Ngành dược: Tiềm năng nhiều hơn thách thức:Ngành dược được đánh giá sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ftudragon, 09/11/2009.

3457 người đang online, trong đó có 348 thành viên. 18:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1137 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngành dược: Tiềm năng nhiều hơn thách thức:Ngành dược được đánh giá sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong tương

    Đây cũng là ngành có tỷ lệ sinh lời trên vốn khá cao, từ 30% - 50% trên vốn điều lệ. Trước đây, kinh doanh dược vẫn được coi là ngành kinh doanh có nhiều rủi ro do nạn nhập lậu và làm thuốc giả tràn lan. Thị trường trong nước bị chi phối bởi các công ty phân phối, trong khi năng lực sản xuất của ngành còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ và công nghệ lạc hậu, việc quản lý kinh doanh lại mang nặng tính địa phương. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện cổ phần hóa, các công ty dược đã đạt được những kết quả rất ấn tượng: doanh thu tăng bình quân 16%/năm, đạt tổng doanh thu 560 triệu USD vào năm 2007. Trong khi đó, thị phần của ngành cũng đã không ngừng tăng lên, từ 36% năm 2001 lên đến gần 51% năm 2007. Đến năm 2007 đã có 75/180 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP?

    Tăng trưởng trung bình 15%/năm

    Đánh giá của Phòng Phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho thấy, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, chi tiêu bình quan đầu người tăng lên hàng năm dẫn đến nhu cầu chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe cũng tăng theo. Trong khoảng thời gian 5 năm, chi tiêu y tế bình quân mỗi người tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, từ 6 USD/người (năm 2001) lên đến 13 USD/người (năm 2007). Con số này được đánh giá vẫn còn ở mức trung bình thấp so với khu vực (nguồn: BMI). Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành là 15%/năm (không tính yếu tố lạm phát) và giá trị tiêu thụ đạt 1,6 tỷ USD năm 2010.

    Chỉ trong thời gian 3 năm từ khi thành lập, Công ty liên doanh Stada ?" liên doanh giữa Công ty TNHH MST và Công ty Stada AG của Đức cho biết, doanh số của Stada Việt Nam đã tăng hơn 300% và năng lực sản xuất đã không đủ đáp ứng nhu cầu. Sau một thời gian kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đại diện Stada Việt Nam cho rằng, ngành dược Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực về đầu tư, công nghệ, nhân lực. Tuy nhiên, trước mắt việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong một số trường hợp vẫn cần thiết do nhân lực trong nước còn thiếu kinh nghiệm. Xuất khẩu dược phẩm cũng có thể được coi là thế mạnh của ngành dược Việt Nam nếu được quan tâm đúng mức, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức thực tế và ngoại ngữ? Phân tích của CTCK MHB cho thấy, các doanh nghiệp dược và trang thiết bị y tế đang niêm yết đều đang có những kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất ?" kinh doanh của mình, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định bền vững trong dài hạn. Cụ thể, CTCP Dược Hậu Giang (DHG) đang triển khai xây dựng nhà máy mới ở Cần Thơ, CTCP Dược Imexpharm (IXP) đầu tư xây dựng nhà máy Cephalosporin (dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008 với công suất 10 triệu chai thuốc tiêm/năm, 100 triệu viên/năm?) hay CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) đang triển khai kế hoạch xây dựng bệnh viện? Các công ty này đã chú trọng hơn đến việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới cũng như phát triển hệ thống phân phối của mình. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành tự tin hơn khi nền công nghiệp dược Việt Nam thực sự mở cửa với thế giới.

    Nhóm cổ phiếu có chất lượng

    Theo ông Nguyễn Minh Tuấn và bà Đinh Thị Như Hoa, Phòng Phân tích VCSC, trên TTCK, cổ phiếu ngành dược là cổ phiếu được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp trong thời gian qua cũng như tiềm năng to lớn của thị trường. Dù đối mặt với sự sụt giảm chung của TTCK thì cổ phiếu ngành dược vẫn giữ được mức giá cao, ít bị dao động bất lợi. Tỷ số P/E hiện nay là chưa cao hơn mức trung bình của thị trường. Nếu xét mức tăng trưởng và tính tăng trưởng ổn định, bền vững của lợi nhuận hoạt động thì cổ phiếu ngành dược là nhóm cổ phiếu có chất lượng nhất.

