Ngân hàng thứ 3 đóng cửa trong năm 2009 tại Mỹ.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dung1954, 24/01/2009.

3391 người đang online, trong đó có 152 thành viên. 06:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 742 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. dung1954

    dung1954 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng thứ 3 đóng cửa trong năm 2009 tại Mỹ.

    Ngân hàng thứ 3 của Mỹ đóng cửa trong năm 2009 (CafeF) ?" Ngày 16/01/2009, National Bank of Commerce và ngân hàng Clark County là hai ngân hàng đầu tiên của Mỹ sụp đổ trong năm 2009.


    Ngân hàng First Centennial của bang California đã chính thức bị đóng cửa. Đây là ngân hàng thứ 3 của Mỹ bị đóng cửa trong năm nay.



    Ngân hàng này có tổng tài sản 803,3 triệu USD và 676,9 triệu USD tiền gửi. Ngân hàng First California trụ sở chính tại Westlake Village sẽ đảm nhiệm toàn bộ tiền gửi của ngân hàng.



    Ngân hàng First California sẽ mua lại 293 triệu USD tài sản của ngân hàng bị đóng cửa.



    6 văn phòng của ngân hàng First Centennial sẽ hoạt động trở lại vào ngày 26/01/2009 trong vai trò chi nhánh của ngân hàng First California.


    Cổ phiếu của First Centennial Bancorp, tập đoàn sở hữu ngân hàng bị đóng cửa, đã mất 99% giá trị.



    Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ, Bộ Tài Chính và FED đã đẩy mạnh những nỗ lực để hỗ trợ các tổ chức tài chính thua lỗ nặng. Ngay 16/01/2009, chính phủ Mỹ đã hỗ trợ 20 tỷ USD và đảm bảo 118 tỷ USD tài sản có vấn đề cho Bank of America, ngân hàng lớn nhất Mỹ tính theo tài sản.



    Mục đích của việc này là giúp Bank of America hoàn thành thương vụ thâu tóm Merrill Lynch.



    Tháng 12/2008, Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ chính thức phê chuẩn kế hoạch chi tiêu cho năm mới, theo đó tập đoàn dành tới 2 tỷ USD để mở rộng quy mô hoạt động. Khoảng 1 tỷ USD sẽ được dành để giải quyết vụ việc liên quan đến các ngân hàng.



    Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi giám sát 8.384 tổ chức tài chính với tổng số 13,6 nghìn tỷ USD tài sản và bảo hiểm cho khoản tiền gửi ở mức cao nhất là 250 nghìn/USD người gửi tiền. Chi phí hỗ trợ ngân hàng Mỹ bị đóng cửa tính đến năm 2013 có thể lên tới 40 tỷ USD.


    Năm 2008, 25 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa, đây là năm có số ngân hàng bị đóng cửa cao nhất từ năm 1993. Ngày 16/01/2009, ngân hàng National Bank of Commerce và ngân hàng Clark County sụp đổ.



    Ngọc Diệp

    Theo Bloomberg

Chia sẻ trang này