Nghèo mà sang như Việt Nam

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi noname123, 14/09/2011.

4081 người đang online, trong đó có 303 thành viên. 13:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 272 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Xây tượng đài 410 tỉ đồng

    Thứ Ba, 13/09/2011 22:41
    Các nhà chuyên môn cho rằng việc xây dựng tượng đài là cần thiết, nhất là tượng ghi công mẹ Việt Nam anh hùng, nhưng vấn đề đặt ra là tượng đài đó được xây như thế nào để có ý nghĩa trong tâm thức người Việt, chứ không phải thật to lớn

    Tự hào lớn nhất Đông Nam Á
    Ông Đinh Gia Thắng, tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, so sánh tượng đài này không thua gì tượng đài Mẹ tổ quốc đặt trên đồi Mamaev của Nga
    Ngày 14-7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu là 81 tỉ đồng (vào tháng 8-2007).
    Kỷ lục lớn nhất Việt Nam
    Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên. Chính giữa khối tượng đài là chân dung bán thân mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, hai bên vách đá thể hiện gương mặt những người con…
    Theo ông Đinh Gia Thắng, tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất Đông Nam Á.
    Nói về bản thiết kế và thi công mẫu tượng theo tỉ lệ 1/1, tác giả công trình cho biết: Nơi cao nhất của khối tượng là 18 m, chiều thấp nhất tại hai đầu vách là 6,8 m, chiều rộng theo đường cong là 120 m, độ dày nhất tại chân dung là 21,6 m, độ mỏng nhất tại hai đầu vách là 8 m bằng chất liệu granit...
    [​IMG]
    Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, mô hình bằng chất liệu xi măng, có tỉ lệ 1/1
    Trong lòng khối tượng là Nhà Tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 950 m2. Đây là nơi ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước và lưu giữ những hình ảnh tư liệu về những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hình ảnh về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…
    Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn hình bán nguyệt có diện tích khoảng 981 m2.
    Ngoài khối tượng chính, còn có 8 trụ biểu, có chiều cao 9 m, đường kính 1,65 m đặt tại quảng trường phía trước…
    To lớn mới nói hết cái vĩ đại của mẹ?
    Lý giải về việc nâng tiền đầu tư nói trên, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Do việc trượt giá và thay đổi thiết kế, chất liệu. Nếu giữ nguyên mức giá cũ đối với phần mỹ thuật thì đơn giá bình quân trên 1 m2 của tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cao 18 m dài cả trăm mét, lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á này chỉ bằng 2/3 đơn giá bình quân của các tượng đài khác”.
    Theo ông Đinh Gia Thắng: “Do chiều rộng của khuôn viên tượng đài tới 300 m nên tỉ lệ tượng đài chiếm non 1/3. Với biểu tượng này mới có thể nói hết cái vĩ đại của mẹ”. Ông Đinh Gia Thắng thử làm một phép so sánh: “Tượng đài Mẹ tổ quốc đặt trên đồi Mamaev của Nga thiên về chiều cao (cao 150 m), trừ thanh kiếm thì còn khoảng 90 m, còn tượng của Việt Nam thiên về chiều ngang. Nếu phân tích ra cũng không biết cái nào lớn hơn cái nào hay là có khi nó ngang nhau”.
    Nói về ý tưởng xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, ông Thắng cho biết: “Tượng đài này xây dựng theo cảm thức Á Đông, xây dựng hình ảnh mẹ theo kiểu nhân hậu, hiền hòa, bao dung. Sức mạnh của bà mẹ Việt Nam là ở sự hiền hậu, bao dung đó. Nhìn biểu tượng này chúng ta cảm nhận được khối đoàn kết dân tộc…”.
    Nặng nề, không gần gũi
    Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư TPHCM, ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng xét về mặt kiến trúc, hầu hết các tượng hoành tráng đặt ngoài trời trên thế giới đều mang tính chất tôn giáo. Còn hình ảnh về một người mẹ thường rất thân thuộc, cụ thể chứ không phải thần thánh, nếu chúng ta làm với tỉ lệ lớn sẽ mang tính áp đặt, nặng nề và không gần gũi.
    Với một tượng đài như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, chỗ cao nhất là 18 m, chiều dài vòng cung tới 120 m… làm bằng granit nằm ở khoảng không. Với không gian này, có thể chúng ta chưa làm chủ được khối lượng granit, rất dễ tạo cảm giác khô khốc, chống lại thiên nhiên cho dù có đặt một cái hồ phía trước tượng đài thì cũng vậy, rất khó tạo cảm giác gần gũi.
    Kỳ tới: Cần một tượng đài tâm thức

    Bài và ảnh: Ngân Hoa
  2. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    thật là lãnh phí và không thiết thực gần đây ở quãng Nam Đà nẵng xây các công trình rất lãng phí

    mục đích chỉ để thu hút du khách nhưnng không tính đến hiệu quả bì đây là tiên chùa của nhà nước:)):)):)):))

    Nếu như tác phẩm này được tạc trên một vách núi ở một khu vực lích sử nào đó thì rất hay

    còn đây là một sự lãng phí vô ích
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    [-([-([-(
  4. hongson227

    hongson227 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Sao không bớt ít tiền xây tượng xây cái cầu này, mẹ VN anh hùng nơi chín suối cũng vui...

