Nhân chuyện 1%-2%, mạn bàn về LIQUIDITY!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ck3zw, 25/03/2008.

3491 người đang online, trong đó có 319 thành viên. 20:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1130 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. ck3zw

    ck3zw Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Đã được thích:
    239
    Nhân chuyện 1%-2%, mạn bàn về LIQUIDITY!!!!

    Xin trích lược lại lời của a VC khi bàn về LIQUIDITY:

    Quote from: CACO on February 28, 2007, 04:34:04 AM
    Cái này thì tôi không rõ lắm? 5% limit là để bảo vệ nhà đầu tư chứ anh? thực ra là không bán được chứ không phải là không bán kịp. Vì lúc đó đâu có người mua? CÒn chuyện mất vài chục % thì có rồi, hồi tháng 5 năm ngoái đó.


    Một trong những điều kiện quan trọng nhất của thị trường tài chánh--bất cứ thị trường nào--là LIQUIDITY. Liquidity dịch theo cho thật sát nghĩa là một thể lỏng. Nước là một thể lỏng. Thể lỏng thì thường rất dể di chuyển, hay ra vào. Trong thị trường tài chánh, liquidity tượng trưng cho khả năng mua bán bất cứ lúc nào, và ở bất cứ giá nào. Tại sao đây là một điều tối quan trọng trong trading? Tại vì niềm tin của người đầu tư phải được bảo vệ tối đa. Niềm tin cao thì người ta sẽ đầu tư nhiều vào thị trường. Đầu tư nhiều vào thì thị trường mới phát triển. Thị trường phát triển thì kinh tế sẽ đi theo. Mà muốn có niềm tin như thế thì anh phải tạo ra đủ điều kiện để người ta tin. Một trong những điều kiện đó là khả năng mua bán thật nhanh, và ở bất cứ giá nào cũng mua bán được. Chánh quyền không nên thò tay vào định giá, mà phải để thị trường tự nó kiếm một cái giá cho chính nó. Anh kềm giá bằng cách đặt một limit move 5% như thế tuy rằng anh có ý tốt. Nhưng hành động đó vô tình bóp chết cái liquidity của thị trường. Anh nghĩ xem thử đi. Nếu giá rớt và chỉ có thể bán khi nó nằm dưới 5% thì bao nhiêu người có thể bán được? Sự kiện này còn có nhiều ảnh hưởng trong các stocks mà ít người mua. Có nghĩa là nếu stock đó có volume quá ít. Với các stocks loại này anh không cần nhiều người bán là anh bị khóa sổ rồi. Cứ mỗi ngày khóa sổ một lần thì bao nhiêu ngày anh mới bán được? Giá sẽ đi xuống còn nhanh hơn là để thị trường tự định đoạt. Người bán chưa được sẽ càng thêm nóng lòng khi thấy giá stocks tiếp tục đi xuống, cho nên họ càng bán nhanh, bán vội. Một hình thức phá giá đang được thành hình. Đó là tại sao mô hình này không được áp dụng trong những thị trường tài chánh khác trên thế giới.

    Tôi cũng biết là chánh quyền VN lo sợ một thao túng trong thị trường cho nên họ mới limit giá như thế. Đó có thể đúng trong giai đoạn đầu, khi TTCKVN còn trong thuở phôi phai. Mai sau nó lớn thêm tí nữa, hay có thể bây giờ, thì họ nên dẹp mô hình đó đi. Vì trong một cơn khủng hoảng của Bear market, chắc chắn sẽ có người tự tử khi bán không được stocks của mình. Lỗi đó của ai? Của họ hay là của một system lỗi thời không hợp với một thị trường rất năng động? Cái đó mới thật sự là một loạn trong thị trường. Hơn nữa, sau này người ta sẽ nhìn thị trường với rất nhiều e dè. Bây giờ thì chưa thấy gì đâu, vì giá còn lên mạnh. Hôm nay mua không được thì mai mua vậy. Vấn đề là chỉ ăn ít nhiều thôi. Sau này khi giá xuống thì thử xem người ta còn bình tỉnh để mà đợi kiểu "hôm nay bán không được thì mai bán cũng được mà".....Emotion là một điều cực kỳ quan trọng trong financial market. Nó đã từng hiển hiện qua nhiều rất nhiều lần về khả năng tạo loạn của nó trong dòng lịch sử thị trường tài chánh của thế giới.

    Quote
    Tui cũng không rõ là nếu không có limit thì lại an toàn hơn ở chỗ nào. Năm 1990, tổng giá trị shares ở Nhật đạt khoảng 500 000 tỷ Yên. Năm 2007, nghĩa là 17 năm sau chỉ còn 420 ngàn tỷ. Vậy là nói chung vẫn đại bại, cho dù khớp lệnh liên tục và no limit đúng không anh?

