(ngtranlong=tl_nguyenhn) Hàng ngoại nhập, nghiên cứu đánh giá nào các bác

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngtranlong, 15/11/2008.

4447 người đang online, trong đó có 348 thành viên. 23:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 732 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. ngtranlong

    ngtranlong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Đã được thích:
    0
    (ngtranlong=tl_nguyenhn) Hàng ngoại nhập, nghiên cứu đánh giá nào các bác


    1/ Hàng giá 700 tỷ USD này:
    http://cafef.vn/20081114025359171CA32/thay-doi-ke-hoach-700-ty-usd-canh-bac-lon-cua-paulson.chn

    Thay đổi kế hoạch 700 tỷ USD: Canh bạc lớn của Paulson
    Đột ngột thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD, có vẻ ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đang chơi một canh bạc lớn.

    Ngỡ ngàng



    Ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã đưa ra quyết định thay đổi kế hoạch giải ngân gói 700 tỷ USD để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ mà Quốc hội đã thông qua hồi đầu tháng 10/2008.



    Theo kế hoạch, Bộ Tài chính Mỹ sẽ duy trì khoản 250 tỷ USD để mua cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ, tiếp tục bơm tiền vào hệ thống tài chính để hỗ trợ khối này, đồng thời sẽ hỗ trợ thị trường tín dụng tiêu dùng, bơm vốn cho các khoản vay mua ôtô và cho sinh viên vay.



    Kế hoạch này làm giới đầu tư ngỡ ngàng. Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ Tài chính đã bội tín khi ?obỏ mặc? các khoản nợ xấu liên quan đến các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản (MBS) và nghĩa vụ nợ có đảm bảo (CDO).



    Thị trường chứng khoán Mỹ đã ngay lập tức sụt giảm hơn 4%, và nhiều bình luận đã được đưa ra hoặc chỉ trích ông Paulson, hoặc hoài nghi về sự thành công của kế hoạch này.



    Đối với ông Paulson, khi trả lời câu hỏi, ?oông có thấy hối tiếc khi đưa ra quyết định thay đổi này không??, vị Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ nói: ?oTôi sẽ không hối tiếc khi đưa ra quyết định này, quyết định thay đổi là dựa trên điều kiện thực tế?.



    Hai nguyên nhân thay đổi



    Nguyên nhân thứ nhất: Do không thể khai thông hoạt động mua bán MBS/CDO



    Một số ý kiến trong giới phân tích nhận định, sự thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD của ông Paulson không phải không có lý do, khi mà các định chế tài chính Mỹ đang nắm các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản như MBS, CDO, nhưng không chịu bán ra khối nợ xấu này.



    Vì khi thị trường bất động sản đi xuống, các MBS/CDO được định mức tín nhiệm rất thấp nên khi đánh giá lại giá trị các tài sản đó, bảng cân đối kế toán của các tập đoàn ?odính? MBS/CDO bị thâm thủng nặng, do giá trị của các loại tài sản này đã xuống quá thấp, thậm chí không thể định giá nổi vì trên thị trường giao dịch, khối tài sản này gần như đóng băng.



    Khi các tài sản bị đóng băng, trên thị trường liên ngân hàng cũng tê liệt vì không ai tin ai nên không cho nhau vay tiền, để giải quyết vấn đề này, Cục Dự trữ Liên bang (FED) buộc phải tăng mạnh các khoản cho vay hàng trăm tỷ USD với thời hạn 28 ngày và 84 ngày cho các định chế tài chính.



    Tuy nhiên về lâu dài, các khoản vay này cũng đáo hạn, nên để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng này thì cần phải làm cho thị trường mua bán MBS/CDO có tính thanh khoản. Khi đó, các định chế tài chính sẽ có thể thu về tiền mặt dù chấp nhận lỗ nặng từ mảng đầu tư này.

    Ban đầu, Bộ trưởng Paulson định dùng khoản tiền trong số 700 tỷ để khơi thông tính thanh khoản của hoạt động mua bán MBS/CDO. Kế hoạch mua của ông là mua cao hơn giá thị trường, ví dụ giá 1 MBS là 10 USD (giản 90% giá trị) trên mệnh giá 100 USD, ông có thể mua với giá 30 USD, qua đó đẩy giá các MBS/CDO lên.

