Nhà nước không cần bận tâm nhà đầu tư đẩy giá cao rồi thua lỗ, Nhà nước sợ cơn sóng khác!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cordaid, 25/01/2007.

6853 người đang online, trong đó có 742 thành viên. 08:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 672 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. cordaid

    cordaid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Đã được thích:
    0
    Nhà nước không cần bận tâm nhà đầu tư đẩy giá cao rồi thua lỗ, Nhà nước sợ cơn sóng khác!

    Châu Á tiến thoái lưỡng nan với đồng đô-la


    Nhìn qua giá trị cổ phiếu, ta có cảm tưởng giá năng lượng giảm xuống sẽ làm châu Á hài lòng hơn. Điều đó chưa hẳn đã đúng. (Chỉ số MSCI dành cho cổ phiếu tại các thị trường mới nổi tại châu Á đã tăng đến 22% kể từ khi dầu có dấu hiệu giảm giá từ tháng 8 năm ngoái).

    Khi giá dầu thô tương lai ở mức 52 USD một thùng tại New York so với mức giá 77 USD/thùng vào hồi tháng Bảy năm ngoái, người tiêu dùng châu Á có lý do để lạc quan hơn về ngân sách tiêu dùng của mình. Những người nộp thuế cũng sẽ vui khi thấy giá dầu đảo chiều một cách bền vững, sau khi tăng đến bốn lần từ đầu năm 2002 đến giữa năm 2006. Chính phủ của các nước châu Á từ Trung Quốc, Ấn Độ đến Indonesia và Việt nam đều phải trợ giá dầu trong thời gian vừa qua.

    Nếu giá dầu tiếp tục đi xuống ?" do trái đất nóng lên, hiệu ứng El Nino, do tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, do sản xuất tăng lên, hay vì bất kỳ lý do gì ?" chính châu Á sẽ l phải trả giá để tài trợ cho chủ nghĩa tiêu dùng ở Mỹ.

    Năm ngoái, các ngân hàng TW châu Á, các cơ quan quản lý tiền tệ và đầu tư tại các nước xuất khẩu dầu mỏ đã mua vào khoảng 770 tỷ USD tài sản bằng ngoại tệ. Các khoản mua sắm chính thức đó là nguồn bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai tại Mỹ ước tỉnh khoảng 870 tỷ USD, theo nghiên cứu của Chi cục Dự trữ liên bang New York.

    Nếu thặng dư do bán dầu mất đi, các ngân hàng TW châu Á sẽ phải gặp nhiều lúng túng. Liệu các cơ quan quản lý tiền tệ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ có tiếp tục nương theo thói quen tiêu dùng của người Mỹ hay đầu tư số tiền bán dầu của họ ở nơi khác?

    Nếu họ vẫn muốn tiếp tục là khách hàng của Bộ Tài chính Mỹ, đồng đô-la sẽ mất giá, còn các ngân hàng TW châu Á sẽ phải chịu lỗ khá lớn trên bảng cân đối của họ.

    Nếu họ ngừng mua nợ ?okhông có rủi ro? của Mỹ, đồng đô-la vẫn giảm giá. Và đó chính là tình thế tiến thoái lưỡng nan. Dĩ nhiên, tất cả đều phụ thuộc và mức độ xuống giá của chi phí năng lượng.

    Năm ngoái, các quốc gia khai thác dầu mỏ có lẽ đã tăng số tài sản của họ lên 600 tỷ USD. Theo lời của Ramin Toloui, một nhà quản lý quỹ: ?oNgay cả khi dầu thô ở mức 55 USD một thùng, các quốc gia dầu mỏ vẫn chuyển được 300 tỷ USD tiền vào các thị trường tài chính toàn cầu?

