hàng và tổng công ty lớn như Vietcombank, Sabeco, Habeco... tất cả đều nhằm rút bớt một lượng tiền lớn trên thị trường tiền tệ.

    Các biện pháp nêu trên đã gián tiếp thừa nhận rằng: Nguyên nhân lớn nhất gây ra lạm phát cao suốt năm ngoái, kéo dài đến đầu năm nay có nguồn gốc từ việc năm ngoái Ngân hàng Trung ương đã cung ứng quá nhiều tiền đồng để mua ngoại tệ dự trữ, nay phải thu hồi lại bằng các kênh khác.

    Tác dụng tức thời của biện pháp thắt chặn tiền tệ mang lại là suốt tuần qua, (từ 18-22/2), thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh liên tục suốt 6 phiên, khi các nhà đầu tư nội có tâm lý tháo chạy, chỉ số VN-Index tụt xuống dưới 700 điểm.

    Các ngân hàng thương mại do trong lúc thiếu tiền đồng (quy luật sau Tết Nguyên đán) cộng với áp lực phải tăng dự trữ bắt buộc và chuẩn bị tiền đồng để mua tín phiếu bắt buộc đã phải mở cuộc đua tăng lãi suất huy động để hút tiền đồng từ người dân.

    Có một thực tế là suốt năm 2007, các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng vốn điều lệ thấp, đã sử dụng vốn ngắn hạn cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản quá mức. Nay cùng một lúc phải giảm dư nợ cho vay mua chứng khoán theo tỷ lệ vốn điều lệ, tăng lượng dự trữ bắt buộc thêm 1% tổng dư nợ; chuẩn bị tiền mua tín phiếu bắt buộc... nên hụt hơi vì thiếu tiền đồng.

    Trong khi đó các ngân hàng này vì mới hoạt động nên chưa chuẩn bị đủ dự trữ các giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu...) để có thể ?omua? tiền đồng từ các phiên giao dịch trên thị trường mở khi NHNN ?obơm? tiền đồng vào hệ thống, một lãnh đạo Hiệp hội ngân hàng cho biết.

    Bởi thế, việc thắt chặt cho vay mua chứng khoán, bất động sản của các ngân hàng thương mại là một lý do chính khiến chứng khoán sụt giảm mạnh tuần qua, và có khả năng còn giảm tiếp trong tuần tới.

    Chạy đua lãi suất lại làm khó doanh nghiệp!

    Về lý thuyết, rút bớt tiền mặt khỏi lưu thông giúp giảm lạm phát nhanh chóng nhưng hệ quả kéo theo cũng không ít, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn yếu nhiều mặt hiện nay. Những ngày này, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đang dao động ở mức 15%, tăng 3%/năm chỉ trong mấy ngày khiến chi phí vốn của doanh nghiệp tăng cao vì ?obão? lãi suất.

    Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Ngành dệt may đang khó khăn vì chuyện rủi ro tỷ giá, giá nguyên nhiên vật liệu, nhân công tăng, nay lại đến ?obão? lãi suất. Lãi suất cho vay tăng lên 15%/năm, khó mà đầu tư nổi! Dự tính, năm 2008, tổng mức đầu tư của ngành dệt may khoảng 16 nghìn tỷ đồng, mà trong đó dư nợ tín dụng chiếm khoảng 70%, thì với tỷ lệ lãi suất tăng thêm 3%, năm nay ngành dệt may sẽ mất thêm trên 330 tỷ đồng chi phí vay vốn!

    Đấy là gánh nặng thực sự trong cạnh tranh của các doanh nghiệp năm 2008 này. Nếu xét ở con số tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 ước khoảng 567,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 42% GDP) thì với mức lãi suất trượt thêm 3%/năm, tổn thất chi phí cơ hội do lãi suất cho vay tăng thêm sẽ là trên 17 ngàn tỷ đồng!

