Nguyên nhân của đợt hồi phục vừa qua và hậu quả của nó. Có link!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi countryman09, 23/06/2009.

7281 người đang online, trong đó có 1091 thành viên. 09:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 850 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. countryman09

    countryman09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Nguyên nhân của đợt hồi phục vừa qua và hậu quả của nó. Có link!!!

    TQ đã và đang tìm cách kéo lại giá cả hàng hóa bằng cách nỗ lực mua vào tích trữ dầu thô, đồng, thanh đá và các nguyên liệu thô khác cũng nhằm để đón đầu kinh tế hồi phục.
    Tuy nhiên, TQ có vẻ đã tính sai nước cờ khi dấu hiệu kết thúc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa rõ ràng. Vệc vay tín dụng để mua nguyên liệu thô tích trữ đã dẫn đến sự tăng vọt dư nợ tín dụng và TQ dường như đã hết khả năng để tích trữ thêm.
    Đều này thể hiện trong tuần vừa qua và tại thời điểm này: giá dầu thô bắt đầu giảm, tương tự là các mặt hàng thô khác.
    Dấu hiệu quá nguy hiểm
    Các pác nghiên cứu kỹ bài ni nhé, link: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5iRw87gr-3_UO7ug6OIlLxTm-3tDA
  2. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    "But large scale buying is gradually coming to an end. China''s reserves are almost at full capacity."


    Trong bài có đoạn này là đắt nhất. Nôm na là HẾT HƠI
  3. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Vận tải biển theo đó cũng hết hơi vì Khựa éo thuê chở nữa
  4. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Có ai đó nói phục hồi giả tạo, h mới thấy người đó giỏi
  5. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Paul Krugman: "Cơn ác mộng khủng hoảng vẫn chưa kết thúc"
    22/06/2009 13:54 (GMT + 7)


    (TuanVietNam) - Trong khi các nhà phân tích và giới truyền thông đua nhau đề cập tới những dấu hiệu lạc quan của kinh tế thế giới, nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2008 Paul Krugman lại dự báo rằng kinh tế thế giới có thể sẽ lâm vào tình trạng đình trệ trầm trọng và kéo dài như Nhật Bản thập kỷ 90. Trong bài phỏng vấn với Will Hutton, biên tập viên của tờ The Guardian, Krugman bộc lộ sự quan ngại về tương lai của kinh tế thế giới.


    Giáo sư kinh tế Paul Krugman (Ảnh: Mike Clarke/AFP/Getty Images)

    Từ câu chuyện Nhật Bản...

    Will Hutton: Ông đang cảnh báo những gì đã diễn ở ở Nhật Bản có thể sẽ lập lại trên quy mô thế giới. GDP của Nhật Bản vào cuối năm nay sẽ vẫn không cao hơn năm 1992, như vậy Nhật đã có 17 năm mất mát. Hiểm họa tương tự có vẻ như đang xảy ra đối với nềm kinh tế Bắc Đại Tây Dương và có thể nền kinh tế thế giới?

    Paul Krugman: Đúng vậy, hiểm họa về một hội chứng Nhật Bản đang hiện hữu và không hề suy giảm. Nguy cơ một cuộc Đại suy thoái quy mô lớn dẫn tới sự sụp đổ toàn diện đã suy giảm nhiều trong một vài tháng trở lại đây. Nhưng năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng này đã tồi tệ hơn những gì đã diễn ra ở Nhật trong suốt thập kỷ trước. Chính vì thế, nguy cơ suy thoái lâu dài thật sự rất cao.

    Will Hutton: Vậy điều gì khiến ông bi quan như vậy? Hệ thống ngân hàng đổ vỡ chăng? Những người chỉ trích có thể nói rằng: ?oVừa vừa thôi, ông Krugman, Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt. Nó phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu của Mỹ vốn đã bão hòa. Đồng yên đã bị định giá quá quá cao. Những yếu tố này tác động qua lại với đổ vỡ tín dụng và sụp đổ ngân hàng. Chính sách phản ứng lại không phải lúc nào cũng đã đủ mạnh. Ở Mỹ và Anh thì khác nhiều đấy chứ.?

    Paul Krugman: Vấn đề với Nhật cũng như với các trường hợp khác là: chúng ta không thể biết được mức độ nghiêm trọng của những gì sẽ diễn ra bởi không có bằng chứng. Chúng ta vẫn biết rằng các cuộc suy thoái thường sẽ kết thúc khi cơ quan quản lý tiền tệ cắt giảm mạnh lãi suất và vì thế, nền kinh tế đi lên.

    Chúng ta lại biết rằng ở Nhật, họ đã cắt lãi suất xuống 0 rồi mà vẫn chưa đủ. Và cho tới nay, mặc dù chúng ta đã cắt giảm lãi suất nhanh hơn họ làm và tới 0% nhưng cũng lại chưa đủ. Chúng ta đã kích thích nền kinh tế nhiều hơn họ đã từng làm nhưng có vẻ như kết quả chỉ tạo ra đầu cơ.

