Nghi án mua quan bán chức - cơ hội cho Obama

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kututu, 12/12/2008.

2002 người đang online, trong đó có 34 thành viên. 04:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 178 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Nghi án mua quan bán chức - cơ hội cho Obama

    http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Phan-tich/2008
    http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2008/12/3BA095C9/

    Vụ tham nhũng chính trị động trời ở Illinois, bang nhà của tổng thống đắc cử Barack Obama, có thể là một cơ hội bất ngờ để ông chứng tỏ khả năng giải quyết khủng hoảng trong lúc vẫn phải đối đầu với cách thách thức từ suy thoái kinh tế.

    Nếu cuộc điều tra và những lời tố cáo có động chạm đến các trợ lý của Obama, dù chỉ là rất nhẹ, thì các đối thủ chính trị của ông sẽ nhanh chóng sơn phết hình ảnh của tổng thống đắc cử với nền chính trị vốn nổi tiếng bẩn thỉu ở Chicago. Ở mức độ nhẹ nhất, chuyện này cũng gây khó chịu cho một tân tổng thống.

    Nếu các phụ tá của ông bị lôi vào việc làm chứng, hay tệ hơn là nếu FBI thu được một cuộc đối thoại đáng xấu hổ nào đó - dù có liên quan hay không đến vụ bê bối mua quan bán chức hiện nay - tình hình sẽ thảm hơn nhiều.

    Nhưng nếu Obama, qua vụ này, chứng tỏ được mình là một nhà lãnh đạo chính trị có thể lái con thuyền đi "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" - như cách ông từng làm được trong suốt quá trình tranh cử - ông sẽ khẳng định uy tín là một nhân tố thay đổi và có tài lãnh đạo cao siêu.

    Nói cách khác, Obama phải chứng tỏ được rằng dù ông xuất thân từ nền chính trị Chicago, ông không phải làm một phần của nó. Và Obama đã có gắng để chứng tỏ trong cuộc họp báo hôm qua.

    Tổng thống đắc cử thừa nhận một thực tế không tốt đẹp trong nền chính trị bang Illinois, vốn gắn với kiểu "thỏa thuận và đòi hỏi ''thế có cái gì cho tôi?''". Nhưng ông nói chính bản thân ông là hiện thân của sự thực, rằng "anh có thể được bầu nhờ đã làm những việc đúng đắn". "Đó là hình ảnh mà tôi hy vọng đã xây dựng được trong suốt chiến dịch vận động tranh cử. Đó cũng là hình mẫu mà tôi sẽ dùng để xây dựng chính quyền", Obama nói.

    Cho đến nay, cơ hội để Obama chứng minh mình sạch sẽ, không dính đến bê bối "bán ghế" của thống đốc Rod Blagojevich là rất lớn. Thống đốc này bị buộc tội âm mưu kiếm tiền qua việc chỉ định người làm thượng nghị sĩ liên bang thay cho Obama, sau khi tổng thống đắc cử từ chức nghị sĩ để đến làm việc trong Nhà Trắng.

    Một số đối thủ ở đảng Cộng hòa, trong đó có ứng viên tổng thống John McCain, từng thử thách Obama bằng cách nói về mối liên hệ giữa ông với nền chính trị trong bóng tối của Chicago, nhưng hầu như thất bại.

    Hồi tháng 6, Antoin Rezko, bạn cũ đồng thời là nhà gây quỹ kiêm cố vấn của Obama, bị truy tố với tội danh dùng ảnh hưởng của chính quyền Blajegovich để kiếm tiền lại quả, nhưng Obama không hề hấn gì.

    Trên thực tế, một số chính trị gia nhiều quyền lực thường có mong muốn mình là người quyết định ai sẽ kế nhiệm. Nhưng cho đến nay các bằng chứng đều cho thấy Obama hầu như không nói gì về việc ai sẽ ngồi vào ghế của ông một khi nó được để trống.

    Tổng thống đắc cử khẳng định ông "hoàn toàn chắc chắn" rằng "văn phòng của chúng tôi không có bất kỳ liên hệ nào với bất cứ thỏa thuận nào về ghế thượng nghị sĩ". Tuy nhiên ông cũng cho biết sẽ "yêu cầu thu thập mọi liên hệ của các nhân viên có thể đã phát sinh trong quá trình làm việc giữa văn phòng tổng thống đắc cử và văn phòng thống đốc".

    Những hệ quả bất ngờ cũng có thể sẽ xảy ra trong quá trình điều tra. Cựu tổng thống Bill Clinton không hề bị dính dáng đến vụ bê bối bất động sản Whitewater Arkansas, nhưng chính từ cuộc điều tra vụ này đã dẫn đến vỡ lở mối quan hệ giữa Clinton và thực tập sinh Monica Lewinsky.

    Vụ Blagojevich đang được điều tra theo nhiều hướng, và có thể là nhiều đoạn băng ghi âm khác sẽ được công bố. Nếu chúng có liên quan đến các nhân viên của Obama, cho dù mối liên quan đó hòan toàn vô tội, nó cũng sẽ châm ngòi cho hàng loạt tít bài báo và truyền hình trong hàng tháng trời, trong lúc chính quyền mới bắt đầu nhiệm kỳ.

    Luật sư nổi tiếng ở Washington, ông Solomon Wisenberg, nói rằng "tổng thống đắc cử có nguy cơ trở thành nhân chứng, nếu ông hoặc các phái viên của ông có cuộc đối thoại nào đó với thống đốc".

    Nhưng Obama khẳng định không hề có cuộc đối thoại nào hết. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phe Cộng hòa đã ám chỉ rằng họ sẽ sử dụng vụ Blagojevich như một chiếc gậy để tấn công càng nhiều lãnh đạo Dân chủ càng tốt.

    "Mỗi một đảng viên Dân chủ hay quan chức nghiệp đoàn, dù ở Illinois hay trong các tổ chức quốc gia, nếu đã nói chuyện với thống đốc về việc bán ghế thượng nghị sĩ, hãy đứng lên và ngay lập tức công khai mọi chi tiết về cuộc đối thoại của họ", thượng nghị sĩ John Cornyn, người chỉ đạo chiến dịch vận động tranh cử vào Thượng viện 2010 của phe Cộng hòa, nói.

Chia sẻ trang này