Nguy cơ căng thẳng cận kề

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi makehugewave, 21/03/2013.

7763 người đang online, trong đó có 1073 thành viên. 11:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 510 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. makehugewave Thành viên gắn bó với f319.com

    Họ tiếp tục gặm nhấm từng mét nước của chúng ta!

    (Dân trí) - Lực lượng giám sát biển cần được hiện đại hơn nữa để bảo vệ ngư dân, ngư trường và chủ quyền lãnh thổ. Tàu Trung Quốc xâm phạm trái phép là xua đuổi, xử phạt. Họ đang gặm nhấm từng mét nước cho đến khi “chiếc lưỡi bò tưởng tượng” sẽ trở thành hiện thực.

    [​IMG]

    Liên tiếp trong mấy ngày qua, Trung Quốc liên tục đưa các đội tàu hải giám xâm chiếm ngư trường Việt Nam, triển khai hàng ngàn tàu cá sang đánh bắt ở vùng biển Việt Nam, trong lúc lại dùng tàu hải giám xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên, những ngư dân ta không hề khuất phục. Một ngư dân đảo Lý Sơn vừa trở về từ một cuộc vờn nhau với tàu Trung Quốc ở Hoàng Sa ngày 11.3 – phát biểu với báo chí một câu đanh thép: “Chúng tôi quyết không rời vùng biển Việt Nam”.

    Trước những hành vi ngang ngược của Trung Quốc, ngày 19/3/2013, Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia khẳng định: “Các hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam.
    Cùng ngày, trong cuộc gặp gỡ đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP. Hải Phòng, Thủ tướng *************** khẳng định Việt Nam luôn chuẩn bị mọi tình huống để bảo đảm chủ quyền lãnh thổ.

    Trong khi đó, báo chí Trung Quốc phát đi thông tin về con tàu Nam Phong xâm nhập trái phép vào vùng biển Trường Sa – Việt Nam, triển khai điều tra tài nguyên nghề cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cục Ngư nghiệp Nam Hải thuộc bộ Nông nghiệp Trung Quốc còn ngang nhiên công bố, ngày 10/3, tổng cộng 21 tàu ngư chính cỡ vừa và lớn của Trung Quốc cùng hơn 3.000 nhân sự đã ào ạt tiến ra Biển Đông. Trên thực tế, các đoàn tàu này đã xâm phạm vào các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Các đoàn tàu cá của Trung Quốc, có sự hỗ trợ của lực lượng hải giám, trực thăng đã ngang nhiên khai thác cá trên vùng biển Việt Nam, nhiều tàu lấn sâu vào gần sát bờ. Ngư dân của các tỉnh miền Trung cho rằng bây giờ “ra ngõ” là gặp tàu Trung Quốc. Tàu Trung Quốc khai thác cá theo kiểu tận thu tối đa và hủy diệt tận cùng, không còn cho cá con sống sót.

    Nhìn sản vật của đất nước bị người ta ngang nhiên cướp đi như vậy ai mà không xót. Nhìn vùng biển của mình có người đi lại ngênh ngang như ao nhà của họ lòng sao không đau. Mỗi lần họ xâm lấn, chẳng lẽ chỉ tung ra một vài phát ngôn phản đối thôi sao? Đã phản đối nhiều rồi, nhưng họ có tôn trọng mình không?

    Vì vậy, lực lượng giám sát biển cần được hiện đại hơn nữa để bảo vệ ngư dân, ngư trường và chủ quyền lãnh thổ. Tàu Trung Quốc xâm phạm trái phép lãnh hải quốc gia là xua đuổi, xử phạt. Những biên bản xử phạt đó không chỉ là thực hiện xử lý vụ việc cụ thể, mà là những tài liệu chứng minh Việt Nam có chủ quyền trên biển Đông và hành động để bảo vệ chủ quyền. Nếu không làm điều đó là rơi vào bẫy của Trung Quốc. Họ đang ngang nhiên gặm nhấm từng mét nước cho đến “chiếc lưỡi bò” từ tưởng tượng sẽ trở thành hiện thực.
  2. makehugewave

    makehugewave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    119
    Tư lệnh hải quân Nga muốn phục hồi căn cứ ở Việt Nam


    Chúng tôi muốn phục hồi cơ sở hải quân cũ ở Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng phát triển sự hiện diện của Nga cả trong những vùng biển và đại dương khác..." - Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố.