    Các chuyên gia kinh tế khẳng định: Việc mặt bằng lãi suất cho vay tăng lên sẽ ảnh hưởng đến khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi họ đang rất cần vốn.

    Còn các ngân hàng thương mại thì một mặt vẫn tăng lãi suất cho vay (lãi suất huy động đã phải tăng để chạy đua, chi phí nghiệp vụ ngân hàng thì tiết kiệm được không đáng kể do phải tăng lương năm nay), một mặt đưa ra khuyến cáo: Doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư vào những dự án có hiệu quả cũng như có khả năng thu hồi vốn tốt, để có quyết định đầu tư hay không?

    Đương nhiên, trước áp lực này, tất cả doanh nghiệp phải định hướng lại chính sách đầu tư và dè chừng đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng luân chuyển đồng vốn thấp như bất động sản. Cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thực sự lúng túng và lo lắng. Khoảng 220 nghìn doanh nghiệp dân doanh trên cả nước hiện đang đóng góp 39% vào GDP và 32% vốn đầu tư cho nền kinh tế trước ?obão? lãi suất vay vốn gia tăng, thì thực sự bế tắc.

    Thị trường bất động sản có thể ?ođóng băng?!

    Thực tế thì cơn ?osốt? bất động sản cũng làm gia tăng lạm phát. Giá bất động sản tăng cao có liên hệ nhiều mặt với lạm phát. Trước hết, nhà đất chiếm một tỷ trọng đáng kể trong rổ hàng hóa tính chỉ số CPI. Giá nhà đất cao khiến cho chi phí thuê văn phòng, cửa hàng tăng mạnh làm tăng chi phí đầu vào của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, góp phần tăng lạm phát.

    Tiếp theo đó, giá bất động sản tăng mạnh đã có ảnh hưởng rất tích cực đến tâm lý tiêu dùng của các hộ gia đình. Giá nhà đất tự nhiên tăng nhanh khiến cho nhiều gia đình cảm thấy mình giàu lên bất ngờ và mở rộng chi tiêu chứ không còn hạn chế chi tiêu như trước. Thực tế cơn ?osốt? nhà đất có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế lớn hơn nhiều so với suy nghĩ thông thường và việc đối phó với nó của các cơ quan chức năng là khá chậm chạp.

    ?oSốt? nhà đất suốt thời gian qua được nhận định là do yếu tố đầu cơ là chính, bởi vậy với tình thế hiện nay, khi các biện pháp siết chặt tín dụng của NHNN đã phát huy tác dụng ban đầu sẽ khiến các giao dịch dần đi vào trầm lắng. Và dự báo của các chuyên gia là sẽ có đợt ?ođóng băng? thị trường bất động sản trong thời gian tới.

    Bởi vì hệ thống ngân hàng-lâu nay đứng sau cung cấp vốn cho những người kinh doanh, kể cả người đầu cơ nhà đất- đã bị lâm vào thế thiếu vốn, buộc phải cắt giảm các khoản cho vay mới.

    Và sẽ có cuộc rút vốn của giới đầu cơ khỏi thị trường này khi các hợp đồng tín dụng đồng loạt đáo hạn. Tất nhiên, tác động của việc thắt chặt tiền tệ đến thị trường bất động sản còn có độ trễ chứ không ngay lập tức như thị trường chứng khoán.

    Lạm phát diễn biến có theo dự định của các cơ quan quản lý vĩ mô hay không thì vài tháng tiếp theo mới kiểm chứng được, nhưng hệ quả trước mắt là các chỉ số chứng khoán giảm mạnh, tình hình sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp lại và ít nhiều làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

    Chống lạm phát đang là một bài toán được ưu tiên nhưng trước việc các doanh nghiệp và nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong cơn bĩ cực về vốn, có lẽ phải áp dụng đồng thời các biện pháp khác cùng lúc chứ không phải chỉ trông chờ mỗi ở chính sánh thắt chặt tiền tệ.

Chia sẻ trang này