    Phân tích của MHB cũng cho thấy, năm 2007 các công ty dược phẩm trên sàn có kết quả kinh doanh và mức tăng trưởng khá tốt, lợi nhuận tăng 41,4%. Trong đó, DHG có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc trưởng doanh thu và lợi nhuận đều đạt 46%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng EPS của các công ty ngành dược năm vừa qua lại âm, giảm 12,6%, do năm 2007, các công ty này đã tăng mạnh quy mô vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất ?" kinh doanh. Đặc biệt là DHG đã tăng vốn từ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng vào cuối năm 2007 thông qua phát hành thêm và thưởng cổ phiếu. MHB cho rằng, xét về cấu trúc vốn, hiện nay các công ty trong ngành dược và trang thiết bị y tế có cấu trúc vốn khá an toàn với tỷ lệ nợ/tổng tài sản khá thấp, đạt 0,26. Điều đó chứng tỏ các công ty này hoạt động và phát triển kinh doanh chủ yếu dựa trên nội lực và đây là một lợi thế trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng cao.
  2. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Ưu thế
    Ông Trương Duy Khiêm - Trưởng phòng Môi giới Công ty chứng khoán ACBS - cũng cho rằng CP ngành dược khá tốt để nhà đầu tư có thể xem xét và quyết định đầu tư, nhất là những CP có giá dưới mức 200.000 đồng/CP là khá hợp lý.
    Ngành dược đang được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một trong những ngành có triển vọng phát triển khá tốt. Đặc biệt tại Việt Nam, Chính phủ vẫn có sự kiểm soát về giá thuốc cũng như hệ thống phân phối nên các công ty trong nước đang có nhiều lợi thế cạnh tranh. Theo Phòng phân tích của Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC), ngành dược có tốc độ tăng trưởng cao, khoảng 18-20%/năm và lợi nhuận cũng đạt khá. Thử điểm qua mấy công ty dược đang được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM sẽ thấy được điều đó. Dược Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt doanh thu thuần 554,3 tỉ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận đạt 58,1 tỉ đồng, tăng 37%. Do đó, thu nhập trên mỗi CP (EPS) cả năm 2007 ước đạt 11.624 đồng.

    Trong khi đó, Công ty y tế Domesco có doanh thu 6 tháng đầu năm nay là 391,5 tỉ đồng, tăng 24% và lợi nhuận đạt 25,5 tỉ đồng, tăng 22%. EPS ước tính cả năm 2007 của Domesco đạt 3.708 đồng. Tương tự, lợi nhuận của Imexpharm cũng tăng lên 24% so với cùng kỳ năm trước và EPS cả năm dự kiến đạt 6.264 đồng. Những công ty có CP đang lưu hành trên thị trường OTC như Vidipha, Dược Mekophar, OPC... cũng được nhà đầu tư đánh giá khá cao. Doanh thu của ngành dược trong giai đoạn 1995-2005 đã tăng gấp 6 lần nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được 40% nhu cầu trong nước, số còn lại đều phải nhập khẩu. Do đó mục tiêu phát triển của ngành dược Việt Nam đến năm 2010 là sản xuất trong nước phải đáp ứng được 60% nhu cầu của thị trường và đạt mức tiêu thụ 12 - 15 USD/người (hiện tại khoảng 10 USD/người).

    Cũng theo các chuyên viên phân tích của HSC, đây là một ngành sản xuất đặc biệt với sản phẩm đặc biệt, nhất là từ trước đến nay Việt Nam chưa cho phép các công ty nước ngoài được phân phối trực tiếp. Do đó, lợi thế lớn nhất của các công ty dược trong nước hiện nay là hệ thống phân phối rộng khắp và không bị cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài; giá thành sản phẩm thấp và chiếm lĩnh phân khúc thị trường giá thuốc bình dân. Ông Trương Duy Khiêm - Trưởng phòng Môi giới Công ty chứng khoán ACBS - cũng cho rằng CP ngành dược khá tốt để nhà đầu tư có thể xem xét và quyết định đầu tư, nhất là những CP có giá dưới mức 200.000 đồng/CP là khá hợp lý.
  3. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Phân tích ngành Dược - 05/10/2009, 22:45

    --------------------------------------------------------------------------------

    Ngành dược ?ođược mùa?

    Mặc dù ngành Dược từ đầu năm đến nay có nhiều biến động, nhưng các công ty niêm yết trong ngành đều có kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm khá khả quan.