    Ông Chirkov cũng cho biết trong trường hợp cần thiết Bộ Tư lệnh Hải quân Nga sẽ đề nghị ban lãnh đạo đất nước tạo lập lực lượng hải quân hoạt động trên cơ sở thường trực ở vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
    [​IMG]
    Ảnh: RIA Novosti
    "Trong lịch sử Hải quân từng có kinh nghiệm, khi chúng ta có các hải đội ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hiển nhiên, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ đề xuất với Bộ Quốc phòng, Chính phủ và Tổng thống để tại đó hiện diện các đơn vị tác chiến trên cơ sở thường trực”, - Đô đốc V.Chirkov cho biết trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình "Zvezda".
    Như đã thông báo, ông Viktor Ozerov đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang trước đó đã tuyên bố ủng hộ ý tưởng khôi phục lực lượng của Hải quân Nga làm nhiệm vụ thường trực trong khu vực chiến lược quan trọng của đại dương thế giới.
    "Chúng tôi ủng hộ tuyến chiến lược của ban lãnh đạo đất nước để khôi phục hiện diện của Hải quân Nga trong đại dương thế giới. Chúng tôi muốn phục hồi cơ sở hải quân cũ ở Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng phát triển sự hiện diện của Nga cả trong những vùng biển và đại dương khác...", - ông V.Ozerov nêu ý kiến hôm 14 tháng Ba trong quá trình cuộc gặp với các Tùy viên quân sự các nước ở Nga.
  3. makehugewave

    makehugewave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    119
    Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt

    Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Bắn vào tàu của ngư dân Việt


    Ngày 22/3, tàu cá QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập về Lý Sơn trong cảnh tơi tả, cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc cháy nham nhở.

    Thuyền trưởng Bùi Văn Phải (25 tuổi), kể lại: Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông - gồm 9 ngư dân - đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.

    Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.

    Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta.

    Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu.

    Ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, liền lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu tuần tra Trung Quốc vội vã tháo lui.

    Hiện trường tàu cá lúc trở về trên nóc cabin tàu là những chiếc bình gas cháy sém, mì tôm bắt lửa biến thành cơm cháy, quần áo thủng lỗ chỗ... Thuyền trưởng Phải cho biết, chi phí sửa chữa tàu chỉ vài chục triệu đồng, nhưng thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng.

    Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý.

    [​IMG]

    Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.

    Đuổi bắt ngày càng gắt gao


    Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía Trung Quốc phá tài sản và cướp cá. Ảnh: Thanh Trung .

    Chuyện tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân ta ở Hoàng Sa thì như cơm bữa, nhưng theo thuyền trưởng Phải, gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn.

    Chuyến biển trước đó, tàu của thuyền trưởng Phải cũng bị truy đuổi rất căng thẳng. Khi ấy, tàu đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi ở Hoàng Sa. Con tàu với 9 ngư dân men theo các đảo, để phòng trời đổ gió thì có chỗ núp.

    Đến ngày thứ 7 ở Hoàng Sa, trong lúc thợ lặn đang hì hục dưới nước, ngư dân phát hiện có bóng dáng tàu tuần tra Trung Quốc màu sơn trắng. Anh em ngư dân lôi ông Hùng và ông Sáu đang lặn dưới nước lên thuyền.

    Do lặn sâu nên các ngư dân cứ kéo lên vài mét thì phải dừng lại để thợ lặn không bị sốc. “5 phút để kéo thợ lặn nhưng lâu như 1 tiếng đồng hồ, bởi vì con tàu tuần tra cứ nhắm tàu mình xỉa tới” - ngư dân Thạch kể.

    Hai chiếc tàu Trung Quốc chỉ trong nháy mắt đã đuổi kịp con tàu ngư dân Lý Sơn. Thuyền trưởng Phải còn nhớ, hai tàu của Trung Quốc mang số 262 và 263.

