Người tài, giỏi ở các cq QLNN (NHNN) đã thôi việc để chuyển sang DN Ngoài QD thì với những CS vĩ mô

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vitaminUSD, 23/02/2008.

6457 người đang online, trong đó có 661 thành viên. 17:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 865 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    Người tài, giỏi ở các cq QLNN (NHNN) đã thôi việc để chuyển sang DN Ngoài QD thì với những CS vĩ mô lúng túng vừa qua có ph

    Khi Ngân hàng Nhà nước bị "rút lõi" chất xám
    08:12'' 18/01/2008 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Trong khi hầu hết các dự báo đều khẳng định lạm phát trong năm 2008 sẽ tiếp tục có nguy cơ tăng cao, thì ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - cơ quan đóng vai trò chủ đạo trong việc kiềm chế lạm phát, hàng trăm cán bộ, công chức có năng lực, trình độ và tâm huyết lần lượt nộp đơn xin thôi việc. Trong số đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp vụ và cấp phòng. Lý do gì khiến "làn sóng" cán bộ, công chức rời bỏ NHNN trở nên mạnh mẽ như vậy?

    Vụ trưởng cũng xin thôi việc

    Sáng 26/12/2007, vụ trưởng đầu tiên của NHNN nộp đơn xin thôi việc vì lý do riêng và để tìm công việc phù hợp hơn. Đó là ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

    Tuy nhiên, ông Dũng không phải là cán bộ lãnh đạo cấp vụ cuối cùng rời khỏi NHNN vì lý do tương tự. Những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có kiến thức về cả vĩ mô lẫn vi mô, nắm vững cơ chế, chính sách tài chính, ngân hàng, có nhiều kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ như ông Dũng chính là đối tượng mà các tổ chức tín dụng ""trải thảm đỏ" mời chào.

    Khi rời bỏ NHNN, những cán bộ tầm cỡ như ông Dũng sẽ được hưởng mức lương ít nhất gấp 5 đến 10 lần mức lương hiện tại ở NHNN. Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, sức hút của đồng tiền khiến chuyện ra đi của họ là điều hiển nhiên, không thể cưỡng lại.

    Ngành ngân hàng đang khủng hoảng nhân lực cao. Trong khi cơ chế đãi ngộ của khu vực Nhà nước kém, sức hút của các ngân hàng cổ phần và nước ngoài rất khó cưỡng. Tuy nhiên, câu chuyện chảy máu chất xám không chỉ diễn ra với ngành ngân hàng.
    Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, "Chảy máu chất xám là chuyện hiển nhiên".

    "Thực tế, Chính phủ đã cho NHNN một cơ chế đặc thù, cán bộ có hệ số lương gần gấp ba hệ số thông thường. Song gấp ba mà mặt bằng quá thấp thì không đủ để hút nhân tài vào NHNN cũng như không đủ sức để xóa đi mức chênh lệch thu nhập rất cao giữa NHNN và ngân hàng thương mại", ông Nghĩa giải thích.

    LTS: Năm 2007, Thủ tướng *************** đã giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, xây dựng đề án thu hút người tài vào khu vực công.

    Nhiều địa phương cũng đã thi hành chính sách "trải thảm đỏ" hút nhân tài.

    Tuy nhiên, thực tế "chảy máu chất xám" từ các cơ quan công quyền đang diễn ra ngày càng nhiều, trong khi chính sách hút người tài chưa chứng tỏ hiệu quả.

    Từ hôm nay, VietNamNet khởi đăng loạt bài Thu hút và giữ chân người tài trong khu vực công, với hi vọng, từ những câu chuyện thực tế, những đối thoại và diễn đàn trao đổi với bạn đọc, có thể góp thêm ý kiến cho các nhà hoạch định chính sách trong việc tìm ra một cơ chế trọng dụng người tài hiệu quả và được thực thi.

    Giám đốc một chi nhánh của NHNN từng thốt lên: "Có lẽ bây giờ NHNN chỉ có thể giữ người bằng tình cảm!".

    Điều này có phần đúng, song liệu "tình cảm" có đủ sức để giữ chân cán bộ?

    Khi áp lực lạm phát đang làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách thì đối với một cơ quan điều hành và thực thi chính sách tiền tệ tối quan trọng như NHNN, nơi được ưu tiên áp dụng chế độ lương cao gần gấp ba lần so với các cơ quan bộ, ngành khác, việc giữ chân những cán bộ, công chức vừa có tài vừa tâm huyết chắc hẳn không đơn giản chỉ dựa vào tiền hay tình cảm.

    Giữ cán bộ bằng gì?

