Ngành bia Việt Nam !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thuyminh02, 02/02/2023.

5223 người đang online, trong đó có 597 thành viên. 18:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 3461 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    Thị trường bia Việt Nam
    [​IMG]
    Thị phần ngành bia nằm chủ yếu trong tay 2 tên tuổi lớn đang so kè nhau là Sabeco ở phân khúc tầm trung và Heineken ( sở hữu 2 thương hiệu Heineken và Tiger) chiếm 78 -79% thị phần và vượt xa các tên tuổi còn lại như Carlsberg , Habeco.
    Sân chơi ngành bia tại Việt Nam có thêm các tên tuổi lớn nhất thế giới và khu vực như Ab - Inbev với các thương hiệu Budweiser, Corona, Beck, Stellar Artois, Hoegaarden...là hãng bia lớn nhất thế giới, có doanh số 2022 vượt 58 tỷ $, tên tuổi khác là Sapporo hãng bia lớn nhất Nhật Bản với các thương hiệu bia Sapporo, Asahi...có doanh số 2022 khoảng 3,5 tỷ $. Nhưng thị phần phần lớn thuộc về hãng bia lâu đời như Sabeco, Habeco hay hãng bia ngoại thâm nhập đủ lâu để hiểu thói quen tiêu dùng là Heineken.
    Các hãng bia đến sau như AB - Inbev hay Sapporo gặp khá nhiều trở lại khi gia nhập vào giai đoạn ngành bia Việt Nam có nhiều chính sách quản lý hơn, đơn cử như việc không được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông quốc gia vào khung giờ vàng, nghị định 100....
    [​IMG]
    Dãy sản phẩm của Sabeco

    Ngoài việc am hiểu thị hiếu và tâm lý người dùng Việt, việc bán hàng đa kênh on trade ( phục vụ tại bàn, hàng quán, bar, nhà hàng...:drm4:drm3:drm) và off trade ( siêu thị, cửa hàng, tạp hóa...) giúp Sabeco & Heineken có doanh số vượt trội do kênh on trade là kênh tiêu thụ bia chủ yếu tại Việt Nam, khác với văn hóa uống bia của phương tây tập trung mạnh doanh số ở kênh off trade ( uống 1 mình, uống tại nhà như nước giải khát...:-").
    Các hãng bia nội và hãng bia ngoại lâu đời cũng có mức am hiểu rất sâu về thị hiếu và tâm lý tiêu dùng do đó đầu tư mạnh vào các nội dung quảng cáo, quảng bá hình ảnh, sản phẩm phù hợp kích thích tâm lý tiêu dùng của tập khách hàng chính khiến thị phần các thương hiệu này ngày càng vững chắc hơn và người tiêu dùng không có lý do mạnh mẽ nào để chuyển sang sản phẩm của thương hiệu khác.
    [​IMG]
    Dãy sản phẩm của Heineken

    Sau 3 năm đầy khó khăn 2020 - 2022 do ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19, ngành bia Việt Nam đã sụt giảm mạnh về tiêu thụ sau khi đạt đỉnh 4,6 - 4,8 tỷ lít vào năm 2019. Đến 2022 lượng tiêu thụ vẫn chưa hồi phục bằng thời điểm 2019 do nhiều nguyên nhân như sự phục hồi chậm của nền kinh tế và ngành du lịch.
    Tuy nhiên điều này trở thành cơ hội cho các thương hiệu mới như AB-InBev hay Sapporo chen chân vào khi nhu cầu thị trường hồi phục, đặc biệt là từ ngành du lịch - dịch vụ.
    [​IMG]
    Dãy sản phẩm của AB - InBev tại Việt Nam

    Với lợi thế sân nhà, hiện tại Sabeco đang có năng lực sản xuất lớn nhất trong ngành với năng lực sản xuất 2,2 tỷ lít bia mỗi năm từ 26 nhà máy trên khắp cả nước.
    Heineken đứng ngay phía sau với 6 nhà máy có tổng công suất gần 2 tỷ lít mỗi năm.
    Habeco và Carlsberg có năng lực sản xuất lần lượt là 600 triệu lít và 400 triệu lít /năm.
    AB- InBev bao gồm cả nhà máy bia SAB Miller có năng lực sản xuất 200 triệu lít/năm tương đương với nhà máy của Sapporo tại Long An.
    [​IMG]
    Dãy sản phẩm của Sapporo Việt Nam

    Thị trường bia Việt Nam có giá trị ước tính lên đến 9,2 tỷ $ theo giá trị bán lẻ, Việt Nam là nước tiêu thụ bia thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Đây luôn là miếng bánh màu mỡ khiến các hãng bia không ngừng đổ tiền cho các sự kiện hot để quảng bá hình ảnh như countdown, gameshow hay show âm nhạc hoành tráng.
    Theo dự báo của Euromonitor , ngành bia Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 năm từ 2023 với tốc độ 11%/năm nhờ sự hồi phục của du lịch và kinh tế sau covid.

