Nguyên phó trưởng đoàn đàm phán WTO :"Hoa Kỳ và liên minh châu Âu đã mất tới hơn 4 năm thuyết phục t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi garanngon, 01/03/2008.

6071 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 19:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2188 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. garanngon

    garanngon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Nguyên phó trưởng đoàn đàm phán WTO :"Hoa Kỳ và liên minh châu Âu đã mất tới hơn 4 năm thuyết phục ta nâng Room NH lên tr

    Bên cạnh thành quả kinh tế - xã hội đã đạt được trong 1 năm qua thì một vấn đề chúng ta đang phải bàn tính là tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room) trong các DN ngành dịch vụ của Việt Nam sẽ là bao nhiêu khi mức hạn chế hiện hành (30%, trừ ngành ngân hàng) đã được cam kết bãi bỏ sau 1 năm kể từ ngày tham gia tổ chức này. Vấn đề đảm bảo các lợi ích quốc gia trong khi vẫn thực thi đúng các cam kết WTO được nhìn nhận như thế nào là nội dung cuộc trao đổi mà ông Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên - Bộ Công thương, nguyên Phó trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO dành cho ĐTCK.

    Thưa ông, khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có cam kết gì về tỷ lệ tham gia cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong CTCP?

    Cam kết về tỷ lệ tham gia cổ phần của nhà ĐTNN trong các CTCP của Việt Nam được đưa ra trong phần Cam kết chung của Biểu cam kết về dịch vụ. Theo đó, trong năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO, ta có quyền hạn chế tỷ lệ này ở mức 30%, thậm chí thấp hơn. Một năm sau đó, hạn chế 30% này sẽ được bãi bỏ, trừ đối với ngành ngân hàng và những ngành không cam kết trong Biểu cam kết về dịch vụ.


    Tại sao lại là 30% trong khi chúng ta đã cho phép nước ngoài được tham gia tới 49% vào các công ty niêm yết?

    Khi ta bắt đầu đàm phán thì tỷ lệ mà luật pháp cho phép nhà ĐTNN đầu tư vào DN Việt Nam là 30%. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ cũng ghi là 30%. Sau này Chính phủ cho phép nâng lên thành 49% đối với công ty niêm yết, nhưng khi đó đàm phán đã gần hoàn tất, các đối tác đều đã chấp nhận con số 30% nên chúng tôi không sửa lại nữa.



    Chúng tôi cũng đã đọc qua cam kết này. Phải nói là rất khó hiểu đối với những người không tham gia đàm phán trực tiếp. Ông có thể ?odiễn nôm? nội dung của nó được không?

    Vâng, nôm na là như thế này: trong năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO, ta có quyền hạn chế tỷ lệ tham gia của nhà ĐTNN trong các CTCP của Việt Nam ở mức 30% hoặc bất kỳ mức nào khác mà ta muốn. Tuy nhiên, một năm sau khi gia nhập, đối với hơn 100 phân ngành dịch vụ mà ta đã chào ra trong Biểu cam kết về dịch vụ, ta phải đưa ra tỷ lệ mới, trừ ngành ngân hàng vẫn giữ ở mức 30%. Với những phân ngành dịch vụ mà ta không chào ra trong Biểu cam kết (như in ấn, xuất bản...) và toàn bộ các ngành sản xuất, ta vẫn có quyền quy định tỷ lệ tham gia cổ phần của nhà ĐTNN ở bất kỳ mức nào, thậm chí là 0%.



    Vậy là ta phải đưa ra tỷ lệ mới cho những phân ngành dịch vụ đã xuất hiện trong Biểu cam kết. Nguyên tắc xây dựng tỷ lệ mới này thế nào, theo ông?

    Với những ngành đã cam kết trong Biểu dịch vụ, tỷ lệ mới sẽ tùy theo mức độ và thời gian mở cửa của ngành đó. Lấy ví dụ ngành chuyển phát nhanh, trong Biểu ta cam kết cho nước ngoài sở hữu đến 51% ngay từ khi gia nhập WTO, đến tháng 1/2012 mới cho phép 100%. Như vậy, tỷ lệ mới đối với ngành chuyển phát nhanh sẽ phải đạt tối thiểu 51% vào năm nay, 5 năm sau phải nâng lên 100%. Tỷ lệ cho các ngành khác cũng được suy ra theo cách tương tự.