    Hai chiếc tàu này vờn tàu ngư dân Việt Nam khoảng 40 phút. Con tàu cá nhỏ bé nép chính giữa cứ nổ máy chạy, kiên quyết không dừng. Chiếc tàu tuần tra bên trái rướn lên cản trước mũi thì chiếc bên phải hạ ga ép sau đuôi tàu ngư dân Việt Nam.

    Thuyền trưởng Phải lập tức nhả ga, giật số, ghìm tốc độ, cho mũi tàu lắc sang một bên và tiếp tục cho tàu chạy nhanh. Cứ như thế, 2 con tàu sắt hùng hục lao theo thay phiên nhau cản mũi. Anh em ngư dân Việt kiên quyết không đứng lại.

    Ngay khi cuộc rượt đuổi bắt đầu, các ngư dân tranh thủ cất giấu toàn bộ máy thông tin liên lạc, đề phòng tàu tuần tra bắt được thu giữ đồ nghề.

    Sau khi chạy thoát, các ngư dân mở máy liên lạc ngay vào đất liền báo cáo cho trạm kiểm soát biên phòng An Hải, thông qua kênh thông tin của Đài Duyên hải miền Trung.

    Tại xóm biển Châu Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) trình bày với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ đồn Biên phòng Bình Hải về vụ việc ra Hoàng Sa bị Trung Quốc xua đuổi và thu tài sản.

    Khi đó, các ngư dân cho tàu trụ bám tại đảo Xà Cừ gần đảo Trụ Cẩu để lặn bắt tôm và hải sâm. Ngày 17/3, tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 306 đã đuổi bắt tàu ngư dân. Để áp sát, chiếc ca nô trên tàu tuần tra được thả xuống và bám riết con tàu.

    Một nhóm lính Trung Quốc nhảy lên tàu ngư dân khống chế chạy vào một cồn cát gần đảo rồi đập phá, lục soát, lấy đồ đạc. Dây lặn hơi bị chặt nát, máy định vị, máy dò bị lấy, nhiều đồ đạc bị quăng xuống biển. Tôm cá - thành quả 17 ngày đêm đánh bắt - bị hốt đổ sang tàu tuần tra.
  4. makehugewave

    makehugewave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    119
    Hạm đội Nam Hải xâm phạm trái phép Trường Sa


    Các tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải Trung Quốc đã xâm phạm trái phép một loạt khu vực ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    [​IMG]

    Trực thăng Trung Quốc xâm phạm vùng trời Trường Sa sáng 23/3
    Nhân dân nhật báo hôm 24/3 ngang nhiên đưa tin, sáng 23/3, tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và tàu hộ vệ Ngọc Lâm thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã xâm nhập trái phép khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    Cùng với trực thăng vũ trang, 2 tàu này đã thực hiện cái gọi là “tuần tra” (trái phép – PV) cả trên không và trên biển ở khu vực xung quanh Đá Xu Bi, Đá Ga Ven và Đá Tư Nghĩa, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong vài ngày tới, tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn sẽ tiếp tục cái gọi là "tuần tra" ở Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập và Đá Châu Viên cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn và tàu hộ vệ Ngọc Lâm nằm trong số 4 tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải, đang tiến hành cái gọi là “huấn luyện tuần tra dài ngày” ở Biển Đông.
    Được biết, trong thời gian 2 tàu Tỉnh Cương Sơn và Ngọc Lâm đi "tuần tra", 2 tàu còn lại gồm khu trục hạm Lan Châu và tàu hộ vệ Hành Thủy sẽ tập trận tấn công mục tiêu di động trên Biển Đông cùng với các máy bay tiêm kích, máy bay ném bom, máy bay cảnh báo của không quân Trung Quốc từ đất liền kéo ra.
    Đây là những hành động mới nhất của Trung Quốc vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã ngang ngược cử tàu ngư chính lớn nhất mang tên Ngư chính 312 đến tuần tra ở Trường Sa.
    Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải Ngô Tráng còn ngang nhiên cho hay, tàu này chính là tàu Đông Dầu 621 thuộc Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc được cải tạo chức năng hoạt động và gắn thêm vòi rồng cỡ lớn để ngăn chặn, xua đuổi tàu các nước khác đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa. Theo Ngô Tráng, Ngư chính 312 sẽ hoạt động trên Biển Đông và chủ yếu là ở quần đảo Trường Sa từ 40 đến 50 ngày.
  5. makehugewave

    makehugewave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    119
    Sài Gòn từng nhìn cuộc xâm chiếm Hoàng Sa thế nào?