    Một nhân vật nữa có hàm vụ trưởng, ông Trương Văn Phước, Giám đốc Sở Giao dịch thuộc NHNN mới đây cũng xin nghỉ việc để chuyển sang nơi khác. Ông Phước từng làm việc tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở cương vị tổng giám đốc với mức lương cao "ngất ngưởng". Sau đó, vì "niềm đam mê lớn nhất cuộc đời là tỉ giá", ông đã quyết định về NHNN. Nhưng rồi, niềm đam mê ấy cũng không thể giữ chân một chuyên gia giàu cả về kiến thức nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác lẫn năng lực quản lý và đầy tâm huyết như ông.

    "Tiền quan trọng, không ai phủ nhận điều đó, nhưng nó không quyết định tất cả, đặc biệt với những tầng lớp người hướng tới một môi trường để cống hiến nhiều hơn chứ không phải muốn thu lợi được nhiều hơn", ông Phước tâm sự.

    Đồng cảm với ông Phước, Trưởng Ban Pháp luật của Hiệp hội ngân hàng, Luật gia, TS Trần Đình Triển, người cách đây 15 năm từng là trưởng phòng đầu tiên xin thôi việc và rời khỏi NHNN cho rằng: Công tác tổ chức, cán bộ chính là nguyên nhân sâu xa của việc ra đi hàng loạt nhân vật cốt cán.

    "Công tác tổ chức theo tôi thực sự có vấn đề. Với những cán bộ có năng lực và tâm huyết, mong ước lớn nhất chính là được cống hiến. Nhưng thực tế, họ cảm thấy không có cơ hội để thực hiện mong ước đó và đặc biệt hẫng hụt khi việc đề bạt không dựa trên tiêu chí trình độ và đạo đức", ông Triển thẳng thắn.

    Với những cán bộ có năng lực và tâm huyết, được đề bạt chính là sự ghi nhận cho sự cống hiến của họ. Quy trình đề bạt ở NHNN về hình thức rất chặt chẽ, dân chủ. Hàng năm, để chọn lựa cán bộ nguồn đưa vào diện "quy hoạch", cả một công đoạn phức tạp được tiến hành: Bỏ phiếu từ cấp vụ, lên đến Vụ Tổ chức, rồi Ban cán sự Đảng...

    Thế nhưng, "quy hoạch" là một chuyện, còn đề bạt, bổ nhiệm lại là chuyện khác. Thực tế, có người được quy hoạch hàng chục năm, dù luôn tích cực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhưng vẫn "yên vị", trong khi một số người, dù chẳng thể hiện được gì nhiều, thì lại liên tục được cất nhắc khi chưa kịp "ấm chỗ".

    Cho đến giờ, khi vẫn còn không ít cán bộ bị "sốc" khi Vụ trưởng Kiều Hữu Dũng nộp đơn xin nghỉ, thì ngay lập tức buổi chiều cùng ngày, đơn của ông Dũng đã được chấp thuận và gần như đồng thời, lãnh đạo NHNN công bố quyết định bổ nhiệm người thay thế.

    "Dân chủ thực sự mới chọn được người tài"

    "Để người có tâm, tài vào làm việc trong bộ máy của Đảng, Nhà nước không có cách nào khác là phải thực hiện dân chủ. Bằng mọi quy trình, bằng mọi cách để thực hiện đầy đủ dân chủ để quần chúng nhân dân lựa chọn người tài. Có rất nhiều cách, nhưng tựu chung lại, phải thực sự dân chủ. Không dân chủ hay chỉ dân chủ hình thức thì không chọn được người tài".

    (Thủ tướng *************** nói trong cuộc trực tuyến ngày 9/2/2007)

    Điều đáng nói nữa là trong khi thủ tục cho thôi việc đối với một cán bộ lãnh đạo tầm cỡ như ông Dũng diễn ra quá dễ dàng và nhanh chóng, thì nhiều cán bộ, công chức bình thường lại gặp không ít khó khăn, trở ngại khi nộp đơn xin thôi việc. Nghịch lý này đặt ra không ít dấu hỏi trong dư luận!

    Thực tế, hầu hết cán bộ, công chức rời bỏ NHNN đều ở độ tuổi "chín", giỏi ngoại ngữ, được đào tạo cơ bản, rất tâm huyết và có tự trọng nghề nghiệp cao. Một lãnh đạo cấp vụ nói: "Cùng lĩnh một khoản tiền lương như nhau nhưng có thể chia công chức thành hai đối tượng. Một là những người tự cảm thấy xấu hổ với đồng lương đó, bởi chỉ lao động kiểu đối phó. Hai là những người có cảm giác như bị "bố thí" vì đã đóng góp rất nhiều nhưng chỉ nhận được những đồng lương còm cõi".