    Xin lưu ý là có những ngành tuy xuất hiện trong Biểu cam kết nhưng khi đi vào chi tiết ta lại loại trừ một số lĩnh vực. Với những lĩnh vực này, ta vẫn có quyền hạn chế tỷ lệ tham gia vốn của nhà ĐTNN. Như đối với ngành phân phối, tỷ lệ tham gia vốn của nước ngoài sẽ phải nâng lên tới 99% trong năm nay, nhưng riêng phân phối dược phẩm và xăng dầu, ta vẫn có quyền hạn chế ở mức 0% bởi đây là 2 mặt hàng ta không cho nước ngoài tham gia kinh doanh. Tương tự là dịch vụ ghi âm, tuy xuất hiện trong Biểu cam kết nhưng ta chưa đưa ra bất kỳ cam kết gì về hiện diện của nước ngoài trong ngành này. Vì vậy về nguyên tắc, ta vẫn có quyền quy định tỷ lệ tham gia vốn của nhà ĐTNN ở bất kỳ mức nào ta muốn.



    Thực sự là các nhà đầu tư vẫn rất băn khoăn bởi họ nghĩ tỷ lệ 30% sẽ được xóa bỏ cho tất cả các ngành. Ông lại nói là chỉ xóa cho hơn 100 phân ngành dịch vụ đã xuất hiện trong Biểu cam kết ...

    Vì WTO chỉ đàm phán về dịch vụ nên ta chỉ đưa ra cam kết cho các ngành dịch vụ. Các ngành sản xuất không phải là đối tượng của đàm phán WTO nên ta không phải đưa ra cam kết nào cả. Tôi cũng đồng ý là nên có một văn bản quy định thật chi tiết về vấn đề này bởi ngoài chuyện ngành nào phải có tỷ lệ mới, ngành nào không, ta còn phải xử lý một số vấn đề khác cũng rất phức tạp về mặt kỹ thuật.



    Đó là những vấn đề gì vậy?

    Thứ nhất, với những ngành mà ta chưa đưa ra tỷ lệ cam kết với WTO thì tỷ lệ tham gia vốn cổ phần của nhà ĐTNN sẽ ở mức nào. Có ý kiến cho rằng, cứ theo Luật Doanh nghiệp mà làm nhưng như thế không ổn bởi nhà ĐTNN không thể tham gia vốn vào các ngành in ấn, xuất bản, phân phối dược phẩm, phân phối xăng dầu? như nhà đầu tư Việt Nam. Trong đàm phán, ta đã nhiều lần khẳng định không cho nước ngoài đầu tư vào những ngành này. Chả lẽ đã hạn chế đầu tư trực tiếp, lại mở cho đầu tư gián tiếp?

    Thứ hai, cam kết WTO là không mở và chủ trương cũng là không mở nhưng trên thực tế ta đã cho phép các nhà ĐTNN được mua tới 49% cổ phần của các công ty dược, in ấn và bán buôn, bán lẻ xăng dầu niêm yết. Mâu thuẫn này phải xử lý thế nào cũng là điều cần bàn.

    Thứ ba, tỷ lệ tham gia vốn của nhà ĐTNN được cam kết ở mức khác nhau cho các ngành khác nhau. Vậy nếu một DN hoạt động đồng thời trong cả 3-4 ngành thì tỷ lệ tham gia vốn của nhà ĐTNN trong DN đó sẽ là bao nhiêu? Cái này cũng đang gây khó khăn cho đầu tư trực tiếp, không riêng gì đầu tư gián tiếp.



    Vậy theo ông thì nên xử lý thế nào?

    Tôi nghĩ ta nên tiếp cận theo hướng quy định thật rõ một khu vực hạn chế vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài. Tỷ lệ tham gia vốn sẽ là 0% với những ngành thật nhạy cảm như phát thanh, truyền hình, xuất bản. Với những ngành ít nhạy cảm hơn như in ấn, cảng biển, phân phối dược phẩm, phân phối xăng dầu? có thể cho phép nước ngoài được tham gia vốn ở mức độ nhất định, có lưu ý đến thực tế là ta đã cho phép họ được mua cổ phần của các công ty niêm yết trên sàn. Ngoài khu vực hạn chế này, theo tôi, nên xem xét cho phép nhà ĐTNN được mua cổ phần ở mức không hạn chế. Không nên e ngại làm như vậy có nghĩa là ?obán sạch? tài sản của Nhà nước, bởi bán cho ai và bán bao nhiêu là do Nhà nước quyết định. Nước ngoài được phép mua tới 100% nhưng Nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu, chỉ đồng ý bán có 20% thì họ cũng không thể mua 100% được.