    CTCP Dược phẩm Cửu Long (HoSE: DCL) thông báo lợi nhuận nửa năm đạt 28.2 tỷ đồng, tăng 12.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời doanh thu 6 tháng đạt 253 tỷ đồng, bằng 52.2% cả năm, tuy nhiên giảm hơn 3% cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng tăng từ 24.73 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái lên 28.26 tỷ đồng. Dù không cao như mức năm 2008 (3,054 đồng/ cổ phiếu), nhưng hiện lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS) cũng có thể được xếp vào hàng khá cao khi đạt 2,909 đồng.

    Cùng với Dược phẩm Cửu Long, CTCP Dược phẩm OPC (HoSE: OPC) cũng đạt lợi nhuận khá tốt. Kết thúc 6 tháng đầu năm, OPC thu về 21.7 tỷ đồng, gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trong 6 tháng cũng tăng 15 % so với 6 tháng đầu năm 2008 và đạt 138.7 tỷ đồng. EPS của OPC hiện đạt 2,659 đồng/cp.

    Nhìn chung, các công ty đầu ngành dược trên sàn đều ?ođược mùa? trong nửa đầu năm 2009, trong đó Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) lãi 42 tỷ đồng, Imexpharm (HOSE: IMP) lãi 33.8 tỷ đồng, Domesco (HOSE: DMC) lãi 42.2 tỷ đồng. Có thể nói, các công ty dược trong nước với lợi thế về hệ thống phân phối rộng lớn vẫn đang chiếm lĩnh thị trường khá tốt. Bên cạnh đó, các mã chứng khoán ngành duy trì được ?ocảm tình? của nhà đầu tư khi được xem là nhóm có mức tăng trưởng ổn định nhất và vẫn có thể thu lãi trong giai đoạn khủng hoảng. Theo đánh giá, đây được xem là một trong những ?ongành có khả năng đứng vững và thu được lợi nhuận trong sự phục hồi chậm của nền kinh tế?.

    Nối tiếp ?ođàn anh?, hai công ty trên sàn HNX khác là Nông Dược HAI (HNX: HAI) và Dược phẩm Hà Tây (HNX: DHT) cũng duy trì được tăng trưởng về lợi nhuận và doanh thu. So với cùng kỳ năm trước, sau nửa năm HAI đạt 39.8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 11%, riêng quý 2 đạt 19.9 tỷ đồng, giảm gần 5%. Doanh thu 6 tháng hoàn thành 58% kế hoạch năm 2009 tương đương 418 tỷ đồng, trong đó doanh thu quý 2 đạt 222.5 tỷ đồng so với 228.8 tỷ đồng của quý 2 năm trước. Hiện EPS của HAI cũng khá cao, đạt 2,750 đồng.

    Ngoài ra, chính thức niêm yết trên sàn vào cuối năm 2008, Dược phẩm Hà Tây (HNX: DHT) vừa công bố doanh thu sáu tháng đầu năm đạt 296 tỷ đồng, bằng một nửa kế hoạch doanh thu cả năm, lợi nhuận đạt 6.3 tỷ đồng. Các chỉ tiêu kinh doanh quý 2 tăng nhẹ so với quý 1 trong năm, cụ thể lãi quý 2 với 3.3 tỷ đồng, tăng 10%, doanh thu đạt 159.7 tỷ đồng, tăng 17%.

    Kế đến danh sách công ty thu lãi khác còn có CTCP Dược thú y Cai Lậy (HNX: MKV) đạt 809 triệu đồng lợi nhuận, Dược phẩm Traphaco (HOSE: TRA) lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 25.7 tỷ đồng, tăng 16% cùng kỳ năm 2008. Quý 2 vừa qua tăng hơn quý 1 đến 18.77%, tương đương13.9 tỷ đồng.Traphaco giải thích, nguyên nhân chủ yếu do giá vốn hàng bán quý 2 thấp hơn 10% quý 1. Đồng thời, doanh thu nửa năm đạt 349.8 tỷ đồng, tăng 10.3% giữa năm 2008.

    Một điều dễ nhận thấy, tất cả các công ty dược nửa đầu năm đều bội thu, không có cảnh ?okẻ cười người khóc? như một số ngành khác. Theo một thống kế cho biết ?otổng nhu cầu tiêu dùng thuốc năm 2008 đạt 1,426 tỷ USD, tăng 25,4% so với mức 1,136 tỷ USD năm 2007. Ngành dược Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2 con số, trung bình 20 -29%/năm trong giai đoạn 2003 ?" 2008?. Có thể nói, hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng sống của người dân đang được cải thiện.

