1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Ngoại tệ: mua không nổi, vay không xong

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hako_jsc, 13/11/2011.

5697 người đang online, trong đó có 562 thành viên. 22:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 375 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. hako_jsc

    hako_jsc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Trích báo đầu tư:

    Doanh nghiệp nhập khẩu lại đau đầu xoay xở nguồn ngoại tệ, khi mua không nổi, vay cũng không xong. Dẫu mức độ có khác nhau, song một thực tế chung thị trường ngoại tệ đang hết sức căng kéo, chất chồng khó khăn lên đầu các doanh nghiệp.
    Vài tháng nay, công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) không thể mua được ngoại tệ từ ngân hàng. Nguyên nhân, theo tổng giám đốc Saigon Petro Đặng Vinh Sang, giá thực ngân hàng bán cho doanh nghiệp chênh lệch tới 500 – 600 đồng/USD. Điều này cũng đồng nghĩa, chi phí giá thành xăng, dầu nhập khẩu của Saigon Petro sẽ đắt lên 500 – 600 đồng (mỗi lít xăng trong nước hiện có giá bán xấp xỉ 1 USD), trong khi doanh nghiệp không thể chủ động tăng giá bán.
    “Nếu mức chênh lệch 100 đồng/USD thì chúng tôi còn “cắn răng” mua. Trong khi nhu cầu ngoại tệ của chúng tôi tới 50 triệu USD mỗi tháng, số tiền chênh lệch phải trả cho ngân hàng lên tới 25 – 30 tỉ đồng. Mà khoản tiền chênh lệch này không có chứng từ, nên chúng tôi không thể hạch toán vào chi phí để được bù lỗ”, ông Sang than thở.

    Cực chẳng đã, doanh nghiệp phải vay vốn USD, nhưng canh cánh mối lo tỷ giá tăng. Với khoản vay xấp xỉ 100 triệu USD, tỷ giá điều chỉnh vài phần trăm, khoản lỗ của Saigon Petro cũng vào cỡ vài chục tỉ đồng (vì hàng đã bán hết ra thị trường trước đó).

    Cũng đau đầu với tỷ giá, nhưng một doanh nghiêp tại Hà Nội chuyên nhập khẩu nguyên liệu (trong nước chưa sản xuất được), cung cấp cho khoảng 100 nhà máy lại rơi vào “hoàn cảnh” khác. Theo đó, ba tháng trước, doanh nghiệp ký hợp đồng vay vốn một ngân hàng tại Hà Nội khoảng 500.000 USD.

    Tuy nhiên, ngân hàng này lại giải ngân một lượng tiền VND tương ứng, để doanh nghiệp mua USD của ngân hàng (cũng với mức giá cao hơn vài trăm đồng/USD so với giá ngân hàng công bố công khai). Cộng tất cả các chi phí, lãi suất doanh nghiệp đang phải trả cho ngân hàng ở mức 23 – 24%/năm.


    ---------------------------------------
    Năm nay đô thiếu sớm thế nhỉ. Mình tính tháng 11 mới bắt đầu gom đón sóng
  2. tocgiahanquoc

    tocgiahanquoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2011
    Đã được thích:
    1
    Đến cở thằng tay to này mà mua ngoại tệ còn ko có thì mấy cá con làm gì có cửa tiếp nhận.

    Mà cũng đúng thôi. Ngoại tệ ở đâu mà có bây giờ ???

Chia sẻ trang này