    Theo ông, liệu toàn bộ vấn đề phức tạp này có được xử lý dứt điểm vào ngày 11/1/2008, sau 1 năm gia nhập WTO?

    Có lẽ không kịp bởi để xử lý chuyện này, cần tối thiểu là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thông thường, một văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Nếu muốn văn bản có hiệu lực vào ngày 11/1/2008 thì văn bản đó đã phải xuất hiện trên Công báo từ trước ngày 28/12/2007. Nếu dùng Nghị định thì còn phức tạp hơn bởi Nghị định loại này, theo đúng cam kết, phải được đăng tải để lấy ý kiến công chúng ít nhất là 60 ngày trước khi ban hành.



    Tóm lại là vẫn phải chờ?

    Tôi cũng không rõ bởi việc này được giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tôi tin là các cơ quan chức năng đang gấp rút xem xét, nhưng do vấn đề cũng không đơn giản, chủ yếu vì những lý do như tôi đã trình bày nên có lẽ cần thêm một chút thời gian. Điều cốt yếu là phải xử lý được toàn bộ các vướng mắc theo hướng ?ovì quyền lợi của ta? là chính. Cái gì nên hạn chế, cái gì nên tháo gỡ cần nhìn trên quan điểm phát triển, không nên bó cứng theo cam kết WTO, bởi cam kết WTO chỉ là mức sàn tối thiểu mà thôi. Không ai ngăn cản ta, vì quyền lợi của chính ta, đưa ra những chính sách nới lỏng hơn so với cam kết WTO.

    VAFI vừa kiến nghị nâng room cho ngân hàng lên thêm 5%-7%. Ông nghĩ thế nào về đề nghị này?


    (Cười) Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và tất cả các đối tác lớn đã mất tới hơn 4 năm để thuyết phục ta nâng tỷ lệ tham gia vốn của nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng lên trên 30%. Ta cương quyết không đồng ý, nhưng biết đâu bây giờ lại đồng ý với VAFI. Theo tôi, nếu VAFI chứng minh được một cách rõ ràng lợi ích của việc nâng room thì chắc Chính phủ cũng sẵn sàng nghe thôi. Nguyên tắc ở đây là lợi ích phải lớn hơn nguy cơ và phải nhìn theo quan điểm phát triển, có lưu ý đến yếu tố an toàn cho cả hệ thống tài chính. Cá nhân tôi hoan nghênh đề xuất ?odám nghĩ, dám làm?. Trong quá khứ đã có nhiều chính sách đúng đắn ra đời từ những đề xuất táo bạo.
    (bài phỏng vấn đăng ngày 8/1/08)
    http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=8542

    ------------------------------------------
    Giới hạn sở hữu 30% trong lĩnh vực ngân hàng: Đã đến lúc thay đổi?

    Ngày 3.1.2008, Hiệp hội Nhà đầu tư tài chính (Vafi) đã có văn bản gửi tới Thủ tướng và các cơ quan liên quan kiến nghị giải pháp mở rộng giới hạn sở hữu của NĐTNN trong lĩnh vực NH lên 37%.

    Vì trong điều kiện thị trường đang trong quá trình điều chỉnh, giải pháp kích cầu đang được các cơ quan quản lý nhắc đến như một biện pháp giúp thị trường phát triển ổn định hơn khi quy mô ngày càng mở rộng.

    CP NH: CP bắt buộc?

    Không phải ngẫu nhiên lĩnh vực NH lại được chọn như một sự đột phá trong vấn đề mở room cho NĐTNN. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng Thư ký Vafi, lĩnh vực NH đặc biệt quan trọng đối với NĐT chuyên nghiệp, nhất là trong điều kiện một nền kinh tế mới nổi. Tất cả các NĐT chuyên nghiệp khi đặt kế hoạch đầu tư vào VN đều mong muốn trong danh mục đầu tư của mình có CP NH.