    Như vậy người bán từ mức lỗ 90 USD nay nếu bán với giá 30 USD sẽ có thể gỡ được thêm 20 USD (20%), và khi tất cả các tổ chức nắm giữ MBS/CDO đánh giá lại giá trị thị trường thì bản cân đối kế toán sẽ tốt hơn cho mảng đầu tư này, đồng tính thanh khoản trên thị trường sẽ tốt lên.

    Nhưng kế hoạch mua lại các khoản nợ xấu của Paulson lại không thể thực thi nổi khi có ít tổ chức bán các khoản nợ xấu này. Bởi khi các MBS/CDO xuống còn 10 USD (giảm 90%), thì tất cả cùng lỗ nặng, nên khi có kế hoạch 700 tỷ được công bố, họ cho rằng thị trường này đã đến đáy do được một khoản tiền trong số 700 tỷ USD làm điểm hỗ trợ vững chắc.

    Khi Bộ Tài chính chào mua với giá cao hơn 10 USD, không ai bán ra và nhìn nhau và hy vọng các định chế tài chính khác cũng sẽ mua vào, đẩy giá MBS/CDO lên cao hơn 30 USD. Khi đó họ mới bán ra để sao cho mình là người lỗ ít nhất.

    Và khi ai cũng nghĩ như vậy thì không ai bán ra và hậu quả là kế hoạch của ông Paulson nhằm khơi thông tính thanh khoản các khoản nợ xấu đi vào ngõ cụt.

    Nguyên nhân thứ hai: Do kỳ vọng bất động sản sẽ ?oấm? lại

    Trong ngày 12/11, Chính phủ Mỹ đã đưa ra một "đại kế hoạch" để giúp những người vay tiền mua nhà tránh khỏi bị tịch biên tài sản. Kế hoạch này khiến thị trường bất động sản sẽ có thể ?oấm? trở lại.

    Và các chứng khoán có đảm bảo bằng các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản sẽ được định mức tín nhiệm cao hơn, qua đó nâng giá trị của nó lên.

    Khi đó giới đầu cơ sẽ tăng mạnh mua vào các MBS/CDO làm thị trường này tự phục hồi mà không cần số tiền trong số 700 tỷ USD như kế hoạch làm điểm hỗ trợ nữa. Hơn nữa, nếu lượng MBS/CDO cung với số lượng lớn thì cả gói 700 tỷ đó cũng không hứng nổi khoảng gần 10.000 tỷ USD giá trị MBS/CDO mà các định chế tài chính đang nắm giữ.

    Chiến thắng kép, hay thất bại được báo trước?

    Giới phân tích đang thận trọng dõi theo kế hoạch của Paulson, nhưng rõ ràng vị cựu CEO của Goldman Sachs cũng có lý của mình khi đưa ra quyết định đó.

    Tuyên bố của ông sẽ làm cho các định chế tài chính bừng tỉnh, vì điểm hỗ trợ của họ không còn. Họ buộc phải vận động để thoát khỏi ?ocục nợ? đó. Nếu như vậy, có thể sẽ có thêm một số tổ chức phá sản do nắm quá nhiều MBS/CDO mà không cân đối từ các nguồn khác để bù vào.

    Có thể giá MBS/CDO còn xuống thấp hơn, nhưng khi đó sẽ có thể hấp dẫn giới đầu cơ mạo hiểm gom vào, đặc biệt là có hai điểm hỗ trợ gồm thị trường bất động sản có thể ấm hơn và hai là giá MBS/CDO đã xuống mức hấp dẫn. Nhưng quan trọng hơn cả là làm sao để thị trường này có tính thanh khoản.

    Việc bơm tiền cho hệ thống tín dụng phục vụ tiêu dùng qua hệ thống thẻ cũng có lý của Paulson vì nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tiêu dùng của dân Mỹ. Việc nở rộ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đã giúp nhiều người Mỹ vay tiền tiêu dùng, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

    Khi người dân vay khá nhiều tiền để tiêu dùng, nhưng do kinh tế đi xuống - thu nhập giảm, nhiều người vay tiền khó có khả năng trả được nợ... các tổ chức tín dụng cũng đang nâng mức chuẩn cho vay và định mức cho vay tiêu dùng. Do vậy, chính sách giãn nợ và hỗ trợ thị trường này cũng rất cần thiết, thậm chí là vấn đề cấp bách.

