Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật phá sản đối với Doanh nghiệp tài chính

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ndc_thailand, 19/11/2008.

3624 người đang online, trong đó có 371 thành viên. 11:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 316 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. ndc_thailand

    ndc_thailand Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật phá sản đối với Doanh nghiệp tài chính

    Như vậy là chính phủ đã chuẩn bị để cho 1 số cty ra đi

    Link em nó đây: http://cafef.vn/20081119103627437CA31/nghi-dinh-huong-dan-chi-tiet-thi-hanh-luat-pha-san-doi-voi-doanh-nghiep-tai-chinh.chn

    Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Phá sản đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chứng khoán.

    Ngày 03/11/2008, Thủ tướng Chính phủ *************** đã ban hành Nghị định số 114/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Phá sản đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm chứng khoán.

    Đối tượng áp dụng

    Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Ngoài ra còn có các công ty Xổ số kiến thiết.

    Trường hợp phát sinh các mô hình doanh nghiệp mới mà việc phá sản các doanh nghiệp này ảnh hưởng lớn tới công chúng, tác động trực tiếp tới sự phát triển an toàn, ổn định của hệ thống tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố bổ sung danh mục doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính khác sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

    Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn đề nghị tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp

    Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của DN;

    Đại diện người lao động hoặc đại diện Công đoàn DN;

    Chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN;

    Đại diện chủ sở hữu vốn (đối với DN nhà nước);

    Các cổ đông (công ty cổ phần) và thành viên hợp danh (DN hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh).

    Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước nếu nhận thấy DN lâm vào tình trạng phá sản, có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng trên xem xét việc nộp đơn yêu cầu toà án tiến hành các thủ tục phá sản và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.

    Phục hồi sản xuất kinh doanh

    Trường hợp nhận thấy nguy cơ mất khả năng thanh toán, trước khi quyết định việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán.

    Đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật

    Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, bằng cách bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu; Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động; Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp; Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm...

    Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát khả năng thanh toán. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

    Đối với trường hợp doanh nghiệp chứng khoán có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền sau:

    Yêu cầu doanh nghiệp chứng khoán thực hiện việc bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, nhà đầu tư uỷ thác, các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác thay thế.

    Việc lựa chọn đối tác để bàn giao quyền và nghĩa vụ do doanh nghiệp tự thoả thuận và phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Trường hợp doanh nghiệp không tự thoả thuận và thống nhất được đối tác bàn giao thì việc lựa chọn doanh nghiệp cùng ngành nghề sẽ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ định.

    Yêu cầu doanh nghiệp chứng khoán thực hiện niêm phong tạm thời một phần hoặc toàn bộ các tài khoản tiền và tài khoản chứng khoán của khách hàng và tài khoản tự doanh của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

    Đặt doanh nghiệp chứng khoán vào tình trạng cảnh báo theo quy định tại Điều 74 Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

    Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tài chính chứng khoán sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

    Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động cất giấu, tẩu tán tài sản; Thanh toán nợ không có bảo đảm; Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

    Thanh toán nợ cho các chủ nợ đồng thời là bên nợ của doanh nghiệp; Nhận mở tài khoản giao dịch chứng khoán với khách hàng, thực hiện các hoạt động môi giới chứng khoán; Thực hiện các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến các tài khoản tiền và tài khoản chứng khoán của khách hàng, của doanh nghiệp.

    Nếu trong khoảng thời gian ba tháng trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác đang áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán thì việc thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn, thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ, chi trả tiền gửi trên tài khoản chứng khoán của khách hàng, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ không áp dụng các quy định về giao dịch vô hiệu.

    Thanh lý tài sản

    Việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán, tài chính khác phá sản thực hiện theo phương thức và thứ tự ưu tiên như sau:

    Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho đối tượng hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh;

    Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho các đối tượng khác trong trường hợp không có đối tượng hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực tham gia đấu giá mua doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh;

    Bán theo phương thức trực tiếp toàn bộ doanh nghiệp cho đối tượng hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh trong trường hợp chỉ có một đối tượng đăng ký mua;

    Bán đấu giá từng tài sản riêng lẻ được thực hiện trong trường hợp không thực hiện được theo phương thức bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp;

    Bán từng tài sản riêng lẻ theo phương thức trực tiếp được thực hiện trong trường hợp không thực hiện được theo phương thức bán đấu giá từng tài sản hoặc giá trị tài sản dưới mức phải bán theo phương thức đấu giá theo quy định của pháp luật.

    Việc bán toàn bộ doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, bán đấu giá công ty nhà nước và bán đấu giá tài sản thực hiện theo các quy định của pháp luật.
  2. HiepSy18

    HiepSy18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    702
    Dọn đường cho ra nghĩa địa rộng rãi và thoải mái, ra đi ra đi cũng cần phải đuờng thông hè thoáng.

Chia sẻ trang này