    Trước "làn sóng" ra đi của cán bộ, công chức, dường như NHNN chưa có một động thái hoặc cơ chế nào để "chiêu hiền đãi sĩ" hay ít ra là để giữ "quân". Chế độ lương, thưởng không có gì thay đổi, lương vẫn được trả theo thang bậc, "đến hẹn lại lên" chứ không theo khối lượng và hiệu quả công việc. Có chăng chỉ là việc đưa ra một quy trình giải quyết chế độ thôi việc có vẻ chặt chẽ hơn mà thôi!

    Trong năm 2008, hàng chục ngân hàng cổ phần trong nước và ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ ra đời. Nhu cầu nhân sự cấp cao vào các chức vụ quản lý, điều hành rất lớn. Nhiều người lo ngại rằng, đến một ngày nào đó, ở NHNN, cơ quan có vai trò quyết định trong việc kiềm chế lạm phát, sẽ chỉ còn những người lớn tuổi, những người năng lực hạn chế hoặc có trình độ nhưng không còn tâm huyết.

    Nếu không kịp thời có những giải pháp tích cực - chứ không phải biện pháp hành chính - để giữ chân cán bộ, công chức có năng lực và tâm huyết thì "làn sóng" rời bỏ NHNN chắc chắn sẽ chưa dừng lại. Và điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/764688/
  2. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    ì sao cơ quan công chảy máu chất xám?
    23:19'' 20/01/2008 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Với những cán bộ có năng lực và tâm huyết, mong ước lớn nhất chính là được cống hiến. Nhưng thực tế, họ cảm thấy không có cơ hội để thực hiện mong ước đó và đặc biệt hẫng hụt khi việc đề bạt không dựa trên tiêu chí trình độ và đạo đức.



    Áp lực từ chính những tồn tại của chính khu vực nhà nước khiến người tài thấy ngột ngạt. Ảnh minh họa: ssqq.com

    TIN LIÊN QUAN

    * Chảy máu chất xám Ngân hàng NN: Người ra đi nói gì?
    * Khi Ngân hàng Nhà nước bị "rút lõi" chất xám

    Môi trường tổ chức thiếu chuyên nghiệp





    Sách vở, báo chí đã bàn đến phương cách rất nhiều, các hiệu sách bày bán vô khối sách bàn về ?ogiữ chân nhân viên?. Nhưng đó là phương cách của sách, báo, của khoa học, còn trong hệ thống chính trị, khu vực nhà nước nói chung cũng chẳng cần đến những phương cách đó. Vì rằng đó là cơ quan quyền lực, cơ quan mệnh lệnh và phục tùng. Và như thế người ta chẳng ưa, người ta muốn tống khứ ngay những kẻ ?obướng bỉnh, dám đấu tranh, dám cầm đèn chạy trước ô tô, dám sáng tạo, dám giỏi hơn bề trên?? ra khỏi hệ thống. Thực tế là như vậy.



    Nói về những điều này thì quá nhiều vấn đề, tôi muốn đề cập đến một thực tế mà tôi cho đó là lý do căn bản của sự ?ogiải thoát khi có cơ hội?. Đó là môi trường sống và làm việc trong hệ thống chính trị - xã hội nói chung (môi trường tổ chức) của những người có tâm huyết, có năng lực, trình độ và phẩm chất đã và đang bị xâm hại. Người ta sống và hoạt động thì cần nhiều thứ, có tiền, có không khí tự nhiên, có môi trường tổ chức, có hoàn cảnh gia đình?, nhưng với những người này - tức những người ?ocó bản lĩnh và trí tuệ? thì tiền không phải là ?ođầu tiên? mà là môi trường tổ chức.


    Ở những môi trường này, vẫn còn đó: Bè phái, ô dù; ?oYêu nên tốt ghét nên xấu?; Kẻ cơ hội, ninh bợ, dốt nát, què quặt tâm hồn? vẫn được đề cao, cân nhắc và sử dụng; Những kẻ lấy quan hệ, lấy lòng cấp trên thay cho năng lực thực tế, trình độ vẫn được yêu mến; Những người có địa vị, quyền lực nhưng hèn nhát và thiếu năng lực vẫn còn quá nhiều bổng lộc (lợi ích) do quan hệ và địa vị đem lại. (Một bộ phận nhất định - không nhỏ cán bộ lãnh đạo quản lý được gọi là ?ocán bộ sợ? do sợ mất ghế nên dẫn đến dĩ hòa vi quý, cầm chừng trong hoạt động để tồn tại đến? về hưu).