    Thêm một vấn đề thời sự đang liên quan đến ngành dược khi dịch cúm H1N1 đang lan rộng. Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với hãng Roche, theo đó 3 hãng dược được chọn của ta sẽ được phép nhập nguyên liệu từ Roche để sản xuất thuốc thành phẩm ?" Tamiflu cho mùa dịch. Trong tương lai, ngành Dược Việt Nam đang tiến đến đạt chuẩn GMP-WHO (tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt) cho các công ty trong ngành, như thế càng củng cố thêm sức mạnh của ngành Dược trong nước.
  4. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu Dược ?" nhiều cơ hội sinh lời - 27/10/2009, 14:22

    --------------------------------------------------------------------------------

    Nhóm cổ phiếu Dược niêm yết trên sàn HOSE và HNX từ lâu được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng thủ đối với nhà đầu tư.

    Do đặc thù của ngành liên quan đến chăm sóc sức khỏe, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người nên thị trường luôn ổn định, kể cả trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Với tốc độ tăng trưởng cao, CP dược có khả năng đem lại lợi nhuận tốt dù ?osong? không lớn.

    Tăng trưởng ổn định

    Một nghiên cứu của tổ chức Business Monitor Intemational cho thấy chuyển biến đáng chú ý trong ngành dược năm 2008 là nỗ lực nâng cao tỷ trọng sản phẩm nội địa thay thế dần sản phẩm nhập khẩu. Quy mô sản lượng dược sản xuất trong nước tăng liên tục từ năm 2000 đến nay với mức tăng bình quân trên 20%/năm.

    Người dân sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm nội địa. Thị trường nội địa tăng trưởng cao là cơ hội tốt cho các DN sản xuất thuốc, vì năng lực mới đáp ứng được trên 40% nhu cầu, còn lại là thị phần thuốc nhập khẩu.

    Hiện tại cả nước có 171 DN sản xuất dược phẩm, trong đó hơn 90 DN sản xuất tân dược, còn lại các DN sản xuất đông dược. Ngoài ra có 6 DN sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế. Đa số những DN dược có thương hiệu lớn đều đã niêm yết CP trên TTCK và nhờ đó huy động được lượng vốn lớn cho đầu tư sản xuất.

    Thực tế trong chu kỳ TTCK điều chỉnh sâu và mạnh như năm 2008, nhóm CP các DN thiết yếu, trong đó có ngành dược, thu hút được sự quan tâm của NĐT và mức giảm không mạnh so với mặt bằng chung. Hầu hết công ty dược niêm yết đều đạt lợi nhuận khả quan, tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

    Tuy nhiên không phải tất cả DN này đều nhận được sự quan tâm của thị trường, do đó tốc độ tăng trưởng về giá CP khác nhau. Hiện tại mức P/E bình quân của ngành vào khoảng 14,1 lần, P/B 3.1 lần, ROA 15% , ROE 21.7%, tỷ lệ sở hữu nước ngoài chiếm 31,6%, mức lãi ròng trên doanh thu bình quân ngành khoảng 11,6%.

    Thêm nhiều lựa chọn

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN dược. Đáng chú ý nhất là chính sách quản lý giá của chính phủ. Các DN dược phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý dược dựa trên chi phí sản xuất từng năm. Nếu có biến động mạnh về giá nguyên liệu thì có thể đề nghị điều chỉnh giá thuốc và phải chờ được chấp thuận.

    Năm 2008, giá dược liệu biến động mạnh, nhiều DN buộc phải tăng giá thuốc vượt mức đăng ký. Hiện nay, trên 90% nguyên liệu sản xuất tân dược nhập, nên DN dược phải chịu những rủi ro đặc thù như biến động tỷ giá, giá nguyên liệu? DN dược phẩm phân phối qua các kênh chính là hệ thống bệnh viện, cơ sở điều trị và kênh bán lẻ. Chi phí thực bán hàng và marketing của các DN luôn duy trì ở mức cao, chiếm khoảng 30% giá thành.

    Do mức độ cạnh tranh cao nên các DN có hệ thống phân phối mạnh giành lợi thế rất lớn. Chính vì đặc điểm này, thông tin CTCP Dược phẩm Viễn Đông sắp lên sàn HOSE đang gây được sự chú ý của nhiều NĐT, bởi DN này có hệ thống phân phối rất mạnh. Hiện CTCP Dược phẩm Viễn Đông có các công ty thành viên tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM.