    Tuy nhiên, nghiên cứu ủa Toloui cho thấy, mặc dù các ngân hàng TW châu Á có thiên hướng chủ yếu đầu tư các khoản thặng dư thương mại của mình vào những chứng khoán ?obảo thủ? mệnh giá đô-la Mỹ, nhưng đô-la thu được từ dầu mỏ lại có xu hướng được đầu tư vào những tài sản rủi ro hơn, bao gồm cả cổ phiếu tại các thị trường mới nổi.

    Điều đó không phải không có lý. Nếu các nước xuất khẩu dầu mỏ từ Nga đến Venezuela đến Ả-rập Xê út hay Na Uy bị giảm thu nhập đáng kể trong năm nay, hoặc hoảng sợ khi thấy đồng đô-la giảm giá, họ có thể xốc lại tổng lợi tức của mình bằng cách cắt giảm đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ để chuyển tiền sang các các khoản đầu tư rủi ro cao hơn tại các thị trường mới nổi.

    Trong điều kiện động thái đa dạng hóa trên có thể đã và đang diễn ra, việc cổ phiếu hay bất động sản các thị trường mới nổi lên giá không có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù các nhà đầu tư châu Á không phàn nàn gì chuyện các nguồn thu từ dầu mỏ đang chạy theo chứng khoán tại các thị trường mới nổi, các quan chức quản lý tiền tệ của chúng ta lại cảm thấy lo lắng.
    Khi sự ưu ái đối với chứng khoán mệnh giá bằng đô-la Mỹ giảm đi, và nếu nó dẫn đến sự giảm giá của đồng tiền Mỹ, giá trị dự trữ ngoại hối của các ngân hàng TW châu Á sẽ bị sứt mẻ.

    Trung Quốc chịu rủi ro cao nhất.

    Các nhà phân tích ước tính, trên hai phần ba số dự trữ ngoại hối trị giá 1 ngàn tỷ USD của Trung Quốc là những chứng khoán có mệnh giá bằng đồng đô-la.

    Hiện đang có dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc sẽ nhanh chóng lập ra một cơ quan để đầu tư số dự trữ đó vào các tài sản có độ rủi ro cao hơn.

    Stephen Green, một chuyên viên kinh tế của Standard Chartered tại Thượng Hải, ước tính quy mô của cơ quan đầu tư mới này cỡ khoảng 200 tỷ USD.

    Quá trình chuyển giao ngoại hối từ Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa sang cơ quan này sẽ diễn ra từ từ. Nếu không, nó sẽ là tín hiệu để các nhà đầu tư tư nhân và trái phiếu chính phủ né tránh đồng đô-la. Trung Quốc đang muốn chuẩn bị cho đồng đô-la yếu đi, nên họ càng không muốn là tác nhân gây ra điều đó.
    Các nước vùng vịnh cũng đã quen thuộc với việc tìm kiến lợi ngoài ngoài những trái phiếu an toàn của Chính phủ Mỹ. Hồi năm 2005, Quỹ Đầu tư Quốc tế Dubai đã mua lại Tập đoàn Tussauds, chủ sở hữu của bảo tàng sáp Madame Tussauds và tòa tháp London Eye.

    Các cơ quan quản lý tiền tệ tại châu Á không thể đa dạng hóa để thoát khỏi đồng đô-la một cách ngoạn mục như những người bạn giàu có tại Trung Đông. Châu Á bị vướng vào mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu, nên sự thành công sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của đồng đô-la.

    Châu Á có thói quen giữ đồng tiền của mình có giá trị thấp để bán hàng cho Mỹ. Điều đó đồng nghĩa với việc tài trợ cho mức độ tiêu dùng của Mỹ qua mua sắm các trái phiếu Chính phủ Mỹ.
    Nếu phân tích của Toloui là đúng, và nếu hiện nay các nước xuất khẩu dầu đang nắm giữ một phần tư các khỏan đầu tư chủ quyền trên thế giới, có lẽ châu Á và Mỹ không thể tiếp tục giữ vững thế trận này về lâu về dài.

    OTC24h.com trích Andy Mukherjee - BLOOMBERG

Chia sẻ trang này