Nhận dịnh thị trg hôm nay :"Xanh" nhưng vẫn chưa hy vọng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoanglong010, 08/08/2007.

8201 người đang online, trong đó có 1240 thành viên. 11:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 358 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Nhận dịnh thị trg hôm nay :"Xanh" nhưng vẫn chưa hy vọng

    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=603&lang=
    Chúc các bác 1 ngày may mắn !

    Màu xanh đã trở lại trên bảng giá điện tử ngày 7.8 với 71 loại chứng khoán (CK) tăng giá, chỉ có 23 loại CK đứng giá, 18 loại CK giảm giá. Tuy nhiên, màu xanh này được dự đoán khó có thể kéo dài liên tục, chưa thể đem lại hy vọng cho nhà đầu tư (NĐT).

    Tiếp tục chờ đợi!

    Chỉ số VN-Index ngày 7.8 tăng thêm 13,01 điểm, đạt 896,91 điểm. Chỉ số Hastc-Index cũng tăng 1,64 điểm, đạt 256,11 điểm. Gương mặt một số NĐT trên sàn chứng khoán đã giãn ra, bớt lo lắng. Thế nhưng, các NĐT vẫn tự nhủ không nên vội mừng vì trong một hai ngày tới, thị trường có thể lại đổi màu. Điều này từng diễn ra trong phiên giao dịch ngày đầu tiên của tháng 8. Khi đó, sau những ngày dài giảm triền miên, bất ngờ VN-Index tăng mạnh trở lại 15,19 điểm. Nhiều NĐT chưa kịp vội mừng thì ngay phiên giao dịch sau đó (ngày 2.8), VN-Index lại giảm tiếp, kéo theo chỉ số này tuột khỏi ngưỡng 900 điểm vào ngày 3.8.

    Tâm lý của NĐT trên các sàn chứng khoán hiện đang diễn biến khác nhau, đặc biệt là những NĐT cá nhân mới tham gia thị trường từ đầu năm đến nay. Một số người tranh thủ bán để cắt lỗ, có người án binh bất động và một số NĐT thì tranh thủ cơ hội mua thêm vào một ít vì giá CP đã xuống thấp... Chị Loan - một NĐT tại sàn chứng khoán Bảo Việt (chi nhánh TP.HCM) cả tuần qua khá sốt ruột. Chị cho biết muốn bán bớt cổ phiếu (CP) SAM để cắt lỗ nhưng vẫn chưa thực hiện được vì giá thấp quá. Chị hy vọng 1-2 phiên nữa, giá SAM tăng thêm thì chị sẽ bán ra. Riêng một số NĐT, khi giá đã xuống thấp từ 30 - 40% thì không muốn bán cắt lỗ nữa nên quyết định đầu tư lâu dài luôn.

    Theo giám đốc một công ty chứng khoán (CTCK) tại TP.HCM, tâm lý phổ biến nhất của các NĐT cá nhân hiện nay là vẫn chờ đợi cho thị trường quay đầu lại. Vì vậy lượng giao dịch không còn mạnh như trước đây nữa. Theo ông Võ Hữu Tuấn, Phó giám đốc CTCK Bảo Việt chi nhánh TP.HCM, chưa có dấu hiệu cho thấy xu hướng thị trường sẽ thay đổi. "Chỉ thị 03 vẫn còn đó, nhất là càng gần đến kỳ đáo hạn vay ngân hàng nên một số NĐT bắt buộc phải giải ngân một số CP mình đang giữ. Xu hướng thị trường hiện nay khiến những NĐT cá nhân rất lo sợ" - ông Võ Hữu Tuấn nói. Ngoài ra, phương thức khớp lệnh liên tục mặc dù diễn ra suôn sẻ nhưng NĐT vẫn chưa hoàn toàn quen nên sự tham gia còn khá dè dặt.