    Ngoài ra, có gần 20 chi nhánh tại cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tại ĐHCĐ vừa tổ chức tên Tp.HCM. CTCP Dược phẩm Viễn Đông đã quyết định phương án phát hành CP tăng vốn điều lệ lên 190 tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, phát hành 3 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các cổ đông chiến lược, với tổng trị giá phát hành theo mệnh giá 30 tỷ đồng, thực hiện chào bán từ tháng 11/2009, mức giá không thấp hơn 70.000 đồng/cp.

    Toàn bộ số CP này sẽ được niêm yết (bổ sung) trên sàn HOSE, sau khi kết thúc đợt phát hành. Giai đoạn 2, phát hành 7.09 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên.

    Trong chu kỳ tăng trưởng chung của thị trường từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10 vừa qua, dòng vốn liên tục quay vòng qua các nhóm ngành có chu kỳ kinh doanh hưởng lợi theo chu kì phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng. Do đó đây có thể là điều kiện tốt để kiểm chứng mức độ quan tâm thực sự của thị trường đối với CP ngành dược.

    VN-Index thời kỳ này tăng trưởng 39,5% nhưng các CP ngành dược nhận được sự chú ý khác nhau. DHG là mã có tốc độ tăng giá cao nhất trong ngành với 54,2 1%, mạnh hơn bình quân chung. IMP tăng 35,6%, OPC tăng 29%, TRA tăng 31,2%. Ngược lại, DCL chỉ tăng 3,9%, DHT tăng 13,7%. Tuy nhiên, chính DHG, IMP là những mã có chỉ số P/E cao hơn hẳn so với bình quân chung của ngành, chứng tỏ thị trường đặt kỳ vọng tăng giá cao hơn các mã khác.

    Do vậy CP ngành dược vốn là nhóm đuợc kỳ vọng mang lại khả năng sinh lợi cao, đặc biệt trong trung hạn. Hiện nay, nhiều công ty dược nội địa đã vững vàng vượt qua khó khăn của thời kỳ suy giảm, bắt đầu trở lại đầu tư cho giai đoạn hậu khủng hoảng.
  5. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngành siêu HOT, PE siêu thấp ~6, EPS siêu cao ~10K,giá trần căng đét,nhưng may mắn là mua vẫn kịp.

    http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzData/Default2.aspx?s=355
  6. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Hic,cp ngành dược có PE=6.5 VÀ E=9.78, em kiếm tiền gom thêm em DCL.
  7. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Ftudragon:Người đi ngược lại thị trường.
  8. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác nào đang cầm DCL thì vô đi nào.
  9. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu Dược ?" nhiều cơ hội sinh lời - 27/10/2009, 14:22
    --------------------------------------------------------------------------------

    Nhóm cổ phiếu Dược niêm yết trên sàn HOSE và HNX từ lâu được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng thủ đối với nhà đầu tư.

    Do đặc thù của ngành liên quan đến chăm sóc sức khỏe, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người nên thị trường luôn ổn định, kể cả trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Với tốc độ tăng trưởng cao, CP dược có khả năng đem lại lợi nhuận tốt dù ?osong? không lớn.

    Tăng trưởng ổn định

    Một nghiên cứu của tổ chức Business Monitor Intemational cho thấy chuyển biến đáng chú ý trong ngành dược năm 2008 là nỗ lực nâng cao tỷ trọng sản phẩm nội địa thay thế dần sản phẩm nhập khẩu. Quy mô sản lượng dược sản xuất trong nước tăng liên tục từ năm 2000 đến nay với mức tăng bình quân trên 20%/năm.

    Người dân sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm nội địa. Thị trường nội địa tăng trưởng cao là cơ hội tốt cho các DN sản xuất thuốc, vì năng lực mới đáp ứng được trên 40% nhu cầu, còn lại là thị phần thuốc nhập khẩu.

    Hiện tại cả nước có 171 DN sản xuất dược phẩm, trong đó hơn 90 DN sản xuất tân dược, còn lại các DN sản xuất đông dược. Ngoài ra có 6 DN sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế. Đa số những DN dược có thương hiệu lớn đều đã niêm yết CP trên TTCK và nhờ đó huy động được lượng vốn lớn cho đầu tư sản xuất.