    Những tồn tại trên dẫn đến: Môi trường tổ chức thiếu minh bạch, công khai, văn minh; Môi trường tổ chức mất dân chủ thực chất - bị lái theo bộ phận cơ hội; Môi trường tổ chức không có công bằng; Môi trường tổ chức thiếu những cán bộ khách quan, công tâm; Môi trường không có chuẩn mực; Môi trường tổ chức sẽ tạo điều kiện để chủ nghĩa hình thức lên ngôi.


    Và hệ quả là: Người lao động, người có tài đức nhìn thấy và bị đối xử không công bằng, không sòng phẳng; Người tài - đức không được tôn trọng, bị xúc phạm; Người tài đức không có điều kiện để thể hiện khả năng và đức độ đối với cuộc sống và bản thân.


    Vì những lý do đó nên những người tài đức có khả năng chịu đựng cao thì cầm cự được một thời gian để chờ đợi sự thay đổi của môi trường, còn về cơ bản, khi sức chịu đựng có hạn nên có ?othời cơ? thì người ta sẽ ra đi. Bởi đó là những người có lòng tự trọng cao.


    Vì vậy, nếu có thể (có lẽ rất khó - phải chờ đến sự tự điều chỉnh của xã hội) cải thiện tình hình thì phải có ?ocuộc cách mạng về môi trường tổ chức?. Nguyễn Đình Phong, Tăng Nhơn Phú A, Q.9, email: nguyenphongtl@...

    Chảy máu hay không muốn tiếp máu?


    Cơ thể con người khí huyết lưu thông thì khoẻ mạnh. Mỗi cơ thể cần một lượng máu nhất định. Nhiều quá cũng không tốt, dễ bị "nhồi máu cơ tim", cao huyết áp. Còn nếu thiếu máu thì phải bổ sung. Thế nhưng cơ thể dù thiếu máu trầm trọng cũng chỉ tiếp nhận máu cùng nhóm, nếu khác nhóm sẽ bị đào thải. Phải chăng "cơ thể xã hội" cũng tuân thủ quy luật này?


    Trong cơ quan, tổ chức, người đứng đầu chỉ thích tiếp nhận người "cùng nhóm máu" với mình. Nếu người thủ trưởng có tâm, có tầm thì sẵn sàng tiếp nhận, trọng dụng những người tài, và ngược lại. Từ đó, muốn giữ chân người tài thì trước hết phải chọn được những người tài đứng đầu cơ quan, tổ chức có thực tâm, thực tài. Nhưng việc này là vô cùng khó. Nó phụ thuộc vào cơ chế đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, tức là phụ thuộc vào chính sách cán bộ. Kiểm tra chiều cao, cân nặng một người thì rất dễ, còn đánh giá phẩm chất, năng lực một con người thì không dễ chút nào bởi vì "thước đo" chưa có chuẩn mực thống nhất, người "cầm cân nẩy mực" lại thiếu tâm, thiếu tầm thì làm sao đánh giá chính xác?


    Để giữ chân người tài thì phải tạo ra môi trường công bằng, khách quan, trung thực để mọi người có điều kiện biểu hiện khả năng của mình, và sự cống hiến đó được đánh giá khách quan, trung thực để đãi ngộ hợp lý. Xin đừng cho rằng đãi ngộ chỉ là vật chất, là tiền lương cao, điều đó đúng nhưng chưa đủ, mà còn là yếu tố tinh thần, là sự đánh giá đúng khả năng cống hiến của họ, là tạo môi trường cho họ phát huy tài năng. Ở một cơ quan mà cứ u u, minh minh, làm cũng như chơi, thì dù lương cao người có lương tâm vẫn chán nản. Tóm lại phải thay đổi triệt để công tác đánh giá, sử dụng nhân lực.


    Trở lại với bài báo của tác giả Vân Anh, tôi mới biết ngành ngân hàng được nhà nước tạo cơ chế trả lương cao gấp gần 3 lần các cơ quan khác. Điều này làm tôi thực sự ngạc nhiên. Lâu nay, ngành giáo dục được trả phụ cấp ưu đãi từ 20% - 40% lương cơ bản, tôi nghĩ nhà nước ưu ái cho nhà giáo vì "giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu" nhưng nay được biết "nhà băng" còn được ưu ái đến gần 200%. Vì thế mà dư luận xã hội cho rằng trong ngành ngân hàng có "luật bất thành văn" là người trong ngành được ưu tiên đưa con cháu vào ngành. Khi bố mẹ nghỉ hưu thì con cháu sẽ được ưu tiên vào thế chỗ. Vì vậy, từ trước đến nay, ít khi nghe chuyện "chảy máu" trong ngành ngân hàng. Vậy mà nay đã xẩy ra. Theo tôi đó cũng chỉ là trường hợp hạn hữu, chưa phải là phổ biến. Dù sao cũng là bài học không riêng của ngành ngân hàng.