    Một minh chứng rõ ràng nhất là sự kiện nhầm room của STB trên sàn TPHCM ngày 21.8.2007 khi mức giới hạn bị nhầm từ 30% lên 49%. NĐTNN ngay lập tức đã đổ tiền ra mua ồ ạt khiến Sở GDCK TPHCM phải thông báo ngừng nhận lệnh với CP này.

    Mới đây, sự kiện NH ANZ thông báo mua vào trên 700.000 STB và Cty tài chính quốc tế (IFC) thông báo bán ra trên 8,9 triệu STB đã làm xôn xao giới đầu tư. Tuy nhiên, theo thông tin từ Sacombank, ngay khi có thông báo nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã đề nghị được mua lại số cổ phần của IFC, vượt cả mức bán ra. ANZ cũng đã thực hiện thoả thuận thành công số CP cần mua ngay sau khi thông báo.

    Tuy nhiên, khả năng tiếp cận CP NH với các tổ chức đầu tư nước ngoài, nhất là các quỹ chậm chân không hề dễ khi hầu như tất cả các NHCP đều mong muốn dành phần lớn "miếng bánh 30%" cho các NĐT chiến lược và chỉ có vài tổ chức nước ngoài có cơ hội đầu tư vào một NH. Các tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài (không phải là tổ chức tín dụng NH hay là NĐT chiến lược) chỉ được nắm giữ tỉ lệ thấp, dưới 0,3%/vốn điều lệ cho mỗi tổ chức hoặc ở mức thấp hơn nhiều, thông thường khoảng 10 - 30 triệu USD cho một NH đối với một tổ chức.

    Với những khoản đầu tư này thì khó có thể đầu tư vào các NH chưa niêm yết vì theo quy định hiện hành trước khi đầu tư vào NH chưa niêm yết thì NHCP phải làm nhiều thủ tục xin phép NHNN. Trong khi đó, cơ hội với các CP niêm yết cũng khó khăn không kém khi mức room đã hết. Trường hợp của STB ngày đầu chào sàn ngày 12.7.2007 là ví dụ tiêu biểu khi "miếng bánh" chỉ còn chưa đầy 4% khiến khối này phải đổ tiền ra tranh mua nốt trong vòng 3 ngày để giữ chỗ.

    Theo nhận xét của Vafi, với danh mục đầu tư ít có CP NH, các Cty quản lý quỹ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế. Điều này đã phần nào hạn chế dòng vốn nước ngoài đầu tư vào TTCKVN, nhất là khi môi trường đầu tư CK của VN chưa được hấp dẫn như các TTCK có chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Quy mô các quỹ đầu tư đầu tư vào VN cũng nhỏ hơn nhiều so với các nước khác do TTCKVN còn nhỏ. Nếu NĐTNN có cơ hội thuận tiện trong việc đầu tư vào lĩnh vực NH thì đồng nghĩa với việc quy mô thị trường sẽ tăng lên đáng kể bởi NH đều là những DN lớn hơn nhiều so với các DN sản xuất kinh doanh và còn có nhiều tiềm năng phát triển.

    Tăng room: Lợi cho thị trường

    Việc tăng tỉ lệ sở hữu của NĐTNN trong lĩnh vực NH lâu nay vẫn được cho là khá nhạy cảm và không phải ngẫu nhiên vấn đề giới hạn sở hữu được cân nhắc và quyết định "rắn" trên bàn đàm phán về các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, theo nhận định của Vafi, nếu phân tích kỹ bản chất của vấn đề cộng với chính sách quản lý nhà nước thích hợp trong từng thời kỳ thì việc nới rộng room là nhu cầu thực sự của sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM và của TTCK. Vafi cho rằng tăng tỉ lệ sở hữu của NĐTNN từ 30% lên 35% hoặc 37% là hoàn toàn phù hợp vì đây là mức tăng không nhiều so với tỉ lệ nắm giữ của NĐTTN.

    Hơn nữa, việc tăng room này chỉ dành cơ hội cho đông đảo các tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài chứ không phải cho NĐT chiến lược, khuyến khích các đối tượng đầu tư mới.

