Ngân hàng ra sức cho vay, đón đầu nhu cầu vốn cuối năm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hanoi2004, 08/10/2010.

3447 người đang online, trong đó có 529 thành viên. 11:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 302 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. hanoi2004

    hanoi2004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Đã được thích:
    1
    Kể từ khi Thông tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực (ngày 1/10), các ngân hàng cho biết, sẽ kiểm soát chặt hơn hiệu quả sử dụng vốn, nhất là với các khoản vay có quy định hệ số rủi ro cao như kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ 9 tháng qua của ngành ngân hàng còn ở mức vừa phải và đà đi được dự báo sẽ mạnh hơn trong quý IV này, do nhu cầu vốn doanh nghiệp tăng. Vì thế, các ngân hàng đang ra sức đẩy mạnh cho vay, nhằm đón đầu mùa kinh doanh cuối năm.


    Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho biết, tính đến thời điểm này, Ngân hàng mới thực hiện được phân nửa mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra cho năm nay. Do đó, OCB đang tăng tốc huy động vốn để đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng. Ngoài khách hàng doanh nghiệp, với lãi suất cho vay thỏa thuận ở mức cạnh tranh, OCB vừa đưa ra chương trình cho khách hàng cá nhân vay mua xe ô tô, với lãi suất thấp hơn 0,5% so với lãi suất quy định tại thời điểm giải ngân.


    Còn tại Ngân hàng Á châu (ACB), Chương trình “Tín dụng đặc biệt 3.000 tỷ đồng” dành cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân (triển khai từ nay đến hết năm 2010) được xem là một trong những chính sách đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng VND tốt cho doanh nghiệp, với lãi suất chỉ bằng khoảng 80% lãi vay VND thông thường.


    Ngoài ra, ACB còn triển khai cho vay qua hệ thống ACB online và vốn sẽ được giải ngân sau 1 phút. Ông Bùi Tấn Tài, Phó tổng giám đốc, kiêm Giám đốc Khối khách hàng cá nhân ACB cho biết, lãi suất cho vay mà ACB áp dụng với chương trình này giảm 0,4% so với lãi vay cá nhân thông thường, tức ở mức trên dưới 13%/năm.


    Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ông Trần Xuân Huy cho biết, nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tăng trong dịp cuối năm và đây chính là cơ hội để các ngân hàng tăng trưởng dư nợ, hoàn thành mục tiêu tín dụng xây dựng cho cả năm. Vì thế, Sacombank cũng có các chính sách ưu đãi cho khách hàng vay vốn, với lãi suất cho vay thỏa thuận áp dụng với khách hàng doanh nghiệp là 12,5 - 14%/năm.


    Nhìn chung, lãi suất cho vay thỏa thuận được các ngân hàng đưa ra ở mức cạnh tranh hơn trước, nhằm thu hút khách hàng. Trong đó, với khách hàng doanh nghiệp, hiện lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất phổ biến ở mức 13 - 14%/năm. Một số doanh nghiệp xuất khẩu thuộc đối tượng khách hàng truyền thống và có quan hệ sử dụng dịch vụ tốt được các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn, chỉ từ 12 đến 12,5%/năm.


    Đối với cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất, hiện lãi suất thỏa thuận mà các ngân hàng áp dụng phổ biến ở mức 15,1 - 17%/năm, tùy theo lĩnh vực đầu tư, kinh doanh và mục đích sử dụng vốn. Riêng đối với tín dụng tiêu dùng, lãi suất thỏa thuận cao hơn.


    Theo số liệu được đưa ra từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kết thúc hoạt động 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng dư nợ của ngành ngân hàng đạt gần 20%, trong khi mục tiêu kiểm soát tín dụng của cả năm 2010 là khoảng 25%. Trong tổng dư nợ toàn ngành, dư nợ tín dụng khu vực phi sản xuất là 385.000 tỷ đồng, tăng 18,2% - thấp hơn mức dư nợ chung của toàn hệ thống.


    Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản là 218.000 tỷ đồng, tăng 18%; dư nợ cho vay chứng khoán 15.000 tỷ đồng, tăng 19,8%; dư nợ tín dụng tiêu dùng 151.000 tỷ đồng, tăng 19,7%. Một số lĩnh vực sản xuất ưu tiên cho vay khác đều có mức tăng trưởng dư nợ cao, như khu vực nông nghiệp - nông thôn tăng 19%, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 20%.


    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho rằng, nhu cầu vốn bằng VND của khách hàng sẽ gia tăng trong 3 tháng còn lại của năm 2010, do đây là mùa kinh doanh cao điểm trong năm và lãi suất cho vay thỏa thuận cũng thấp hơn trước.


    Tuy nhiên, hiện nhu cầu vốn bằng ngoại tệ vẫn tăng, vì nhà nhập khẩu muốn vay USD để tránh áp lực lãi suất thỏa thuận tiền đồng. Vì thế, để phát triển được tín dụng bằng VND, hoàn thành mục tiêu đưa ra cho cả năm, các ngân hàng phải từng bước xem xét để cắt giảm chi phí huy động tiền gửi VND, từ đó mới có thể điều chỉnh dần lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng theo chủ trương đưa ra của Chính phủ.(Nguồn: Đầu tư, 8/10)

Chia sẻ trang này