    Nếu không bơm tiền vào thị trường này thì dễ dẫn tới hoạt động tiêu dùng suy giảm và qua đó làm giảm tăng trưởng nền kinh tế (tiêu dùng chiếm 2/3 giá trị GDP của Mỹ).

    Tiếp theo, muốn cứu ngành công nghiệp ôtô thì không chỉ có cho các nhà sản xuất ôtô vay lãi suất thấp để họ ?otự bơi? trong khốn khó vì 25 tỷ đã được giải ngân và ngành công nghiệp này cũng đang cầu viện thêm ít nhất 25 tỷ USD nữa.

    Mấu chốt là nhu cầu mua xe đã giảm ngay tại Mỹ, riêng trong tháng 10/2008, General Motors giảm 45% lượng bán, Ford giảm 30,2% và Chrysler giảm 34,9%, so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, việc bơm tiền để kích thích tiêu dùng ôtô sẽ là một biện pháp quan trọng và toàn diện hơn để giải cứu ngành công nghiệp này.

    Việc thay đổi kế hoạch giải ngân 700 tỷ USD để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ đang là đề tài tranh cãi ngay trong giới phân tích. Và đang làm xáo trộn tâm lý, cũng như gia tăng hoài nghi của nhà đầu tư về tính khả thi của kế hoạch mới.

    Nhưng cũng rất có thể, việc thay đổi này sẽ khiến cho các chứng khoán được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp bất động sản được mua bán bình thường, giúp nâng giá trị của MBS/CDO được tăng lên và qua đó tránh cho các định chế tài chính đang nắm số tài sản này bị lỗ nặng. Nếu thị trường này ổn định thì có thể niềm tin sẽ trở lại. Ngoài ra, một phần tiền trong 700 tỷ USD sẽ kích thích tiêu dùng, giúp ngành ôtô bớt khốn khó.

    Nói cách khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ hoặc sẽ vang danh, hoặc có thể sẽ là người bị ?ođổ tội? nhiều nhất khi phe Dân chủ chính thức lên nắm quyền.


  2. ngtranlong

    ngtranlong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Đã được thích:
    0


    2/ Thêm 200 triệu USD cho các bác này
    http://cafef.vn/20081114044338155CA31/quy-pxp-se-do-them-tien-vao-chung-khoan-viet-nam.chn
    PXP Vietnam Asset Management - một quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động khá lâu tại Việt Nam cho biết đang có kế hoạch đầu tư một lượng vốn lớn vào cổ phiếu tại đây.

    Chiều qua 13/11, trả lời báo giới, ông Kevin Snowball, người đồng sáng lập ra quỹ PXP Vietnam, một quỹ đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2003 và hiện đang quản lý 3 quỹ đóng đầu tư vào các cổ phiếu trong nước khẳng định, PXP có kế hoạch lập thêm một quỹ mở có tên là PXP Vietnam Value Fund nhằm đầu tư vào các cổ phiếu có mức giá hấp dẫn, có hệ thống quản trị tốt và có triển vọng phát triển bền vững tại Việt Nam.

    ?oQuỹ sẽ có quy mô tối đa là 200 triệu USD, tuy nhiên chúng tôi không kỳ vọng sẽ huy động vốn cho quỹ từ các nguồn có định hướng đầu tư gần tương tự trong thời gian đầu do bối cảnh của thị trường trong nước và quốc tế?.

    ?oChúng tôi hy vọng quỹ sẽ bắt đầu hoạt động với mức vốn khoảng 20 triệu USD?, ông Kenvin cho biết.

    Nhận định về TTCK Việt Nam, ông Kevin Snowball cho biết: ?oTôi cho rằng TTCK Việt Nam hiện đang có một số cổ phiếu tương đối rẻ và cổ phiếu trong một số lĩnh vực sẽ tiếp tục có lợi nhuận tăng trưởng trong điều kiện khó khăn?.