    Đã đến lúc cần phải công bằng, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, không thể khép kín, cục bộ mãi được nữa. Những người có tâm, có tầm họ cũng không muốn ở mãi trong một môi trường thiếu trong sáng. Phải làm sao cơ thể đừng "chảy máu" nhưng cũng phải chống lại việc chỉ tiếp nhận "máu cùng nhóm" trong một số cơ quan, tổ chức. Phan Đệ, Đại học Phú Yên, email: phande06@...


    Áp lực từ chính sách



    Trong khu vực nhà nước không quá thiếu cán bộ công chức có tâm huyết, năng lực, trình độ, kinh nghiệm và cả mối quan hệ. Làn sóng "ra đi" của CBCC ngày càng nhiều, vì sao? Vì "thu nhập" chỉ là 01 trong số những lý giải cho sự "ra đi", và lý do này cũng đã tồn tại từ rất lâu. Lý do chính yếu hiện nay là do "áp lực" từ chính những tồn tại của chính khu vực nhà nước. Áp lực của cấp trên, cấp dưới, của bên ngoài, sự thay đổi chính sách, trong đó có cả sự bất cập của chính sách khi đi vào thực tế, của các mối quan hệ, phong cách, lề lối làm việc, "thói quen" giao tiếp ứng xử trong khu vực nhà nước?



    Đối ngược với những "áp lực" đó, chỉ là mức lương rất khiêm tốn, cơ chế, trách nhiệm buộc CBCC đặc biệt tại các đơn vị chuyên môn phải đối mặt nhiều hơn. Một điều quan trọng để giữ "chân" người giỏi trong khu vực nhà nước là "công bằng, hợp lý" trong việc "dụng người", mạnh dạn "đổi mới" tư duy, thực hiện công tác tổ chức - nhân sự dựa trên đạo đức, năng lực trình độ. Bên cạnh đó là sự đổi mới mạnh mẽ trong chính sách tiền lương, cơ chế tiền lương không chỉ phân biệt theo thời gian như cách làm hiện nay mà phân biệt theo ngành nghề, trách nhiệm, khối lượng và hiệu quả công việc, ?otiền tệ? hóa các khoản thu nhập ngoài lương (cơm trưa, phụ cấp, điện thoại?.). Email: pink_rainvn@...



    Công tác tổ chức thực sự có vấn đề



    Với những cán bộ có năng lực và tâm huyết, mong ước lớn nhất chính là được cống hiến. Nhưng thực tế, họ cảm thấy không có cơ hội để thực hiện mong ước đó và đặc biệt hẫng hụt khi việc đề bạt không dựa trên tiêu chí trình độ và đạo đức. "Quy hoạch" là một chuyện, còn đề bạt, bổ nhiệm lại là chuyện khác. Thực tế, có người được quy hoạch hàng chục năm, dù luôn tích cực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhưng vẫn "yên vị", trong khi một số người, dù chẳng thể hiện được gì nhiều, thì lại liên tục được cất nhắc khi chưa kịp "ấm chỗ". Tình trạng này không chỉ riêng ngành NH mà con ở nhiều ngành khác, thật đáng lo ngại khi chúng ta chỉ kêu gọi dân chủ không thôi. Lê Anh Ngọc, Tây Ninh, email: ngocanh75@...



    Người giỏi và cơ chế



    Theo tôi, những người giỏi thường là những người khá độc lập, đảm bảo về quan điểm của mình và ít khi dựa vào quan hệ để thăng tiến. Trong khi đó, số nhiều cán bộ quản lý giữ cương vị lãnh đạo lại được đề bạt bằng các mối quan hệ chứ không phải vì năng lực. Khi đã lên nắm chức vụ lãnh đạo, họ sử dụng những người hoặc là chỉ biết nghe theo ý kiến của lãnh đạo để giải quyết một mục tiêu rất cụ thể theo ý muốn chủ quan của họ.