    Tôi đã nghĩ là Trung Quốc chiếm hộ rồi trao lại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhiều người trong Nam vẫn nghĩ những người cộng sản Trung Quốc và những người cộng sản miền Bắc là anh em với nhau.

    Tuanvietnam xin giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu bản đồ Nguyễn Đình Đầu về quá trình xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
    Lợi dụng giải giáp quân Nhật, Trung Quốc bắt đầu chiếm Biển Đông
    Theo nghiên cứu của ông, các thế hệ cầm quyền ở Trung Hoa lục địa đã bắt đầu quá trình chiếm hữu Biển Đông từ bao giờ?
    Có lẽ câu chuyện chiếm các hòn đảo trên Biển Đông, như họ đang chiếm giữ bây giờ, thực tế chỉ bắt đầu khi Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, với tư cách là một nước trong phe Đồng Minh, giải giáp quân đội Nhật chiếm đóng trên đó. Và, từ đó, để hợp pháp hoá việc chiếm hữu, họ đã cho vẽ trên bản đồ cái "đường lưỡi bò".
    Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 có dính đến Á Đông, bởi Nhật Bản ở Á Châu trong phe trục, nên ở Á Châu phe Đồng Minh đã kéo Trung Quốc (Trung hoa Dân quốc), tuy là nước lớn nhưng non yếu, tham gia liên minh kháng Nhật. Chính vì vậy, Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch trở thành một trong 5 cường quốc, sau khi Chiến tranh Thế giới Thứ Hai kết thúc, thuộc bên chiến thắng.
    Trước đó, khi Pháp xâm chiếm nước ta, họ đã điều đình với triều đình Nhà Thanh để quốc gia phương Bắc này thôi không coi Việt Nam là nước phải triều cống. Đổi lại, Nhà Thanh đã lợi dụng đòi cắt một số phần đất ở phía Bắc của chúng ta. Tuy rằng hiện nay chúng ta vẫn công nhận cái biên giới lịch sử do Pháp và Nhà Thanh quyết định với nhau, nhưng phải khẳng định rằng khúc đó mất khá nhiều.
    Tại sao ông lại đoan chắc như vậy?
    Tôi đã nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc này, mà ta quen gọi là Nam Tiến. Đặc biệt là từ 1611, khi Nguyễn Hoàng đặt ra phủ Phú Yên. Cho đến 1698, các Chúa Nguyễn nâng diện tích nước mình lên gấp đôi.
    Nhưng chính trong thời gian nội chiến, khoảng 300 năm, nước mình rất là phát triển. Nghiên cứu các bản đồ đó với các bản đồ sau này, nước ta thời đó to hơn nước ta trên bản đồ Đông Dương của người Pháp. Chúng ta phải tôn trọng biên giới lịch sử, nhưng trước khi có biên giới lịch sử ấy, nước ta to hơn nhiều.
    Đến năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng, phe Đồng Minh phân công quân đội Tưởng Giới Thạch giải giáp quân đội Nhật ở bắc vĩ tuyến 16, còn Anh ở nam vĩ tuyến 16. Tưởng Giới Thạch nhân cơ hội đó thực hiện mưu đồ chiếm các hòn đảo trên Biển Đông, bởi vì tham vọng chiếm lãnh thổ trên đất liền không thực hiện được.
    Lý do?
    Lúc đó, người Pháp đã thoả thuận với người Anh để quay trở lại Đông Dương, và tiếp tục chiến tranh.
    Sau cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, nước Việt Nam đã bị tạm chia làm 2 phần, theo Hiệp định Geveva 1954. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà quản lý. Trong khoảng thời gian đó, việc thực thi chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng hoà như thế nào?
    Ngay từ đầu, ông Ngô Đình Diệm có ý thức rất lớn về lãnh thổ, lãnh hải. Ngay khi lên cầm quyền, năm 1956 ông Ngô Đình Diệm đã thực hiện ngay việc thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, thay thế cho Chính phủ Bảo Đại. Ông cho quân đội khai thác phân chim ở Hoàng Sa. Cùng năm đó, quân đội Sài Gòn cũng đến đóng ở Trường Sa.
