Nhà đầu tư ngoại băn khoăn về thuế thu nhập cá nhân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi daothiadia, 01/12/2008.

7880 người đang online, trong đó có 1168 thành viên. 15:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 262 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. daothiadia

    daothiadia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    1
    Nhà đầu tư ngoại băn khoăn về thuế thu nhập cá nhân

    Doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đưa ra một loạt đề xuất, từ kinh tế vĩ mô, thị trường vốn, ngân hàng, đến cơ sở hạ tầng trong diễn đàn với Chính phủ Việt Nam. Một vài đại diện cũng bày tỏ băn khoăn về Luật Thuế thu nhập cá nhân, dự kiến áp dụng từ đầu năm tới.

    Với sự tham dự của lãnh đạo các bộ Kế hoạch Đầu tư, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, Diễn đàn doanh nghiệp do Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức sáng nay tại Hà Nội là một hoạt động "tiền trạm" cho 2 ngày nhóm họp của các nhà tài trợ cho Việt Nam trong ít ngày tới. Đây là dịp doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đối thoại với Chính phủ về các vấn đề kinh tế và đề xuất giải pháp, trước khi các nhà tài trợ quốc tế bàn thảo về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam và công bố cam kết tài trợ cho năm tới.

    Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam và đại diện Phòng thương mại Australia (Auscham) Giles Cooper cùng cho rằng, một vài quy định mới trong Luật Thuế thu nhập cá nhân có thể tạo ra sự so sánh không thuận lợi đối với các nền kinh tế láng giềng. Theo ông, dù có sự giảm bớt về thuế suất, tổng chi phí cho nhân viên nước ngoài sẽ tăng, do phương pháp tính mới đối với nhiều lợi ích trước đây không bị tính thuế, như nhà ở, học phí...

    "Những quy định mới có nguy cơ khiến các công ty lựa chọn tuyển dụng các quản lý cao cấp tại nước khác để tránh thuế thu nhập cá nhân tăng thêm tại Việt Nam", ông Cany nhận định.

    Luật Thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Hiện cơ quan thuế đã triển khai cấp mã số, tập huấn tại các địa phương, ban hành văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, theo TTXVN, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 27/11 vừa qua, các thành viên đã đề xuất lùi thời điểm thi hành Luật thuế đến ngày 1/7/2009.

    Trao đổi với các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, việc hoãn thi hành Thuế thu nhập cá nhân hay không, trong đó có thuế thu nhập chứng khoán, sẽ do Quốc hội quyết định. Ông Hà cũng đưa ra quan điểm của Bộ là chỉ đánh thuế khi nhà đầu tư đã có lợi nhuận. "Chúng tôi sẽ nghiên cứu để trình Quốc hội", ông Hà nói.

    Cải thiện cơ sở hạ tầng, tính minh bạch, thực thi các cam kết WTO về mở cửa thị trường tài chính cũng như lĩnh vực phân phối tiếp tục là những vấn đề được đề cập trong đề xuất của nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài. Ông Alain Cany cho rằng, với khả năng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối đều có nguy cơ sụt giảm, thì Việt Nam cần kiểm soát thâm hụt thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai để giữ niềm tin cho nhà đầu tư. Để đảm bảo thâm hụt thương mại ở mức chấp nhận được, ông Cany cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự hỗ trợ, đặc biệt là nguồn vốn với chi phí tín dụng hợp lý.

    Cũng theo lãnh đạo EuroCham, không nên trì hoãn các cam kết WTO, bởi việc thực hiện các cam kết sẽ giúp Việt Nam chứng minh cho thế giới rằng mình vẫn là một địa chỉ đầu tư an toàn và đáng tin cậy ngay cả khi có khó khăn. Cùng quan điểm này, ông Ashok Sud, đại diện nhóm công tác Ngân hàng của diễn đàn đề xuất, cần có lộ trình rõ ràng về thời gian và tỷ lệ được tăng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong các ngân hàng Việt Nam. Cùng với đó là lộ trình hoặc quy định pháp lý về việc hợp nhất trong hệ thống ngân hàng, nhằm đảo bảo phát triển ổn định.

    Trong khi đó, 2 đại diện của nhóm công tác thị trường vốn Terence Mahony và Dominic Scriven cho rằng, trong điều kiện có thể, phần sở hữu của Nhà nước tại các công ty cổ phần nên được giảm xuống dưới 50%. Tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nên được coi là một đại diện vốn độc lập và chuyên nghiệp.

    Về cơ sở hạ tầng, một "nút cổ chai" đối với phát triển kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, hệ thống vận tải và năng lượng phát triển dang dở đang cản trở tăng trưởng. Theo một nghiên cứu trong năm tài khóa 2008 của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), doanh nghiệp nước này cho rằng tất cả hạng mục về hạ tầng của Việt Nam đều cần được cải thiện, trong đó đường và điện là yếu nhất. JBIC cũng cho biết sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật đối với Việt Nam vẫn rất lớn, nhưng đã có dấu hiệu giảm.

    Ông Alain Cany cho rằng, việc giá cả các mặt hàng đầu vào đang đồng loạt giảm đang tạo ra cơ hội để khắc phục tình trạng này, và Việt Nam nên tận dụng cơ hội. Theo đại diện EuroCham, khu vực tư nhân cần được tham gia để đẩy nhanh các dự án hạ tầng và tăng tốc các dự án trọng điểm.

    Minh bạch và năng lực quản trị tiếp tục là một trọng tâm trong danh sách hàng chục đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài. Đại diện Phòng thương mại Australia Giles Cooper nhấn mạnh đây là một mối quan ngại của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Ông cũng cho rằng, Việt Nam cần tạo dựng một môi trường kinh doanh ổn định và có thể tiên đoán được.

    Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Chính phủ đã có quy định cụ thể về các loại hình doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn, hay nắm cổ phần chi phối trên 50%. Với các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối, SCIC đã xây dựng lộ trình thoái vốn và sẽ từng bước bán các doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

    Về các nghiên cứu vĩ mô, ông Hà cho hay, từ trước đến nay Chính phủ Việt Nam đã cung cấp thông tin về các chính sách tài khóa, tiền tệ cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tới đây, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, nhằm giúp họ đánh giá đúng đắn về các chính sách của Việt Nam và có được sự đồng thuận trong thực hiện.

Chia sẻ trang này