    Thực tế trong chu kỳ TTCK điều chỉnh sâu và mạnh như năm 2008, nhóm CP các DN thiết yếu, trong đó có ngành dược, thu hút được sự quan tâm của NĐT và mức giảm không mạnh so với mặt bằng chung. Hầu hết công ty dược niêm yết đều đạt lợi nhuận khả quan, tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

    Tuy nhiên không phải tất cả DN này đều nhận được sự quan tâm của thị trường, do đó tốc độ tăng trưởng về giá CP khác nhau. Hiện tại mức P/E bình quân của ngành vào khoảng 14,1 lần, P/B 3.1 lần, ROA 15% , ROE 21.7%, tỷ lệ sở hữu nước ngoài chiếm 31,6%, mức lãi ròng trên doanh thu bình quân ngành khoảng 11,6%.

    Thêm nhiều lựa chọn

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN dược. Đáng chú ý nhất là chính sách quản lý giá của chính phủ. Các DN dược phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý dược dựa trên chi phí sản xuất từng năm. Nếu có biến động mạnh về giá nguyên liệu thì có thể đề nghị điều chỉnh giá thuốc và phải chờ được chấp thuận.

    Năm 2008, giá dược liệu biến động mạnh, nhiều DN buộc phải tăng giá thuốc vượt mức đăng ký. Hiện nay, trên 90% nguyên liệu sản xuất tân dược nhập, nên DN dược phải chịu những rủi ro đặc thù như biến động tỷ giá, giá nguyên liệu? DN dược phẩm phân phối qua các kênh chính là hệ thống bệnh viện, cơ sở điều trị và kênh bán lẻ. Chi phí thực bán hàng và marketing của các DN luôn duy trì ở mức cao, chiếm khoảng 30% giá thành.

    Do mức độ cạnh tranh cao nên các DN có hệ thống phân phối mạnh giành lợi thế rất lớn. Chính vì đặc điểm này, thông tin CTCP Dược phẩm Viễn Đông sắp lên sàn HOSE đang gây được sự chú ý của nhiều NĐT, bởi DN này có hệ thống phân phối rất mạnh. Hiện CTCP Dược phẩm Viễn Đông có các công ty thành viên tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM.

    Ngoài ra, có gần 20 chi nhánh tại cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tại ĐHCĐ vừa tổ chức tên Tp.HCM. CTCP Dược phẩm Viễn Đông đã quyết định phương án phát hành CP tăng vốn điều lệ lên 190 tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, phát hành 3 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các cổ đông chiến lược, với tổng trị giá phát hành theo mệnh giá 30 tỷ đồng, thực hiện chào bán từ tháng 11/2009, mức giá không thấp hơn 70.000 đồng/cp.

    Toàn bộ số CP này sẽ được niêm yết (bổ sung) trên sàn HOSE, sau khi kết thúc đợt phát hành. Giai đoạn 2, phát hành 7.09 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên.

    Trong chu kỳ tăng trưởng chung của thị trường từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10 vừa qua, dòng vốn liên tục quay vòng qua các nhóm ngành có chu kỳ kinh doanh hưởng lợi theo chu kì phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng. Do đó đây có thể là điều kiện tốt để kiểm chứng mức độ quan tâm thực sự của thị trường đối với CP ngành dược.

    VN-Index thời kỳ này tăng trưởng 39,5% nhưng các CP ngành dược nhận được sự chú ý khác nhau. DHG là mã có tốc độ tăng giá cao nhất trong ngành với 54,2 1%, mạnh hơn bình quân chung. IMP tăng 35,6%, OPC tăng 29%, TRA tăng 31,2%. Ngược lại, DCL chỉ tăng 3,9%, DHT tăng 13,7%. Tuy nhiên, chính DHG, IMP là những mã có chỉ số P/E cao hơn hẳn so với bình quân chung của ngành, chứng tỏ thị trường đặt kỳ vọng tăng giá cao hơn các mã khác.

    Do vậy CP ngành dược vốn là nhóm đuợc kỳ vọng mang lại khả năng sinh lợi cao, đặc biệt trong trung hạn. Hiện nay, nhiều công ty dược nội địa đã vững vàng vượt qua khó khăn của thời kỳ suy giảm, bắt đầu trở lại đầu tư cho giai đoạn hậu khủng hoảng.
  10. ftudragon

    ftudragon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác nào dám cầm DCL và DHT hơn 1 tháng nữa thì 1 ăn 2.Em dám đảm bảo rằng DCL sẽ lên 90 và DHT sẽ lên 50.

Chia sẻ trang này