    Quảng Bình:
    Rơi nước mắt trước cảnh học sinh bơi qua sông đến trường
    12/09/2011 12:18 (GMT +7)
    Hàng chục học sinh ngày hai buổi bơi qua sông đến trường. Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào...

    Nhận được thông tin từ nhiều giáo viên ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình về thực trạng học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc đi học phải bơi qua sông, chúng tôi đã vượt quãng đường hàng trăm km để có mặt tại khe Rào (thượng nguồn sông Danh), tận mắt chứng kiến cảnh tượng buồn rơi nước mắt: Hàng chục học sinh, giáo viên phải bơi qua sông đến trường Tiểu học Hưng (xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá). Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào bao, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào.

    Học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc, bản Hưng, xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, bơi qua dòng sông chảy xiết đến trường
    Hôm chúng tôi đến, sau cơn mưa rừng hôm trước, nước khe Rào còn sâu và chảy xiết. Qua một bãi đá bồi sau những trận lũ chừng 20m, 15 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 người đen nhẻm, cởi hết quần áo, cho cùng toàn bộ sách vở cho vào một túi ni-long rồi thổi căng lên, hì hục bơi qua đoạn sông dài khoảng 15m. Những chiếc túi đó, ngoài tác dụng giữ khô quần áo, sách vở còn như một cái phao giúp các em qua sông.

    Em Hồ Không (học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Hưng) cho biết: “Nước chỗ này sâu và chảy xiết nên chúng cháu sợ lắm. Nhưng vì muốn đến trường học cái chữ để mong sau này có cái nghề cho đỡ khổ nên phải liều mình bơi qua sông thôi”.


    Một học sinh giơ cao cặp sách lên đầu, hì hục bơi qua sông
    Được biết gần một năm trước, gần bản Hưng có một chiếc thuyền độc mộc chở khách qua sông nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu nên nhiều người vẫn phải chọn cách bơi qua sông. Nhưng trận lũ lịch sử cuối năm ngoái đã cuốn trôi mất con thuyền này.

    Chị Hồ Thị Thanh - một người dân sống lâu năm ở đây - cho biết: Trên con sông này đã có nhiều người bị nước cuốn trôi, nhưng may mắn chưa ai mất mạng.

    Mùa lũ năm 2009, cô Cao Thị Thức - giáo viên Trường Mầm non Trọng Hóa - cùng một giáo viên khác qua bản ông Tú dạy học trên con đò nhỏ; ra giữa dòng gặp nước xoáy làm lật đò. Cô giáo kia biết bơi nên bơi được vào bờ; còn cô Thức bị nước cuốn trôi gần 200m; rất may sau đó đã được một người dân cứu sống.

    Trường hợp gần đây nhất là ông Hồ Nhâm ở bản ông Tú; trong khi bơi qua sông đã bị chuột rút, nước cuốn trôi nhưng cũng may mắn có người đến cứu giúp kịp thời.


    Để có con chữ, các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng
    Gặp chúng tôi bên dòng sông Danh, thầy Đinh Thanh Tùng - giáo viên trường Tiểu học Hưng - cho biết: “Việc học sinh bản ông Tú bơi qua bản Hưng để học lấy con chữ đã diễn ra khá lâu nay. Học sinh ở đây khó khăn lắm. Để có con chữ các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng”.

    Thầy Đinh Thiêm - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hưng - bày tỏ niềm lo lắng: “Thấy học sinh bơi qua sông đến trường học chữ nhà trường cũng bất an lắm. Dù nhà trường đã phối hợp với phụ huynh cùng giáo viên các lớp trực ban theo dõi mỗi khi học sinh qua sông đến lớp hoặc về nhà nhưng vẫn thấy không an tâm”.

    Thầy Thiêm cho biết thêm, mùa mưa về nước khe Rào dâng lên rất nhanh và chảy mạnh nên học sinh phải nghỉ học dài ngày. Trung bình mỗi năm, học sinh bản ông Tú phải nghỉ học ít nhất 1 tháng do mưa lũ. Chính vì thế nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học.


    Sau khi bơi qua dòng nước “tử thần” các em lại chỉnh tề trang phục để tới trường
    Trao đổi với PV ông Hồ Phin - Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa cho biết: “Không riêng bản ông Tú mà bên trong còn có bản Ka Oóc mọi hoạt động đi lại cũng đều phải bơi qua sông. Để xây dựng cầu phải cần một khoản kinh phí rất lớn trong khi kinh tế xã lại đang còn rất khó khăn. Vừa rồi đã có một đoàn về tiến hành kiểm tra khảo sát nhưng nghe bảo với nguồn kinh phí 5 tỉ đồng là chưa đủ để xây dựng một cái cầu. Hiện chúng tôi đang mong các cấp ban ngành quan tâm hơn nữa để các em học sinh, giáo viên và người dân bản ông Tú, bản Hưng, bản Ka Oóc, xã Trọng Hoá sớm có một cây cầu nhằm thuận tiện và an toàn cho việc đi lại”.

    http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/498876/index.html

Chia sẻ trang này