    Do đó, những người giỏi thường khó chịu với những loại lãnh đạo này và thường không được lòng lãnh đạo. Trong hoàn cảnh đó, họ thường bị ức chế hoặc không có động lực làm việc vì phương hướng công việc thường bị bóp méo theo ý muốn chủ quan phục vụ cho một lợi ích cụ thể nào đó hoặc để khoả lấp sự yếu kém năng lực. Với cơ chế như vậy thì người giỏi không bao giờ muốn làm việc trong một môi trường "quan hệ là trên hết", thiếu dân chủ dưới hình thức chế độ thủ trưởng. Văn
  3. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    Chảy máu chất xám Ngân hàng NN: Người ra đi nói gì?
    19:56'' 19/01/2008 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Câu chuyện về chảy máu chất xám của Ngân hàng Nhà nước nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ phía độc giả. Trong số các ý kiến gửi về, không ít ý kiến là của chính những người trong cuộc tâm sự về chuyện công việc của mình.




    nghỉ việc
    Khi không được đãi ngộ xứng đáng, người tài sẽ ra đi. Ảnh: saga.vn



    Ra đi là sự lựa chọn tất yếu của tôi

    Nhật, Hà Nội, email: haiyenqps@...
    Tôi đã từng là một cán bộ cấp phòng tại một đơn vị làm chính sách quan trọng hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước, đã từng được đi du học nước ngoài, đã từng rất tâm huyết, rất nhiệt tình để cống hiến. Nhưng rồi cũng như những cán bộ trẻ khác, tôi chấp nhận ra đi. Đơn giản là vì ở đó tôi không có cơ hội được làm việc một cách thực thụ.

    Buổi sáng, 7h30 phải có mặt ở cơ quan để tránh bị bảo vệ ghi tên đến muộn, tôi cùng một vài anh em đồng nghiệp ngồi nhâm nhi bên ấm trà nói đủ thứ chuyện. Chuyện chuyên môn thì ít mà chia sẻ, những bức xúc trong cuộc sống thì nhiều. Các anh em đều ở độ tuổi 30-40, độ tuổi mà bất cứ tổ chức nào cũng đều mong muốn. Hầu hết mọi người đã từng học ở nước ngoài, được tiếp cận với những kiến thức mới. Thậm chí nhiều người đã từng là những sinh viên xuất sắc được các trường đại học nước ngoài mời ở lại. Còn về cơ quan, anh nào cao thì cán bộ cấp phòng, còn bình thường là chuyên viên. Lý do thì có nhiều: "các vị trí đã có đủ chỗ", "lãnh đạo đánh giá còn trẻ quá", "thâm niên công tác ít hơn người khác", hoặc "có vài ý kiến còn phải xem xét"?

    Khi tập công văn đến được văn thư chuyển xuống, cán bộ phòng uể oải đọc từng công văn và ý kiến của lãnh đạo vụ. Dù là một vụ làm chính sách quan trọng hàng đầu nhưng 95% bút phê của lãnh đạo là ?okính chuyển phòng thực hiện? rồi ký tên mà không có một phương hướng chỉ đạo nào. Chỉ khổ cán bộ cấp phòng, lãnh đạo vụ còn có thể nói là quan tâm những việc lớn, không để ý đến chi tiết chứ khi giao cho anh em chuyên viên thực hiện thì mình cũng không thể "kính chuyển" rồi ký tên suông được.

    Và rồi cũng khổ các anh em chuyên viên. Viết xong một báo cáo tầm cỡ trình Chính phủ chuyển lên cán bộ phòng, được duyệt xong trình lên Vụ. Lãnh đạo Vụ nghiên cứu, kiểm chứng, chỉnh sửa vài lần. Tất cả mọi công đoạn đều thực hiện theo đường giấy tờ, đều có bản lưu ý kiến để sau này còn đối chiếu. Việc nào thật gấp, có ý kiến trực tiếp của lãnh đạo NHNN thì mất khoảng 3-5 ngày. Những việc khác thì còn tuỳ. Đôi khi, anh em cũng đề xuất tin học hoá để công việc được nhanh chóng hơn nhưng khổ nỗi, không phải ai cũng thích máy tính. Hơn nữa, nếu máy tính của lãnh đạo trục trặc một lần thì thôi, tất cả các ưu việt của tin học hoá sẽ được dẹp sang một bên. Tốt nhất là cứ làm bằng giấy tờ cho chắc ăn.

    Bữa cơm trưa là lúc công chức có thể dành thời gian cho bạn bè bên ngoài cơ quan. Hôm thì đi ăn với bạn học phổ thông, hôm thì đi ăn với bạn học đại học. Mọi người tranh thủ tán chuyện gẫu và trao đổi thông tin. Hôm nào đi ăn cùng với đội ngũ làm kinh doanh thì thấy tâm trí mình phấn chấn hẳn, thấy cuộc sống vẫn còn năng động và nhiều điều thú vị. Hôm nào đi ăn với các bạn công chức ở các bộ khác, các vụ khác thì cũng tự an ủi là "ở đâu cũng vậy thôi".