    Ví dụ, liệu có phải những vấn đề với hệ thống ngân hàng của Nhật là nguyên nhân chính hay không? Quả thực có một số vấn đề về phân bổ tín dụng nhưng không phải là nguyên nhân bao trùm.

    Rõ ràng là khi nền kinh tế Nhật hồi phục đôi chút, chúng ta chỉ nhìn thấy sự tăng trưởng xuất khẩu chứ có nhìn thấy tăng trưởng đầu tư đâu. Cứu chữa hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu ư?

    Trong trường hợp của họ, vấn đề lại liên quan nhiều đến nhân khẩu học. Dân số già khiến họ trở thành những người tiết kiệm chứ không phải tiêu dùng, sức cầu không đủ để kinh tế hồi phục.

    Quy mô của cú sốc kinh tế vừa rồi đối với chúng ta lớn hơn nhiều so với những gì đã diễn ra ở Nhật những năm 1990s. Nền kinh tế của họ không bị rơi tự do theo kiểu GDP có những giai đoạn sụt tới 3 tới 4%. Cũng không thể kết luận rằng những khác biệt cơ bản trong đặc điểm tình hình giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng quyết định chiều hướng nền kinh tế trong tương lai.

    Chúng ta chỉ biết rằng mức lãi suất đã cắt giảm tới 0% là có thật. Chúng ta cũng biết rằng mọi chính sách tiền tệ thông thường đều không mang lại hiệu quả kích thích. Chúng ta biết rằng chúng ta đang lâm vào tình huống giống với Nhật Bản.

    Khủng hoảng đang xảy ra theo những cách khác nhau

    GS Paul Krugman nhận định khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục kéo dài
    (Ảnh: nytimes.com)

    Will Hutton: Nhưng những người lạc quan có thể cho rằng sức cầu đã có dấu hiệu hồi phục. Thị trường chứng khoán London, Wall Street và nhiều nơi khác trên thế giới đang tăng vững vàng ở mức 20%, 25%. Các chỉ báo về độ lạc quan của doanh nghiệp cũng đã tăng lên. Thị trường nhà đất ở Anh và Mỹ đã có dấu hiệu chạm đáy.

    Paul Krugman: Nhưng điều đó không có nghĩa là kinh tế đã hồi phục thật sự. Không ai biết liệu những dấu hiệu hồi phục của thị trường chứng khoán có ý nghĩa gì không. Vài tháng trước, thị trường được định giá dựa trên nguy cơ sụp đổ của nó.

    Hiện nay, nguy cơ này dường như đã bị đẩy lùi nên việc thị trường tăng điểm không có gì là khó hiểu. Nhưng điều này không có nghĩa là kinh tế đang hồi phục. Thay vì so sánh với 3 tháng trước, nếu bạn so sánh thị trường hiện tại với 2 năm trước, bạn sẽ thấy tình hình vẫn thật tồi tệ.

    Tôi hy vọng rằng mình sai, nhưng câu hỏi bạn luôn luôn phải đặt ra là: Sự hồi phục của nền kinh tế sẽ xuất phát từ đâu? Đây là câu hỏi không dễ trả lời.

    Will Hutton: Trong các bài giảng của mình, ông có nói rằng sự mất cân đối của bảng cân đối kế toán có thể cản trở ham muốn chi tiêu của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng; do đó, hoạt động của cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Liệu sự hồi phục của kinh tế thế giới có gặp phải lực cản như vậy không?

    Paul Krugman: Các hộ gia đình đã nghèo đi do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và bong bóng bất động sản. Vì vậy, rất có thể họ sẽ hạn chế chi tiêu. Nền kinh tế Bắc Đại Tây Dương đã được ?onâng đỡ? khá nhiều nhờ cơn sốt bất động sản. Ở Anh, giá nhà đã tăng rất nhanh mặc dù không có nhiều hoạt động xây dựng.

    Các nhà kinh tế đã phát triển một lý thuyết rằng các vấn đề của bảng cân đối kế toán có thể gây ra khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế, nhưng khi nhắc đến nó, chúng ta lại nghĩ về các nước đang phát triển với những món nợ nước ngoài khổng lồ. Chúng ta không hề nhận ra rằng khủng hoảng có thể xảy ra theo rất nhiều cách khác nhau.
    Kinh tế thế giới bị "Nhật hoá" và "Argentina hoá"

    Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thấy dấu hiệu phục hồi (Ảnh: globalcrisisnews.net)

    Will Hutton: Như vậy, có phải cuộc khủng hoảng ?onội bộ? của các nước đang phát triển như Argentina và Indonesia xảy ra vào những năm 1999 và 2000 do doanh nghiệp và chính phủ vay nợ quá nhiều hiện đang trở thành vấn đề của các nước phát triển?

