Ngành Thép - Tín hiệu khởi sắc tiêu thụ nội địa

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 11/06/2024.

4480 người đang online, trong đó có 400 thành viên. 17:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 717 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.772
    Sản lượng nội địa tăng mạnh

    ·Theo dữ liệu của VSA, tổng sản lượng tiêu thụ trong tháng 4 ghi nhận tăng mạnh +30% n/n (+12% t/t), đạt 2,4 triệu tấn nhờ sản lượng nội địa khởi sắc ấn tượng. Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu vẫn tăng trưởng dương so với cùng kỳ, dù cho đà tăng trưởng đã có phần chậm lại so với các tháng trước đó.

    ·Tổng sản lượng nội địa tăng đáng kể 40% n/n (+17% t/t, đạt 1.751 nghìn tấn). Theo Bộ Xây dựng, trong 1Q24 số căn hộ được cấp phép xây dựng đã tăng 36% n/n, một tín hiệu khả quan ban đầu của ngành xây dựng. Đây cũng có thể là một trong những động lực hỗ trợ sự tăng trưởng tích cực cho sản lượng tiêu thụ thép xây dựng nội địa, +57% n/n (+37% t/t), đạt 822 nghìn tấn. Các sản phẩm thép sử dụng nhiều trong hoạt động xây dựng cũng đạt được sự tăng trưởng tích cực, trong đó tôn mạ và thép ống tăng lần lượt +55% n/n (+33% t/t) và +30% n/n (41% t/t).

    ·Đồng thời, số liệu cũng cho thấy sản lượng thép cuộn cán nóng (HRC) trong nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khả quan khi hoạt động cầu xuất khẩu tôn mạ vẫn được duy trì khá tốt (thép cuộn là nguyên liệu chính để sản xuất tôn mạ). Tuy nhiên đà tăng trưởng trong tháng 04 của HRC chỉ ghi nhận ở mức +17% n/n có phần giảm so với +22% n/n trong tháng 3 dưới sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt HRC giá rẻ từ Trung Quốc. Nếu so với nền t/t, sản lượng HRC ghi nhận giảm 13%.

    ·Thép xây dựng và tôn mạ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng xuất khẩu. Tổng sản lượng xuất khẩu tăng 10% n/n (-0,1% t/t) lên 700 nghìn tấn trong tháng 04. Tôn mạ và thép xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng lần lượt +50% và +57% n/n, trong khi, sản lượng xuấy khẩu thép dài ghi nhận giảm 15% n/n. Ở chiều hướng kém khả quan, xuất khẩu HRC đang phải đối mặt với nhiều thách thức hơn và tiếp tục giảm -37% n/n và - 15% t/t, xuống còn 164 nghìn tấn.

    Giá đầu vào và đầu bán ra đều trượt dốc

    ·Nhóm sản xuất (HPG, POM, *******)Giá bán tất cả của phân khúc sản phẩm đều giảm: Từ giữa tháng 4, giá bán HRC Trung Quốc giảm đáng kể, xuống còn USD524/tấn (-USD32/tấn t/t). Theo xu hướng, giá các sản phẩm thép của Việt Nam cũng điều chỉnh giảm với giá HRC giảm USD35/tấn và giá thép thanh giảm USD20/tấn so với tháng trước. Giá bán thấp so với 1Q24sẽ có tác động tiêu cực đến doanh thu của nhóm sản xuất, mặc dù sản lượng bán hàng có tăng.Đặc biệt đối với HPG, cùng với việc ước tính chi phí tồn kho nguyên vật liệu 2Q24 đang ở mức cao, việc điều chỉnh giảm giá bán ở tất cả các phân khúc đang áp lực lên biên lợi nhuận gộp (LNG) của công ty dù cho sản lượng ghi nhận sự tăng trưởng

    ·Giá nguyên liệu đầu vào sụt giảm trong tháng 4 khi nhu cầu từ Trung Quốc yếu dần. Đến ngày 24/5, giá quặng sắt ở mức USD98/tấn (-21 USD t/t), và than cốc cũng giảm 71 USD t/t. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng giảm giá nguyên vật liệu có thể hỗ trợ cải thiện biên LNG của các doanh nghiệp sản xuất khi kể từ tháng 6 khi bắt đầu được phản ánh vào giá vốn.

    ·Nhóm doanh nghiệp thương mại (HSG, NKG, GDA)Giá tôn mạ nội vẫn ở mức thấp trong tháng 4 khi giá HRC của cả Việt Nam và Trung Quốc đều giảm mạnh. Giá bán tôn mạ nội địa của HSG ở mức 24,800 đồng/kg và NKG ở mức đồng 23,300/kg. Đồng thờigiá HRC Trung Quốc (nguyên liệu đầu vào cho thị trường nội địa) vẫntiếp tục duy trì xu hướng giảm trong tháng 5, mở ra cơ hội để các doanh nghiệp thương mại tăng dự trữ nguyên vật liệu giá thấp và cải thiện biên LNG.

    ·Giá bán trên thị trường quốc tế ổn định dùgiá đầu vào giảm. Các doanh nghiệp thương mại có thể hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu ổn định tại cả ba thị trường xuất khẩu chính vào cuối tháng 4 - đầu tháng 5.Đồng thời, với giá đầu vào (HRC Việt Nam) đang ở mức thấp, có thể thúc đẩy tăng trưởng biên LNG của tôn mạ Việt Nam trên thị trường quốc tế. NKG có thể hưởng lợi nhiều nhất do giá bán ở Bắc Mỹ vẫn ở mức cao. Trong khi đó, giá bán tôn tại EU và ASEAN có thểchịu ảnh hường nhiều hơn từ giá HRC quốc tế, và gây bất lợi cho triển vọng tăng giá xuất khẩu của HSG.
  2. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.772
    Chú ý PAS cả nhà nhé.
  3. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.772
    Thép chạy thôi anh em.

Chia sẻ trang này