    Buổi chiều thường là thời gian cho các cuộc họp. Họp giao ban, họp công đoàn, họp quy hoạch và các loại họp khác. Không dự họp thì bị đánh giá là ý thức kém (dẫu sao mình cũng là cán bộ cấp phòng!). Còn dự họp thì sao thấy tiếc thời gian nên tranh thủ cầm mấy tờ báo hoặc tạp chí vào đọc để còn cập nhật ít kiến thức! Tan họp cũng là lúc hết giờ làm việc. Có đứa bạn đã chờ sẵn ở cửa rủ đi nhậu. Nói là nhậu nhưng nội dung chính là về làm tư vấn cho một ngân hàng thương mại. Nội dung công việc nghe thì không "hoành tráng" như việc hoạch định chính sách ở NHNN nhưng sẽ được trang bị đầy đủ điều kiện làm việc cùng với một mức lương gấp 6,5 lần.

    Sinh ra trong cơ chế này, được học hành, được tuyển vào những tổ chức quan trọng rồi để làm thủ tục xin thôi việc thì cũng cảm thấy bùi ngùi. Mức lương mới cũng chẳng cao so với thu nhập khi còn đi học ở nước ngoài. Nhưng để đóng góp được cho xã hội, để thấy được những ý tưởng xây dựng của mình được đưa vào thực tế để giúp cho một ai đó, ra đi là sự lựa chọn tất yếu.



    Một cuộc cải tổ khó

    Phạm Ngọc Phúc, email: phuibs@...

    Khi tôi làm việc tại Ngân hàng Nhà nước, lương thấp so với mặt bằng chung đã làm tôi không thể chấp nhận được, môi trường làm việc, mong muốn được sống có ích cho xã hội cũng không có nốt. Rất nhiều người sáng sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, không làm việc gì có ích cho xã hội. Nguyên nhân của tình trạng này là do chậm chuyển sang cơ chế thị trường. Ngân hàng TƯ các nước chỉ giữ hai vai trò: Thực hiện chính sách tiền tệ và thanh tra các ngân hàng thương mại. Thậm chí có nước, ngân hàng TƯ chỉ còn vai trò thực hiện chính sách tiền tệ.



    Ngân hàng Nhà nước hiện nay có bộ máy quá lớn, có các chi nhánh, trụ sở ở tất cả các tỉnh thành, thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Những chức năng và bộ máy này không còn hợp thời, gây lãng phí, tốn kém và hạn chế sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam.



    Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cần phải có cuộc cách mạng thực sự thì mới không gây lãng phí tiền ngân sách và đóng vai trò tích cực cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước chỉ cần 1.000 cán bộ thay vì hàng vạn cán bộ như hiện nay, nhưng cần những cán bộ giỏi nhất của đất nước để thực hiện chính sách tiền tệ và thanh tra, kiểm soát hệ thống ngân hàng. Cần phải loại bỏ chính sách công chức suốt đời, phải loại bỏ những cán bộ không đáp ứng được công việc thì chúng ta mới có một ngân hàng TƯ lớn mạnh được. Tất nhiên, những người còn lại làm cho ngân hàng TƯ lương sẽ rất cao, tương ứng với các chuyên gia cao cấp của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cuộc cải tổ này rất khó.


    Tôi hài lòng vì đã ra đi
    Trần Minh, email: minh.trantran@...

    Tôi là người đã từng làm cho công ty nhà nước 4 năm, với mức lương tăng từ 1,5tr dến 2,1tr. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể sống được nếu như tôi đừng thấy cảnh nịnh hót, phe cánh, trù dập người tài. Ngày tôi ra đi, mọi người trong công ty đều ngăn cản vì là một công ty đang phát triển, thế nhưng bây giờ tôi vẫn cảm thấy rất hài lòng vì quyết định của mình, cũng sau 4 năm mức thu nhập của tôi tăng từ 300 USD lên 1.000 USD.



    60% công chức thực sự "cày"
    Đặng Bá Long, email: longbadang@...

    Tôi, từng là một công chức biên chế ở một cơ quan cấp sở của một thành phố lớn. Đã hơn 02 năm kể từ ngày tôi "ra đời" nhưng đồng lương còm cõi cứ mãi ám ảnh. Ra đi mà lòng vẫn nặng với tình yêu công việc, với đồng nghiệp với bạn bè... Tôi sẽ sống ra sao nếu cứ với thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng. Chắt bóp hết cỡ thì cũng chỉ qua ngày và đừng bao giờ mơ đến một vé "duyên dáng Việt Nam". Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng tôi tin chỉ khoảng 60% công chức thực sự "cày", phần còn lại cứ hưởng lương. Theo tôi, Nhà nước cần có một cuộc cải cách mạnh mẽ loại bỏ những công chức thừa, tăng lương thích đáng cho những công chức thật sự làm việc, gánh việc.