    Từ góc độ DN, việc tăng room cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các NH có điều kiện tham gia niêm yết tại nước ngoài. Việc mở rộng quy mô có thể nắm giữ cũng khuyến khích của các tổ chức chuyên nghiệp đầu tư vào NH, góp phần thay đổi cơ cấu cổ đông theo hướng tăng tỉ lệ sở hữu của tổ chức, cải thiện đáng kể tính tổ chức và ổn định trong cơ cấu sở hữu.

    Từ góc độ thị trường, khi NH tăng quy mô để có thể hội nhập khu vực (vốn tự có trung bình khoảng 10 tỉ USD) thì mức tăng thêm 5-7% cũng đủ lớn đối với nhu cầu thị trường, chẳng hạn 1%/vốn điều lệ 15.000 tỉ đồng của Vietcombank cũng trị giá khoảng 100 triệu USD. Khi thị trường mở rộng quy mô thì sức cầu cũng cần gia tăng tương ứng. Các quỹ đầu tư nước ngoài có cơ hội thuận tiện trong việc đầu tư vào các NHCP thì việc thuyết phục các NĐT quốc tế từ phía các Cty quản lý quỹ nước ngoài sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Việc tăng room trong bối cảnh TTCK hiện nay là có ý nghĩa lớn cho TTCKVN, ngoài ý nghĩa kích cầu còn làm tăng thêm sức mạnh cho chính NĐTTN.

    http://hanoitimes.net/article/phantichbinhluan/9480/
  2. garanngon

    garanngon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Theo cái dòng đỏ đỏ trên thì tin mở Room tuần sau công bố có lẽ là tin vịt. Bởi thứ nhất việc nâng room trên 30% cho NH đã ngốn của 2 bên tới 4 năm đàm phán, chứng tỏ chính phủ rất kiên quyết "say no" với vấn đề này. Thứ 2 là giả sử ý kiến của VAFI được chính phủ xem xét và đồng ý, thì sự việc cũng không đơn giản nhứ thế. Quy trình em nghĩ sẽ khá lâu và lằng nhằng,
    vd: Chính phủ đầu tiên sẽ trả lời VAFI rằng đồng ý với đề nghị của VAFI (cái này các báo chắc cũng ngửi hơi thấy và đăng tin), sau đó chính phủ giao NHNN, bộ Tài chính kết hợp với UBCK và các bộ ngành liên quan nghiên cứu về phương án nâng Room ngân hàng (cái này báo cũng ngửi hơi thấy và đăng tin), sau đó các bên họp hành đề xuất phương án cụ thể tăng lên 33-35 hay 37% lên chính phủ (cái này báo cũng ngửi hơi đươc và đăng tin). Chính phủ xem xét rồi mới phê chuẩn đồng ý hay không, rồi mới giao các bên ấn định thời điểm nâng Room, v..v... Nói chung là mất káh nhiều thời gian, và mỗi công đoạn đều phải được báo chí đánh hơi và đưa tin về tiến độ.
    Còn việc Thủ tướng bụp 1 phát ký quyết định mở Room vào thứ 6 (hôm qua) thì hơi vô lý. Việc gì thủ tướng phải ký 1 cách vội vàng, bí mật như thế?
  3. Handsome_hn

    Handsome_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Cách đây không lâu, PM NT Dũng có nói là không mở room, bây giờ mà mở room thì khác nào tự vả vào mồm mình... Chuyên mở room phải bàn bác đến vài tháng chứ là sao mà dễ dàng thế được hả các bác ???
  4. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật thông tin không đúng rồi, vì VAFI kêu gào mở room từ tháng 1/2008, nhưng lúc đó CP đang lo vụ lạm phát đầu năm 2008.

    Còn mới đây nhất Vũ Bằng mới nói về khả năng mở room ngân hàng lên 33-35%, báo đăng tải rõ ràng (NLĐ và VNeconomy) vào ngày 25/2/2008, khoảng thời gian xa nhau như thế làm sao thông tin của chú cập nhật được sự thay đổi trong quan điểm của CP.

    Xem lại thời gian của bài viết nhé !!!

    -----------------------------------------------

    CẬP NHẬT: 25/02/2008 (GMT+7)

    Khuyến nghị mới của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán

    [​IMG]

    Văn Thành


    Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán vừa có khuyến nghị về một loạt giải pháp để xử lý tình hình thị trường hiện nay.

    Cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng đã có bài viết quan trọng trên báo Nhân Dân, phân tích tình hình thị trường hiện nay và đưa ra những đề xuất mới trong quan lý, điều hành. VnEconomy xin tóm lược những nội dung chính của bài viết này.

    Mở ?oroom? kích thích thị trường

    Trong bài viết nói trên, ông Vũ Bằng cho rằng, về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room), trước mắt vẫn duy trì mức sở hữu 49% với công ty niêm yết; nhưng nghiên cứu các tỷ lệ sở hữu đối với ngân hàng lên 33-35% để tạo kích thích cho thị trường chứng khoán.

    Ðối với chứng khoán chưa niêm yết, có hai phương án xử lý nâng từ mức 30% (theo luật khuyến khích đầu tư trong nước trước đây) lên 40% hoặc thực hiện phân loại doanh nghiệp với các tỷ lệ áp dụng khác nhau.

    Tuy nhiên, ông Vũ Bằng nhận định việc phân loại doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn vì hiện nay một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Theo đó, trước mắt có thể phân loại theo một số nhóm nhất định (không quá chi tiết) dựa trên hoạt động chính của doanh nghiệp.

    Đẩy mạnh hơn mua ngoại tệ

    Ứng xử trước luồng vốn ngoại tệ nước ngoài và đồng thời với việc cho đồng Việt Nam lên giá hơn nữa, khuyến nghị đưa ra là Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hơn việc mua vào ngoại tệ trong thời hạn ít nhất một tháng. Ưu tiên mua ngoại tệ cho mục đích kiều hối, đầu tư trực tiếp, góp vốn đầu tư chiến lược, đầu tư vào thị trường chứng khoán để hỗ trợ cho thị trường không bị giảm sút.

    Cùng với mua ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút tiền về thông qua việc phát hành tín phiếu, trái phiếu.

    Trong thời gian tới, nếu luồng ngoại tệ vượt quá mức độ hấp thụ của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xác định tổng hạn mức ngoại tệ đầu tư gián tiếp và phân bổ hạn mức trên cơ sở phân loại các tổ chức đầu tư nước ngoài (QII) theo các tiêu chí thích hợp, các tổ chức lớn đầu tư lâu dài sẽ được ưu tiên hơn.

    Tuy nhiên, việc đưa ra giải pháp này cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng quy mô luồng vốn nước ngoài, tránh gây ?osốc? với thị trường. Trước mắt, chủ yếu tăng cường chế độ báo cáo, tính công khai, minh bạch và nắm bắt kịp thời chính xác luồng vốn này.

    Xem xét lại kế hoạch IPO

    Ðể hỗ trợ sức cầu cho thị trường, ông Vũ Bằng đề xuất nghiên cứu cho phép chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài hoạt động sớm hơn ở Việt Nam, nhưng cho phép quản lý luồng vốn huy động ở nước ngoài nhằm thu hút và quản lý tốt hơn luồng vốn này.

    Về hoạt động đấu giá (IPO) hiện nay, do chưa có giải pháp ?okích cầu? đối với thị trường chứng khoán, việc đưa các doanh nghiệp nhà nước lớn ra đấu giá sẽ khó thành công và không khỏi tác động mạnh đến thị trường. Tuy nhiên, trì hoãn việc IPO cũng làm chậm lại quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước và tiến trình cải cách hiện nay.

    Đề xuất cho vướng mắc trên là cần nghiên cứu chuyển sang chào bán theo phương thức thỏa thuận cho đối tác chiến lược. Nếu lựa chọn đúng đối tác chiến lược, phải nắm giữ trong thời hạn ba năm thì sẽ bớt lượng cung hàng ra thị trường. Ðồng thời giúp cho doanh nghiệp tăng cường quản trị công ty, hoạt động có hiệu quả hơn; Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong tương lai.

    Ðể tránh thất thoát tài sản nhà nước do áp dụng phương thức thỏa thuận, cần yêu cầu các doanh nghiệp cổ phần hóa phải công bố công khai và chi tiết hơn các thông tin về doanh nghiệp và vấn đề định giá cần được các tổ chức chuyên nghiệp xác định một cách công khai, minh bạch.