    Không limit không phải an toàn hay không an toàn, nhưng nó đặt quyền quyết định vào người đầu tư, chứ không phải vào chánh quyền. Đây là tiền của tôi, của một người đầu tư. Đâu có phải tiền của chính quyền đâu mà đòi định đoạt giá cả dùm? Điều mà các anh nên tập suy nghĩ thêm là chánh quyền chỉ nên trong coi người dân và các chuyện luật pháp khác. Chứ chính quyền không nên và không bao giờ nên thò tay vào định giá cả thị trường. Cho dù giá đó là một giá xấu, hay là một giá tốt. Free market theo đúng nghĩa danh từ là FREE. Chứ còn đặt giá limit kiểu đó ai mà chơi. Một mutual fund manager nắm trong tay hàng trăm ngàn hay hàng triệu cổ phiếu mà bị cái luật 5% limit đó thì sao mà chạy? Stock có bad news là thì chú đó từ chết đến bị thương thui, chứ chạy sao kịp? Mà nếu biết rằng mình sẽ chạy không kịp trong một thị trường limit kiểu này thì ai dại gì mua nhiều hay đánh lớn? Đánh đấm kiểu limit này khó đánh lớn lắm.

    Còn về chuyện thị trường Nhật vào cuối thập niên 80 cho đến nay. Đó là một chuyện khác. Thị trường Hoa Kỳ vào thập niên 30''s cũng đi qua một bear market vĩ đại, nhưng họ vẫn chấp nhận vì đó là chu kỳ của thị trường. Kinh tế cũng có chu kỳ phát triển và co rút vậy. Hơn nữa giá cả của TTCK Nhật không phải sụp một cái từ đỉnh cao đi xuống, mà nó đi từ từ. Thị trường là một phản ảnh của kinh tế, một tấm gương cho người nhìn vào để đo sức phát triến của kinh tế TRONG TƯƠNG LAI. Gần 20 năm qua kinh tế Nhật được liệt vào hạng suy thoái vì hệ thống banking quá tệ. Người Nhật tung tiền đi mua đất vào cuối thập niên 80''s và bị lún cho mãi đến giờ. Nhà banks không chịu xóa bỏ những bad loans đó. Họ vẫn còn để đó. Kết quả là nó như một cái cùm cột vào chân làm kinh tế không phát triển nổi, mặc dù chánh phủ đã hạ phân lời tối đa (0%) để phát triển. Thành ra, hiện tượng của TTCK Nhật là một kết quả của kinh tế, chứ không phải là kết quả của một phương thức quản lý thị trường.


    Vài lời chia sẽ...
  2. dqhuy2003

    dqhuy2003 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Đã được thích:
    47
    Khi đã là nhà đầu tư CK họ đã sẵng sàng và chấp nhận các rủi ro mà thị trường mang lại. Tiền của họ lỗ bao nhiêu? lãi đến độ nào? hẫy để họ tự quyết định. Vấn đề là nhà nước hãy tạo ra niềm tin và tín thanh khoản cao cho nhà đầu tư chứ không phải lo hộ cái lỗ hay sợ họ lãi nhiều như thế này.
    Tại sao không nghĩ tới phương án bỏ biên độ để cứu thị trường? Nếu hôm nay tôi mua của bạn giá 10 thì không thể nào ngày mai tôi chấp nhận bán 7. Ngược lại tôi vừa bán cho bạn 10 ai đó chỉ cần bán 8 tôi mua lại ngay. Vậy thả nổi biên độ có khi lại hay hơn.
    Nhà nước cứu thị trường vì NN hay vì nhà đầu tư? (Nhà đầu là yếu tố chính tạo ra thị trường). Nếu vì nhà đầu tư thì tại sao không hỏi họ xem giải pháp thắt chặt biên độ họ có chấp thuận hay không???
    UBCK là một bộ máy rất kém hiểu biết.
  3. ilov3u2

    ilov3u2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Chửi CBN chúng nó giờ để giải quyết việc gì??? Mồm liền tai nghe, cẩn thận lại bị close cái 4r thì anh em ta hết chỗ buôn dưa lê.
  4. rose4love

    rose4love Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    28
    Cẩn thận, 4rum TTVNOL đã trong tầm ngắm của C37 rồi đấy !
  5. NgoanVCB

    NgoanVCB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    805
    Thay vì mất 500 một ngày, giờ em chỉ mất 100 một ngày ... vui quá
    Một số cử tri hỏi em là biên độ này có phải là để tạo điều kiện cho một số công cụ dụng cụ mua vào với mức không quá đắt không ... em không trả lời cụ thể .... không loại trừ, không chắc ... chắc phải họp và hội thảo thêm để bàn tiếp.

Chia sẻ trang này