    Chính sách đãi ngộ nhân tài?

    Nam, email: m84thattinh2002@...

    Tôi là cán bộ trẻ nhất của cơ quan tư pháp của địa phương. Ra trường với cách làm việc hiệu quả, tôi được trực tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan, tháng đầu tiên nhận số tiền lương 700 ngàn, tôi cảm thấy trước mắt còn quá nhiều chông gai, trắc trở, nhưng 10 tháng thử việc tiếp theo với mức lương không hề có sự thay đổi, tôi thấy mình như kẻ vô dụng. Chính sách đãi ngộ nhân tài!



    Thật không chấp nhận được khi bạn bè cùng trang lứa, cùng trình độ, làm tại các công ty nước ngoài, các ngân hàng thương mại nhận mức lương tháng bằng cả năm tôi nhận được. Khi thắc mắc với phòng tổ chức về vấn đề của mình thì tôi nhận được câu trả lời là không phải chỉ mình em như vậy, em chấp nhận được thì làm tiếp vì 4 hợp đồng thử việc rồi! Kết thúc thời gian thử thách dài đằng đẵng, tôi tiếp tục được ký hợp đồng chờ thi tuyển công chức với mức lương 2,34 nhưng với công việc vẫn không có gì khác trước. Và bây giờ, lứa đàn em tiếp theo của tôi tiếp tục đang nhận được cách cư xử như tôi, trừ những người có mối quan hệ đặc biệt!
  4. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/01/764939/
  5. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    Tình hình chảy máu chất xám hiện còn diễn ra ngay cả NHTM Nhà nước chỉ tính riêng BIDV thi năm 2005 đến 2007 thì đã có đến 500 đến 700 cán bộ xin thôi việc để sang CQ khác làm việc roài

    Sự ra đi này đúng là ******** hình điều hành, quản lý nhà nước ngày một khó khăn
  6. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    Trước tết nguyên đán, đã sử chỉ thị 03 bằng Quyết định 03 với mục tiêu làm tăng vốn cho TT CK nhưng tính kỹ lại thì kq không phải vậy. Phải chăng mấy bác làm chính sách cẩu thả không tính toán kỹ hạn mức tín dụng sẽ thay đổi ra sao?

    Tiếp đến, thời điểm sát tết tiền trong NH đang thiếu thì lại cho thêm phát tăng dự trữ bắt buộc lên 1% đông thời tăng dự trữ đối với loại hình huy động, khiến nhiều NH lao vào cảnh thiếu tiền để thanh khoản. Dường như NHNN vẫn chưa biết được điều này thì lại dáng thêm Tín phiếu bắt buộc 20300 tỷ mà không hề lường trước hậu quả sẽ ra sao.

    Khi các NHTM kêo gào thì lúc đó NHNN mới đưa ra chính sách ngược lại với những chính sách trên là tung ra 33000 tỷ vào lưu thông và bán trái phiếu, tiền cho các NHTM vay lại.

    Đúng là 2 việc làm trái ngược nhau khiến không thể hiểu nổi tại sao người ta có thể ký những chính sách như vậy trong một thời gian rất ngắn..



    Được vitaminusd sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 23/02/2008
  7. hainv76

    hainv76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2005
    Đã được thích:
    1.770
    "Làm thử, không được thì sửa......còn sửa được thì còn làm thử tiếp"
  8. phieudu6868

    phieudu6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    154
    Đúng là làm đau sai đấy, sai đâu sử đấy, sửa đâu lại sai đấy,...
  9. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
  10. kuas

    kuas Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    13
    Đâu cứ phải đeo lon "Vụ trưởng" ở NHNN là được coi là người giỏi? BIết đâu đó là chính sách loại thoải các con sâu của lãnh đạo mới ở NHNN? Cứ nhìn vào thành tích quản lý của NHNN những năm vừa qua thì biết các Vụ trưởng ở đó giỏi đến mức nào !!! Theo tớ, muốn được coi là lãnh đạo giỏi, thách các ông đeo lon đó ra đây thi với anh em đầu tư chứng khoán, thi thể loại nào cũng chơi hết, từ chính trị mác lê nin đên quản lý 1 porfolio nào đó. AI lỗ nhiều nhất thì nên từ chức !

Chia sẻ trang này