    Paul Krugman: Trên thực tế có 2 câu chuyện đang diễn ra. Thứ nhất là câu chuyện của nước Nhật ?" nơi lãi suất không thể cắt giảm thêm được nữa. Thứ hai là câu chuyện của Indonesia và Argentina ?" nơi mọi thứ sụp đổ do sự trục trặc của bảng cân đối kế toán.

    Will Hutton: Nói tóm lại, theo ông, câu chuyện của nền kinh tế thế giới hiện nay là gì?

    Paul Krugman: Kinh tế thế giới bị ?oNhật hóa? và ?oArgentina hóa?. Nhưng ngay cả khi ác mộng trôi qua, hiệu ứng ?oNhật hóa? vẫn rơi rớt lại. Đây không phải là chuyện đơn giản.

    Will Hutton: Vậy ông có cho rằng, gói kích thích kinh tế của ông Obama đã đủ để tạo ra sức bật cho nền kinh tế?

    Paul Krugman: Vâng, chúng ta đã có một gói kích thích khoảng hơn 5% GPD một chút nhưng trên thực tế không hoàn toàn là vậy. Một số tiền đã đi đâu đó chứ không đóng vai trò kích thích. Thực ra chỉ có khỏang 4% GDP là kích thích thật sự nhưng nó lại kéo dài tới hai năm rưỡi.

    Vì thế, gói kích thích ít hơn khá nhiều so với những gì tôi cho là cần thiết. Nhưng tôi nghe đồn rằng gói kích thích thứ hai có thể sẽ được đưa ra.

    Will Hutton: Vậy quan điểm của ông thế nào trong cuộc tranh luận về các chiều hướng phục hồi của kinh tế? Chữ V, chữ L, Chữ A hay Chữ W?

    Paul Krugman: Nhiều khả năng nền kinh tế sẽ hồi phục nhẹ khi những đồng đôla kích thích bắt đầu chẩy và các chỉ số kỹ thuật như tỉ lệ hàng tồn khô trong sản xuất công nghiệp khả quan hơn. Nhưng sau đó, nền kinh tế lại suy thoái trở lại và lại dò đáy. Điều đó rất dễ xẩy ra.

    * Khánh Duy ?" Thanh Trà (lược dịch từ The Guardian)
  6. prehistory

    prehistory Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Đã được thích:
    0
    Bài hay thật. 2007-2008, Mẽo chết vì đầu cơ nhà cửa, giờ lại đến Tung của tỏi vì đầu cơ hàng hóa trong khi nhu cầu thực thì ko có. Thế nầy thì nguy quá nhỉ
  7. GiaReBatNgo

    GiaReBatNgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2007
    Đã được thích:
    343
    Vậy TQ ko mua hàng thì ngành vận tải sẽ sao đây ?
  8. countryman09

    countryman09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2009
    Đã được thích:
    0
    However, Moody''s has changed its outlook to negative for base metals, mining and steel industries in the Asia Pacific region over the next 12-18 months, saying buying has soared ahead of demand.
    Triển vọng quá xấu cho ngành khai thác mỏ và thép =>các ngành công nghiệp vẫn sẽ còn khó khăn dài dài
  9. countryman09

    countryman09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Hậu quả là đây:
    Last year people who stockpiled went out of business," Xie said. "I know one distributor who stockpiled six million tonnes of steel and went bust when it dropped by more than half.
  10. MrMoney17

    MrMoney17 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/03/2009
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác kiếm mấy tin này ở đâu thế cho em cái link check đi .

    Có lẽ Kinh tế giới hồi phục giả tạo đúng hoặc có thể sai . Nhưng vấn đề ở đây mà ít người quan tâm đến và nếu có quan tâm thì cũng không thể trả lời được

    Tại Sao nên kinh tế toàn cầu đột tử khủng hoảng trong thời gian ngăn dù thời gian chuẩn bị đến cái chết phải trải qua 1 quảng thời gian hơn 1 năm và cũng đột ngột hồi phục trong thời gian còn ngắn hơn thời gian xảy ra khủng hoảng .

    Phải chăng Cuộc Đại suy thoái được chữa cháy 1 cách đơn giản vậy sao . Vậy thì chẳng đáng giá trị tí nào

    Ngày Kinh tế VN bước vào lạm phát là lúc kinh tế toàn cầu đang hưng thịnh vậy lúc kết thúc lạm phát là kinh tế thế lâm vào suy thoái ...Có phải Kinh tế VN đã đi trước 1 bước , nếu vậy thì VN sẽ hồi phục trước 1 bước .

    Đó là suy luận theo tính rất là vĩ mô của em , còn nếu bác nào đòi dẫn chứng thì em chả có đâu , nếu có thì em là trùm tài chính ùi

Chia sẻ trang này