    Hãy quay ngược lại thời kỳ chiến tranh chống Pháp, khi ***** Chí Minh còn ở An toàn khu, có một hội nghị quốc tế ở San Fransisco vào năm 1951. Thủ tướng của chính quyền Bảo Đại, do Pháp bảo trợ, là Trần Văn Hữu công bố Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Không có nước nào phản đối, kể cả Trung Quốc. Tức là chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa được công nhận theo luật pháp quốc tế.
    Đến đầu năm 1973, hiệp định Paris được ký, để Mỹ rút quân, và thực hiện hoà giải hoà hợp dân tộc. Năm sau, Trung Quốc chiếm nốt nhóm đảo Hoàng Sa của quần đảo này. Rồi sự kiện đầu năm 1988, khi họ lại tiếp tục dùng vũ lực chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa thì chắc anh rõ rồi, tôi không phải nhắc lại nữa.
    Tôi từng nghĩ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa cho Bắc Việt Nam
    Hồi năm 1974, trong Sài Gòn nhìn nhận cuộc xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc như thế nào?
    Riêng tôi, tôi nghĩ là Trung Quốc chiếm hộ rồi trao lại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhiều người trong Nam vẫn nghĩ những người cộng sản Trung Quốc và những người cộng sản miền Bắc là anh em với nhau, giữa những người cộng sản với nhau tình thương còn hơn giữa những người cùng một nước, tức là tình đồng chí còn cao hơn tình đồng bào.
    Thế đến bao giờ thì ông mới ngã ngửa ra rằng Bắc Kinh họ cướp Hoàng Sa không phải cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà?
    Khá lâu. Giải phóng xong rồi, dân chúng vẫn không được thông tin công khai là Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Chỉ đến khi xảy ra hiệp định hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô, và cuộc chiến biên giới phía Bắc đầu năm 1979, thì lúc đó tôi mới hiểu rõ mối quan hệ phức tạp giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
    Lúc bấy giờ tôi mới hiểu thực ra Trung Quốc đã quay lại chủ nghĩa Đại Hán ngày xưa. Tức là họ lại muốn bành trường.
    Tôi có nói chuyện với một số cựu phóng viên chiến trường Mỹ, trong đó có một người quen của ông là Mike Morrow (một trong hai sáng lập viên của Dispatch News Service - hãng tin đầu tiên phanh phui ra vụ thảm sát Mỹ Lai - TG). Họ đều nói rằng chỉ khi Mao Trạch Đông bắt tay Nixon ở Thượng Hải, họ mới thực sự tin rằng cuộc chiến tranh do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành là để thống nhất đất nước, chứ không phải là một cuộc chiến tranh được uỷ nhiệm bởi Liên Xô và Trung Quốc.
    Hồi đó, thấy báo chí đưa tin về cái bắt tay lịch sử này, ông có suy nghĩ gì không?
    (Cười) Tất nhiên, hồi 1972, tôi cũng có một mối lo ngại nào đó, nhưng mơ hồ thôi. Nhưng đến ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hoà thì có một sự việc khiến tôi thấy nghi ngờ mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Anh còn nhớ cái vai trò nho nhỏ của tôi trong những ngày đó chứ gì?
    Vâng ạ. Ông đã được Tổng thống Dương Văn Minh cử vào trại David để thương thảo chuyện ngừng bắn với phía bên kia.
    Sáng 30.4.1975, tôi và ông Huyền (Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền) đến gặp ông Dương Văn Minh tại Phủ Thủ tướng tại số 5 đường Lê Duẩn bây giờ. Lúc đó, Tướng Pháp Francois Vanussème, Tuỳ viên Quốc phòng và An ninh của Toà Đại sứ Pháp tại Sài Gòn, cũng có tới gặp ông, và hỏi rằng liệu có thể giữ được trong vài ngày không, bởi đã có đường dây liên lạc với Bắc Kinh, ngay tại toà đại sứ Pháp, để người Trung Quốc can thiệp, ngăn cản Bắc Việt giải phóng Sài Gòn.
    Ông Minh đã trả lời rằng "ngày xưa đã bán đất cho Mỹ, nay lại còn bán đất cho Trung Cộng nữa à?"
    Tôi muốn khẳng định lại là ông chứng kiến chuyện đó, hay nghe ông Dương Văn Minh kể lại?