    Cú " rung lắc" của ngành bia trong và sau dịch covid trở thành cơ hội để các tên tuổi mới chen chân vào chuỗi tiêu dùng của ngành hàng này khi các ông lớn như AB-InBev hay Sapporo bắt đầu chú ý hơn vào thị trường Việt Nam và có những bước đi sâu hơn, thay đổi chuỗi phân phối, lựa chọn nhà phân phối địa phương, xâm nhập các kênh mới và hứa hẹn chia lại miếng bánh của thị trường đồ uống có cồn tại Việt Nam :drm.
    Last edited: 02/02/2023
    fortune68 thích bài này.
  2. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.398
    Sabeco khép lại năm 2022 với lợi nhuận kỷ lục
    09:33 02/02/2023
    Sau khi khấu trừ các loại chi phí, Sabeco ghi nhận xấp xỉ 5.500 tỷ đồng lãi sau thuế. Đối với doanh nghiệp đang nắm giữ 40% thị trường bia tại Việt Nam, đây là mức lãi cao nhất kể từ khi về tay người Thái vào cuối năm 2017.

    Sabeco báo lãi kỷ lục trong quý 4/2022

    VnExpress đưa tin, báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố đã ghi nhận doanh thu hơn 10.100 tỷ đồng trong quý 4/2022, so với 3 quý đầu năm đã tăng lên mạnh mẽ. Sau khi lũy kế cả năm, doanh thu của Sabeco là hơn 35.325 tỷ đồng, vượt qua 2 năm trước đó và tương đương khoảng 92% trước dịch.

    So với năm 2021, mức doanh thu này đã tăng 33% nhưng giá vốn chỉ tăng 29%. Điều này khiến lợi nhuận gộp của Sabeco tăng mạnh từ mức 7.600 tỷ lên hơn 10.770 tỷ đồng. Liên quan đến kết quả kinh doanh này, phía Sabeco cho biết: “Công ty đã nâng cao hiệu quả sản xuất và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, từ đó giảm thiểu tác động của chi phí đầu vào cao hơn. Ngoài ra, nhiều chương trình hỗ trợ và tiếp thị cũng giúp thúc đẩy doanh số của các nhãn hàng”. Trong năm 2022, Sabeco đã chi tổng cộng hơn 3.000 tỷ đồng cho việc quảng cáo và khuyến mại, gấp đôi so với năm 2019 và tăng khoảng 870 tỷ đồng so với năm liền trước.

    [​IMG]
    Báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố đã ghi nhận doanh thu hơn 10.100 tỷ đồng trong quý 4/2022, so với 3 quý đầu năm đã tăng lên mạnh mẽ
    Sau khi khấu trừ các loại chi phí, Sabeco ghi nhận xấp xỉ 5.500 tỷ đồng lãi sau thuế. Đối với doanh nghiệp đang nắm giữ 40% thị trường bia tại Việt Nam, đây là mức lãi cao nhất kể từ khi về tay người Thái vào cuối năm 2017.

    Doanh thu năm 2022 dù thấp hơn so với 2 năm đầu tiên mà Sabeco về tay Tập đoàn đồ uống Thái Lan ThaiBev, nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn, công ty này vẫn báo lãi kỷ lục. Báo cáo phân tích hồi tháng 11/2022 của Chứng khoán Phú Hưng nhận định: “Công ty đang trải qua quá trình tối ưu hóa chi phí và tái cơ cấu sau khi được mua lại bởi ThaiBev, đã được nhiều kết quả khả quan về lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế”.

    Trong năm 2022, Sabeco đề ra kế hoạch 34.791 tỷ đồng doanh thu thuần cùng 4.581 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, công ty đã hoàn thành lần lượt 101% và 120% chỉ tiêu đề ra cho cả năm. Nhớ lại thời điểm năm trước, CEO ThaiBev cũng khẳng định, Sabeco chính là viên ngọc quý và là tài sản hiếm có trong số những nhà sản xuất bia trong khu vực. Cụ thể, ông Thapana Sirivadhanabhakdi khẳng định tại cuộc họp báo thường niên năm 2022 rằng: “Đó là viên ngọc quý của chúng tôi, là một tài sản quý hiếm trong số tất cả những tài sản liên quan tới ngành sản xuất bia trong khu vực”.

    Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á với trị giá lên đến 26 tỷ USD; đồng thời đứng thứ 3 tại châu Á năm 2021, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.

    Với kết quả kinh doanh ấn tượng, Sabeco tiếp tục bỏ xa ông lớn khác trong ngành bia là Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco). Trong năm 2022, doanh thu của Habeco đã tăng 20% so với năm trước, đạt hơn 8.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 62%, đạt hơn 626 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lãi này mới bằng phân nửa so với giai đoạn hoàng kim 2014 - 2015 của Habeco.

    [​IMG]
    Doanh thu năm 2022 dù thấp hơn so với 2 năm đầu tiên mà Sabeco về tay Tập đoàn đồ uống Thái Lan ThaiBev, nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn, công ty này vẫn báo lãi kỷ lục
    Điều đáng nói, dù doanh thu tăng ấn tượng nhưng lợi nhuận sau thuế của Sabeco lại giảm 23% và chỉ còn xấp xỉ 1.076 tỷ đồng, đây mức thấp nhất trong 5 quý trở lại đây bởi công ty đã triển khai nhiều hoạt động tiếp thị, bán hàng để kích cầu trong quý sát Tết đã đẩy chi phí bán hàng tăng cao. Theo đó, chi phí bán hàng trong quý 4/2022 đã tăng 70% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.600 tỷ đồng.

    Chứng khoán Phú Hưng nhận định, Sabeco đang trong quá trình tích cực thay đổi chiến lược marketing cũng như quảng bá thương hiệu để hướng về giới trẻ cùng với phân khúc cận cao cấp, đồng thời bảo vệ thị phần phổ thông trước Heineken.

    Màn đặt cược của ThaiBev vào Sabeco
    Theo Nhịp Sống Thị Trường, vào cuối năm 2017, ThaiBev đã thông qua 2 công ty con tại Việt Nam tiến hành đấu giá thành công hơn 343 triệu cổ phần của Sabeco với giá 320.000 đồng/cổ phiếu, con số này tương đương khoảng 54% cổ phần và tổng giá trị xấp xỉ 110.000 tỷ đồng (5 tỷ USD). Tính đến thời điểm đó, đây là thương vụ M&A lớn nhất tính của ngành bia châu Á và cũng là thương vụ dẫn đầu về giá trị trong làn sóng những công ty nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt.

    2 năm sau, kết quả kinh doanh của Sabeco đều rất khả quan, vì thế ThaiBev tiếp tục đặt mục tiêu đưa doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán Singapore. Tuy nhiên, kế hoạch này bị cản trở bởi Nghị định 100 về việc tăng mức phạt lỗi uống rượu, bia khi lái xe (có hiệu lực từ đầu năm 2020) cùng với đại dịch Covid-19 bùng nổ. Trong năm 2020 và 2021, doanh thu của Sabeco đã tụt giảm đáng kể. Cụ thể, doanh thu 2020 đã giảm 26% so với năm 2019 nhưng lợi nhuận chỉ giảm hơn 8% nhờ kiểm soát chặt chẽ chi phí. Năm 2021, lợi nhuận của Sabeco ở mức thấp nhất kể từ năm 2015.
    [​IMG]
    Ngày 02/12/2022, Sabeco thông báo về việc tạm ứng cổ tức lần 2 năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tức là mỗi cổ phiếu sẽ được nhận về 1.000 đồng. Với hơn 641 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, Sabeco sẽ chi ra khoảng 641 tỷ đồng để trả cổ tức lần này và ThaiBev với 53,595 vốn cổ phần sẽ nhận về khoảng 344 tỷ đồng.

    Tính chung cả năm 2022 quý đầu năm 2023, ThaiBev dự kiến đã và sẽ nhận được hơn 2.405 tỷ đồng cổ tức. Từ năm 2017 đến nay, công ty của tỷ phú người Thái đã thu về hơn 7.730 tỷ đồng cổ tức từ Sabeco, con số này tương đương 7% tổng số tiền đầu tư ban đầu.

    Tháng 5/2022, ThaiBev tiếp tục tái khởi động kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với mảng kinh doanh bia BeerCo (công ty mẹ của Sabeco) tại Singapore. Theo Reuters, đợt IPO này sẽ huy động đến 1 tỷ USD nhưng một lần nữa kế hoạch tiếp tục được hoãn lại vào tháng 8 cùng năm do “bối cảnh thị trường thị trường khó khăn kéo dài”.
  3. MrVu2809

    MrVu2809 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/02/2016
    Đã được thích:
    7.303

Chia sẻ trang này