    ?oLo ngại nhất của chúng tôi nằm ở vấn đề chất lượng quản trị doanh nghiệp, trừ ở một số rất ít các cổ phiếu niêm yết. Chúng tôi hy vọng ban giám đốc doanh nghiệp nói chung sẽ tranh thủ thời điểm này để có một cái nhìn dài hạn hơn trong việc cải thiện sự hấp dẫn của doanh nghiệp mình thông qua chất lượng quản trị doanh nghiệp và quan tâm hơn tới quyền lợi của các cổ đông thiểu số.?

    ?oVà khi nào đó các nhà đầu tư quốc tế thực sự quan tâm đến các thị trường mới nổi, Việt Nam lúc đó sẽ đang tiến gần hơn tới vị trí đầu trong danh sách các điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất?, ông Kenvin nói.

    Bình luận về hiện tượng khối các nhà đầu tư ngoại bán ròng cổ phiếu trong vài tháng qua, ông Kevin Snowball nhận định phần lớn là bắt nguồn tư các quỹ phòng hộ ?ohedge funds?.

    ?oCác quỹ phòng hộ buộc phải bán ra để bảo đảm an toàn (và không chỉ ở Việt Nam, họ đang bán mọi thứ!); đó không phải là một lời phán quyết đối với Việt Nam nói riêng, mà chủ yếu là phản ánh cuộc khủng hoảng tài chính toán cầu?, ông Kevin cho biết.

    PXP: VN-Index sẽ đạt 750 điểm vào cuối 2009

    Như đã nói ở trên, Công ty quản lý quỹ PXP Vietnam Asset Management, dự kiến sẽ lập một quỹ đầu tư phòng hộ (hedge fund) - một loại quỹ đầu tư có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt - vào đầu năm tới nhằm đánh cược vào sự hồi phục của các cổ phiếu Việt Nam sau khi TTCK nước này rớt giá thảm hại ở mức mạnh thứ 2 trong khu vực châu Á.

    PXP cho rằng TTCK Việt Nam sẽ hồi phục bởi lạm phát đã suy giảm và thâm hụt thương mại đang tăng chậm lại.

    Một điểm rất đáng chú ý trong dự báo của PXP là chỉ số VN-Index của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM - sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam có thể sẽ tăng gấp hai lần so với hiện tại và chốt năm 2009 ở mức 750 điểm, cao hơn rất nhiều so với dự báo gần đây của một số tập đoàn tài chính có danh tiếng trên thế giới ở mức khoảng 500 điểm.

    Quỹ mới Vietnam Value Fund sẽ là quỹ mở đầu tiên của PXP. Trong giai đoạn ban đầu, PXP sẽ huy động 20 triệu cho quỹ từ những nhà đầu tư hiện tại đang làm việc với quỹ. Số tiền 200 triệu sẽ được huy động đủ trước khi chính thức khai trước vào đầu năm 2009.

    Theo số liệu của Bloomberg, hiện tại cũng có một số quỹ mở đang hoạt động tại Việt Nam trong đó có Blackhorse Enhanced Vietnam Inc. Quỹ đầu tư này được quản lý bởi Công ty quản lý quỹ Blackhorse Asset Management Pte. và đã thua lỗ khoảng 51% trong 3 quý đầu năm 2008.

    PXP được thành lập 6 năm trước đây bởi hai thành viên Snowball và Jonathon Waugh. Hiện công ty này đang quản lý 3 quỹ đóng niêm yết tại Ireland và chuyên đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam, bao gồm cả đã niêm yết trên sàn và sắp lên sàn.

    Số liệu cho thấy, trong năm 2007 giá trị chứng chỉ PXP Vietnam Fund (một quỹ đóng của PXP) đã tăng 38%. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các danh mục đầu tư của các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam. Mức tăng này cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 23% của chỉ số VN-Index trong năm 2007.

    Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, các quỹ đầu tư đã thua lỗ khá nặng. Tính cho tới hết tháng 10/2008, Quỹ PXP Vietnam Fund và Vietnam Emerging Equity Fund cùng giảm 67% và Vietnam Lotus Fund giảm 56%.