    Tôi có mặt ở đó mà.
    Trong tay của ông, những bản đồ của Trung Quốc không có phần Hoàng Sa và Trường Sa trên đó được vẽ vào thời gian nào?
    Khoảng từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20. Ngay chính Đô đốc Trịnh Hoà dong buồm đi về cũng nói rằng đây là nước Giao Chỉ, biển này là biển Giao Chỉ.
    Tôi có trong tay đầy đủ bản đồ mới dám tuyên bố công khai như vậy chứ. Đây là chuyện khoa học mà.
    Nghe nói có hai lần ông tổ chức triển lãm bản đồ cổ, trong đó có những bản đồ cổ về Biển Đông?
    Đúng vậy. Tôi tổ chức triển lãm mang tính khoa học, để cho mọi người biết là cho đến đầu thế kỷ 20, điểm cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ là đảo Hải Nam.
    Trung Quốc lợi dụng cách gọi của phương Tây
    Gần đây, trên báo chí, ông có khẳng định lại là nguyên gốc của từ "Đông Dương" không phải là "Indochine", như cách người Pháp giải thích. Xin ông giải thích rõ ràng hơn.
    Đông Dương chính là Biển Đông. Trong bản đồ Trung Quốc vẽ về Việt Nam, vẽ năm 1842, thì đề là Đông Dương Đại Hải. Trước nữa thì có những bản đồ gọi Biển Đông là Đông Hải, Giao Chỉ Hải, hay Giao Chỉ Dương. Như ông cha mình gọi người phương Tây là người Tây Dương (Biển Tây), còn Việt Nam là Đông Dương (Biển Đông).
    Nhưng khi người Pháp sang đô hộ Việt Nam, họ không nói tới biển, mà nói tới đất. Từ đó người ta không hiểu Đông Dương là Biển Đông nữa, mà Đông Dương là gồm 3 nước Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia. Người Pháp lại không dịch Đông Dương là Biển Đông nữa mà dịch là Indochine (tức là Ấn Độ - Trung Quốc), tức là vùng tiếp giáp giữa hai nền văn hoá lớn này.
    Chính cái cách dùng từ của người Phương Tây rất là tai hại, khiến cho ông Tàu ông ấy lợi dụng. Chẳng hạn, ông ấy bảo rõ ràng Tây bảo Biển Đông là Biển Trung Hoa, rồi cụ thể hơn là Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).
    Thực ra, những người phương Tây đầu tiên gọi Biển Đông là Biển Giao Chỉ phía Trung Hoa (Cochichine Sea), suốt mấy thế kỷ liền. Trong đó, Giao Chỉ là chủ từ, còn gần Trung Hoa là túc từ, để chỉ cho rõ Giao Chỉ nằm ở đâu. Sau đó, chữ Giao Chỉ bị ăn bớt đi và chỉ còn chữ Trung Hoa (China Sea).
    Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.
    Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam.
    Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.
    Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
    Tại sao Giao Chỉ lại phiên sang tiếng Tây là Cochi?
    Hình như bắt đầu từ người Nhật Bản nghe mang máng, rồi gọi Giao Chỉ là Cochi. Mã Lai cũng có địa danh Cochi, rồi Ấn Độ cũng có một thành phố tên là Cochin. Và thế là để phân biệt, họ gọi Việt Nam là Cochichine (Giao Chỉ phía Trung Quốc) để phân biệt, với hàm nghĩa cả nước Việt Nam.
    Thế rồi, sau đó, họ gọi Đàng Trong (mới đến Phú Yên) là Cochichine. Đến thời Pháp Thuộc Cochichine có nghĩa là Nam Kỳ, Trung Kỳ là An Nam, còn Bắc Kỳ là Tonkin.
    Đến bao giờ thì chữ Cochi bị mất đi trong bản đồ Tây Phương?
    Thế kỷ 19, nhưng lác đác thôi. Vẫn còn có những bản đồ đề đó là biển Hoàng Sa - Trường Sa, gọi chung là Paracel Sea. Trong trên một trăm bản đồ tôi có đều ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tôi phỏng đoán có khoảng 1000 bản đồ cổ như vậy chứ không phải ít.
    Chữ Indochine xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Bán đảo Đông Dương bao gồm 5 nước là Việt Nam, Lào Căm-pu-chia, Miến Điện và Mã Lai. Còn Đông Dương thuộc Pháp thì chỉ còn ba nước.
    Xin cảm ơn ông.
    Theo Huỳnh Phan
    Tuần Việt Nam
  6. makehugewave