    Nguồn : VNeconomy
  5. ledangdoanh

    ledangdoanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Việc mở room đối với từng ngành, từng loại dịch vụ với mức độ và lộ trình thế nào, lợi hại ra sao thì đã được đám đầu đất mang danh chuyên viên cao cáp ngâm cứu từ lâu roài, bây giờ chỉ có việc quyết định thoai, tùy tình huống mà quyết định, sao chú lại bảo là ký cái rụp..

    Nếu phản ứng của chính phủ cứ như suy nghĩ của chú thì khác giề con bệnh đang hấp hối mà mới bắt đầu lên kế hoạch triệu tập hội chẩn, đến lúc tổ chức và hội chẩn xong thì chết cụ nó ròai...
  6. garanngon

    garanngon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Cứ cho là ý kiến của Vũ Bằng được chính phủ đồng ý, thì như em đã nói ở trên ở VN mình quy trình hành chính rất lằng nhằng và lâu. Thủ tướng phải giao các bộ ngành lên quan ngồi lại với nhau nghiên cứu, chán chê mê mỏi thì mới ký quyết định. Việc tăng Room NH là việc hệ trọng (bằng chứng là ta đã mất 4 năm để kiên quyết từ chối trong đàm phán WTO), nên không thể có chuyện TT ký quyết định nâng Room trong sự bí mật, mà trước đó dư luận không hề biết được.


    Được garanngon sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 02/03/2008
  7. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    618
    VAFI vừa kiến nghị nâng room cho ngân hàng lên thêm 5%-7%. Ông nghĩ thế nào về đề nghị này?


    (Cười) Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và tất cả các đối tác lớn đã mất tới hơn 4 năm để thuyết phục ta nâng tỷ lệ tham gia vốn của nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng lên trên 30%. Ta cương quyết không đồng ý, nhưng biết đâu bây giờ lại đồng ý với VAFI. Theo tôi, nếu VAFI chứng minh được một cách rõ ràng lợi ích của việc nâng room thì chắc Chính phủ cũng sẵn sàng nghe thôi. Nguyên tắc ở đây là lợi ích phải lớn hơn nguy cơ và phải nhìn theo quan điểm phát triển, có lưu ý đến yếu tố an toàn cho cả hệ thống tài chính. Cá nhân tôi hoan nghênh đề xuất ?odám nghĩ, dám làm?. Trong quá khứ đã có nhiều chính sách đúng đắn ra đời từ những đề xuất táo bạo.

    (bài phỏng vấn đăng ngày 8/1/08)http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=8542
    ================================================
    bÁC LƯU Ý LÀ ĐỀ NGHỊ NÀY ĐẪ ĐƯA LÊN BÀN CỦA TT GẦN 2 THÁNG RỒI ĐẤY NHÉ, VẢ ALỊ BÀI PHỎNG VẤN NÀY CŨNG ỦNG HỘ những đề xuất táo bạo.ĐẤY CHỨ
  8. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Hô hô, vậy em hỏi chú việc siết chặc cho vay BĐS vừa rồi thì mọi người biết tin vào lúc nào ? Vì sao nhiều bà con vẫn lao vào đầu cơ đất (chứ không nói việc có nhu cầu mua nhà thực sự) để bi giờ giá đất phải hạ nhiệt ?? Vậy ai biết trước đã chạy thoát rồi tung hô trên báo đài để đổ vỏ ?

    Bác nghĩ rằng dư luận sẽ biết tin tức đầu tiên ah ? Hic, em xin thưa là biết sau cùng đấy ah.

    Mr Vũ Bằng đã đề xuất như thế không phải nói cho vui đâu, bằng chứng cụ thể của việc này là suốt tuần qua tây lông gom hàng rất nhiều, không phải có sự trùng hợp như thế.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Mà thôi, ai tin thì lo cơ cấu danh mục, không tin thì đợi văn bản chính thức rồi đi tranh mua vậy, hic.



    Được TrendVsTrap sửa chữa / chuyển vào 23:59 ngày 01/03/2008
  9. stockvnnoob

    stockvnnoob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Hic hic chính phủ vừa ra văn bản Cấm xe tự chế
    Giờ lại hoãn thêm tới tháng 6 mới thực hiện các Bác ạ
    Đúng là cái kiểu: Việt Nam nói một đằng làm một nẻo
  10. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Xe tự chế và room ngân hàng kách nhau một trời một vực đấy

Chia sẻ trang này