    Theo đánh giá của Iordanidis, một chuyên gia tài chính tại Geneva, TTCK Việt Nam thường biến động hơi thái quá ?othường tăng mạnh hơn nếu ở xu hướng lên và giảm mạnh hơn ở xu hướng xuống?.

    Theo các chuyên gia, việc lãi suất tăng mạnh vào hồi đầu năm và kéo theo đó là lạm phát dần dần suy giảm xoá đi nỗi lo Việt Nam sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tiền tệ trong quý II/2008 vừa qua.

    PXP cho biết trong quý III, đơn vị này đã bán ra một số cổ phiếu đang nắm giữ để chuyển thành tiền mặt nhưng đã bắt đầu mua trở lại trong bối cảnh thị trường đang giảm và hiện tại đã chuyển toàn bộ tiền thành cổ phiếu.

    Trong khoảng hơn 2 tháng qua, khối các nhà đầu tư ngoại đang bán ròng rất mạnh tại TTCK Việt Nam. Một số tổ chức tài chính và định mức tín nhiệm trên thế giới cho rằng, giá cổ phiếu ở Việt Nam đã giảm mạnh nhưng không phải là hấp dẫn nhất và mức độ rủi ro tín dụng tại đây khá cao.
  3. ngtranlong

    ngtranlong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Đã được thích:
    0
    3/ Kinh tế Châu Âu này
    http://cafef.vn/20081114075213937CA32/kinh-te-chau-au-da-suy-thoai.chn

    Nền kinh tế châu Âu chắc chắn đã bước vào suy thoái lần đầu tiên trong 15 năm, nhiều khả năng Ngân hàng trung ương các nước khu vực này sẽ phải cắt giảm lãi suất trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ngày một lan rộng.



    Theo tính toán của Bloomberg, Tăng trưởng GDP của 15 nước châu Âu giảm 0,2% trong quý 3. Quý 2, tăng trưởng GDP của khu vực này cũng giảm 0,2%.



    Việc kinh tế châu Âu suy giảm hai quý liên tiếp là đủ yếu tố để cho thấy kinh tế khu vực này đã suy thoái.



    Nguyên nhân của điều này là giá hàng hóa, chi phí tín dụng và đồng Euro tăng giá quá nhanh. Như vậy kinh tế khu vực châu Âu suy thoái lần đầu tiên kể từ khi đồng Euro được đưa vào lưu hành cách đây khoảng 1 thập kỷ.



    Người tiêu dùng và các công ty phải chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực khi doanh số bán hàng, lợi nhuận và tình trạng thị trường việc làm đi xuống.



    Ngân hàng Trung ương các nước châu Âu buộc phải cắt giảm lãi suất mạnh tay nhất trong lịch sử và nhiều chính phủ phải nhận hỗ trợ tài chính khẩn cấp.



    Kinh tế châu Âu nhiều khả năng sẽ suy thoái lâu hơn kinh tế Mỹ, châu Á. Bank of America Corp. và Deutsche Bank AG dự đoán kinh tế châu Âu tiếp tục đi xuống trong năm 2009, và cho đến nay chưa hề có dấu hiệu hồi phục.



    GDP của kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, suy giảm 0,5% trong quý 3, nhiều hơn dự kiến của các chuyên gia.



    Như vậy nền kinh tế nước này bước vào suy thoái lần đầu tiên trong 12 năm. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, kinh tế Italia, Pháp và Tây Ban Nha cũng suy giảm trong quý 3.
  4. ngtranlong

    ngtranlong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Đã được thích:
    0
    4/ Vàng giảm, Dầu tăng này:
    http://cafef.vn/20081114063913702CA32/gia-vang-chua-thoat-da-truot-doc-gia-dau-hoi-phuc.chn

    Giá vàng giao vào tháng 12 giảm 13,30USD/ounce tương đương 1,9% xuống mức 705USD/ounce tại thị trường New York. Trước đó trong phiên giao dịch, đã có lúc giá vàng rơi xuống mức 698,20USD/ounce, mức giá vàng tương lai thấp nhất từ ngày 24/10.



    Tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 25,40USD/ounce lên mức 734,90USD/ounce.