    makehugewave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    119
    Phải có biện pháp mạnh mẽ trước sự lấn tới của Trung Quốc


    (Dân trí) - “Chúng ta cũng phải có biện pháp mạnh mẽ. Quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam là không để một tấc đất của Tổ quốc rơi vào tay kẻ khác.…”.
    >> Chặn ngay những hành động sai trái của Trung Quốc
    >> Phải làm Trung Quốc chùn bước, chấm dứt hành động thô bạo trên biển Đông
    >> Vô nhân đạo, ngang ngược và trắng trợn!


    Đó là quan điểm của Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ ******* - trước hành động sai trái của Trung Quốc bắn vào tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khi đang khai thác hải sản tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã xác nhận thông tin tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn vào ngày 20/3. Ông nhìn nhận thế nào về hành động của Trung Quốc?
    Vấn đề tranh chấp biển Đông đã xảy ra từ nhiều năm nay. Hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã tìm cách giải quyết trên cơ sở hòa bình theo thông lệ quốc tế, đảm bảo cho ngư dân yên ổn làm ăn, đánh bắt trên biển an toàn. Tuy nhiên, trái ngược với những tuyên bố rất hữu nghị đó, trên biển Đông luôn xảy ra những vụ việc làm cho dư luận rất bức xúc. Vụ việc Trung Quốc nổ súng bắn vào tàu cá mang số hiệu QNg96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 20/3, tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã làm cho ngư dân thêm lo lắng, bất bình vì nó ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của họ.
    [​IMG]
    Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ ******* (ảnh Phương Thảo)
    Tôi thấy vấn đề này hết sức nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng đến quan điểm của hai phía là giải quyết vấn đề hòa bình, căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc Luật Biển và thỏa thuận giữa các nước ASEAN. Vấn đề này làm cho mối quan hệ giữa hai bên bị ảnh hưởng. Nó cũng làm cho Trung Quốc bị giảm uy tín, tạo nên sự nghi ngờ trong dư luận khu vực và quốc tế.​
    Trước hành động Trung Quốc bắn vào tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, chúng ta nên có hành động cụ thể nào để đáp lại sự lấn tới của Trung Quốc?
    Sự việc đã xảy ra, chúng ta nên có cuộc gặp gỡ giữa hai bên để làm rõ những nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể. Trên cơ sở đó tránh tái diễn những trường hợp tương tự. Là một nước nhỏ cũng có những thiệt thòi nhất định, nhưng khi đã động chạm đến sự thiêng liêng của Tổ quốc thì chúng ta cũng phải có biện pháp cứng rắn hơn. Bác Hồ đã từng dạy “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, tôi nghĩ các nhà lãnh đạo cũng phải lưu ý đến quan điểm đó để thể hiện với những đối tác có liên quan.
    Từ những hành động gây khó khăn, cản trở sản xuất, uy hiếp, đến nay Trung Quốc đã bắn thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sự leo thang đó của Trung Quốc thể hiện ý đồ gì, thưa ông?
    Trung Quốc không chỉ tranh chấp vùng biển cũng như hải đảo nước ta mà còn tranh chấp một số nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Philipines... Điều này tạo cho khu vực sự căng thẳng và có khả năng xảy ra đụng độ trên biển. Sự leo thang ngày càng lớn, tức là Trung Quốc không dừng lại mà còn có động thái tăng cường sự tranh chấp. Điều đó thể hiện rõ ý đồ bành trướng của Trung Quốc. Hành động không thiện chí đó làm cho mối quan hệ giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc ngày càng xấu đi. Việc Trung Quốc dùng sức mạnh của nước lớn để o ép nước bé cũng không được dư luận đồng tình.