    Chỉ số Reuters/Jefferies CRB của 19 loại hàng hóa hồi phục trong phiên giao dịch ngày hôm qua (13/11) trong khi trước đó rớt xuống mức 244 điểm, thấp nhất trong 5 năm. Dù giá vàng giảm 16% trong năm nay, mức hạ của giá vàng vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều loại hàng hóa khác.



    Ông Dennis Gartman, một chuyên gia kinh tế, nhận xét thị trường vàng đang chịu áp lực lớn từ nguy cơ giảm phát, giá hàng hóa và giá ngũ cốc hạ. Thị trường vàng có dấu hiệu cho thấy khủng hoảng là khả năng có thể xảy ra.



    Từ đầu năm đến nay, TTCK toàn cầu mất hơn 30 nghìn tỷ USD, thua lỗ của các tổ chức tài chính lên tới 954,5 tỷ USD. Giá vàng hạ 32% so với mức kỷ lục thiết lập hồi tháng 3. Chỉ số của những loại hàng hóa thế giới rơi xuống mức thấp nhất từ tháng 10/2003.



    Kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất của châu Âu đã chính thức suy thoái lần đầu tiên trong 12 năm. Nguyên nhân chính là khủng hoảng toàn cầu làm giảm xuất khẩu và tiêu dùng. Tuần trước, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cảnh báo về khả năng kinh tế Mỹ, Nhật và châu Âu suy thoái lần đầu tiên trong 60 năm.



    Theo dự đoán của Morgan Stanley, giá vàng có thể vượt mức 1.000USD/ounce vào năm 2011 khi sản lượng vàng giảm, chi phí sản xuất tăng cao và nhu cầu ngày một tăng.



    Giá dầu hồi phục cùng thị trường chứng khoán Mỹ



    Giá dầu giao vào tháng 12 tăng 2,08USD/thùng tương đương 3,7% và đóng cửa tại mức 58,24USD/thùng tại thị trường New York. Giá dầu hiện nay hạ 60% so với mức kỷ lục 147,27USD/thùng vào ngày 11/07.



    Nguyên nhân khác khiến giá dầu tăng là TTCK Mỹ hồi phục. Chỉ số công nghiệp Dow Jones trong phiên giao dịch ngày hôm qua (ngày 13/11) tăng 552,59 điểm tương đương 6,7% lên mức 8.835,25 điểm sau khi hạ khoảng 317,24 điểm vào đầu phiên. Chỉ số Standard & Poor''s 500 tăng 58,99 điểm tương đương 6,9% lên mức 911,29 điểm.



    Giá dầu Brent giao vào tháng 12 giảm 38 cent tương đương 0,7% và đóng cửa tại mức 51,99USD/thùng tại thị trường London. Giá dầu Brent giao tương lai đã có lúc hạ xuống mức 50,60USD/thùng, mức thấp nhất từ ngày 31/05.
  5. jsljvermore

    jsljvermore Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Say tít mù ... đọc mà chữ loăng quăng mắt díp lại...
    Oánh dấu Chủ Nhật ngày rộng tháng dài lôi lên đọc.
    Ngủ thôi... ngủ thôi... nhầm
  6. ngtranlong

    ngtranlong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Hehe, tớ đây cũng phê lòi, nên cứ Copy n Paste thoai, các bác nghiên cứu nhé
  7. ngtranlong

    ngtranlong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Đã được thích:
    0
    ặ, thỏ âo bĂc lào nghiên cỏằâu, oĂnh giĂ hỏằT em phĂt à, chĂn
  8. cofdness

    cofdness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Đã được thích:
    1.064
    CỏằƠ này chim lỏằÊn cỏÊ thĂng trỏằi. Hôm thỏằâ 5 rỏằ"i nhỏằ<n không nỏằ.i 'Ê lên tàu roài. Hàng t+4 vỏằ lỏằ- chỏc nên ra sỏằâc hò hât. TỏằTi nghiỏằ?p.
  9. ngtranlong

    ngtranlong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Đã được thích:
    0
    - Tôi mà phỏÊi làm chim nhỏằÊn hỏÊ?
    - Tôi làm gơ, lúc nào, 'ỏằu công khai cỏÊ, 'ỏằông có vặĂ 'âa cỏÊ nỏm

Chia sẻ trang này