    Trước mắt chúng ta nên làm gì để ngư dân yên tâm bám biển sản xuất?
    Chúng ta không nên chỉ phản ứng trên báo chí cũng như gửi công hàm thông thường. Chúng ta cần phải có những cuộc gặp trực tiếp, trao đổi thẳng thắn, đưa ra giải pháp thực sự rõ ràng, minh bạch trên cơ sở hai đảng, nhà nước đã thỏa thuận. Phải có sự cam kết trách nhiệm trên biển Đông, nếu xảy ra sự việc như nào thì trách nhiệm cũng phải quy như vậy.
    Hai nước cũng phải thông tin cho ngư dân được biết những khu vực đã thỏa thuận an toàn tự do đánh bắt. Những vùng còn tranh chấp ngư dân cũng được biết để không vào khai thác hải sản vì nó rất dễ xảy ra va chạm. Chúng ta phải tìm mọi cách để ngư dân đánh bắt hải sản, đi lại trên biển được an toàn. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tư tưởng cũng như sự yên ổn làm ăn của ngư dân và làm cho mối quan hệ giữa hai nước không được tốt đẹp.
    [​IMG]
    Tàu cá của ngư dân bị Trung Quốc bắn cháy (ảnh NLD)
    Trước mỗi hành động của Trung Quốc phía Việt Nam đều thể hiện thái độ rất rõ ràng. Thế nhưng Trung Quốc dường như đang cố tình “bỏ ngoài tai”?
    Trước mỗi hành động của Trung Quốc, Việt Nam đều thể hiện quan điểm, lập trường rất rõ ràng và kiên quyết. Tuy nhiên, do chúng ta không muốn sự việc đi quá xa và chúng ta cũng muốn kìm chế, giữ gìn bầu không khí hòa bình thân thiện. Thế nhưng Trung Quốc dường như cố tình không để ý điều đó mà ngày càng lấn tới.
    Tôi nghĩ rằng nhà nước ta cũng phải xem xét lại cách ứng phó cho phù hợp để vừa bảo đảm sự hòa bình ổn định nhưng vẫn công bằng. Không thể trước sự đe dọa hay sức ép của một nước lớn mà chúng ta lùi bước hay nhượng bộ. Quan điểm của chúng ta phải kiên trì về ngoại giao, tìm mọi cách giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Thế nhưng nếu Trung Quốc không điều chỉnh vẫn cứ o ép mình quá thì tức nước sẽ vỡ bờ, vì sự chịu đựng cũng có giới hạn. Chúng ta cũng phải có biện pháp mạnh mẽ. Quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam là không để một tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc rơi vào tay kẻ khác.
    Philipines đã đưa tranh chấp chủ quyền tại biển Đông với Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc, chúng ta có nên làm như vậy không thưa ông?
    Theo tôi chúng ta phải kiên trì chờ đợi, chưa thể nóng vội trong vấn đề này. Chúng ta nên kiên trì thuyết phục Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên cơ sở hòa bình, hữu nghị hợp tác, không đụng chạm trên biển ảnh hưởng đến tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước.
    Việc Philipines đưa tranh chấp chủ quyền tại biển Đông với Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc là cơ hội để ta xem xét cách thức giải quyết vấn đề này của tòa án Quốc tế để từ đó ta đưa ra đối sách phù hợp hơn. Từ đó ta có giải pháp tốt hơn, thiết thực hơn. Tôi nghĩ chúng ta phải thành lập bộ phận chuyên trách về biển Đông để thay mặt Chính phủ Việt Nam theo dõi giải quyết tranh chấp này kịp thời, cụ thể.
    Xin cảm ơn ông!

Chia sẻ trang này