    NĐT nước ngoài vẫn mua nhiều

    Trái ngược với NĐT trong nước, các NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục đi theo xu hướng mua vào nhiều hơn bán ra. Rõ ràng nhất là trong phiên giao dịch ngày 3.8, khi VN-Index phá thủng ngưỡng 900 điểm, NĐT nước ngoài đã bỏ ra 124 tỉ đồng (chiếm 28% toàn thị trường) để mua vào gần 1 triệu CK các loại. Phiên giao dịch ngày 6.8, khi giá trị giao dịch toàn thị trường giảm mạnh chỉ còn một nửa (đạt khoảng 328 tỉ đồng) thì NĐT nước ngoài đã mua vào CK các loại tương ứng 83,8 tỉ đồng (chiếm 25,55% giao dịch toàn thị trường), chỉ bán ra một lượng CK có tổng giá trị 19,2 tỉ đồng. Điều này cũng diễn ra tương tự tại sàn Hà Nội khi NĐT nước ngoài mua vào gấp 10 lần bán ra và lượng giao dịch của họ chiếm 50% giao dịch của toàn thị trường.
    Xu hướng giao dịch này vẫn được NĐT nước ngoài giữ trong phiên giao dịch ngày 7.8. Tại sàn TP.HCM, NĐT nước ngoài đã mua vào hơn 850.000 CK tương ứng 127 tỉ đồng (chiếm 34% giao dịch toàn thị trường), chỉ bán ra hơn 355.000 CK, tương ứng 51,2 tỉ đồng. Tại sàn Hà Nội, NĐT nước ngoài cũng mua vào nhiều gấp 4 lần bán ra. Điều này chứng tỏ NĐT nước ngoài vẫn bình tĩnh và tiếp tục bỏ tiền ra đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Quỹ Quản lý đầu tư VinaCapital cho biết đây là thời điểm đầu tư tốt. "Khi thị trường giảm, cơ hội mua vào cho các NĐT nước ngoài như VinaCapital sẽ dễ hơn. Thị trường không phải là rẻ, cũng không phải là đắt nhưng tương đối tốt để đầu tư. Lợi nhuận sau thuế của các công ty đang niêm yết trong 6 tháng đầu năm nay vẫn có mức tăng trưởng cao. Theo dự đoán của chúng tôi, tỷ suất lợi nhuận này đến cuối năm 2007 tăng so với 2006 từ 25-30% thì với chỉ số PE dự tính 2007 khoảng 20 như hiện nay là cơ hội để mua vào" - ông Andy Ho nói.

    Theo ông Andy Ho, nếu so sánh với thị trường một số nước xung quanh vào thời điểm có GDP tương đương Việt Nam (từ 8-10%) thì thị trường chứng khoán vẫn theo xu hướng đi lên. Do đó quỹ này vẫn có một cái nhìn khá lạc quan về sự phát triển trong tương lai của thị trường chứng khoán Việt Nam.
  2. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Trái ngược với NĐT trong nước, các NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục đi theo xu hướng mua vào nhiều hơn bán ra. Rõ ràng nhất là trong phiên giao dịch ngày 3.8, khi VN-Index phá thủng ngưỡng 900 điểm, NĐT nước ngoài đã bỏ ra 124 tỉ đồng (chiếm 28% toàn thị trường) để mua vào gần 1 triệu CK các loại. Phiên giao dịch ngày 6.8, khi giá trị giao dịch toàn thị trường giảm mạnh chỉ còn một nửa (đạt khoảng 328 tỉ đồng) thì NĐT nước ngoài đã mua vào CK các loại tương ứng 83,8 tỉ đồng (chiếm 25,55% giao dịch toàn thị trường), chỉ bán ra một lượng CK có tổng giá trị 19,2 tỉ đồng. Điều này cũng diễn ra tương tự tại sàn Hà Nội khi NĐT nước ngoài mua vào gấp 10 lần bán ra và lượng giao dịch của họ chiếm 50% giao dịch của toàn thị trường.
    Xu hướng giao dịch này vẫn được NĐT nước ngoài giữ trong phiên giao dịch ngày 7.8. Tại sàn TP.HCM, NĐT nước ngoài đã mua vào hơn 850.000 CK tương ứng 127 tỉ đồng (chiếm 34% giao dịch toàn thị trường), chỉ bán ra hơn 355.000 CK, tương ứng 51,2 tỉ đồng. Tại sàn Hà Nội, NĐT nước ngoài cũng mua vào nhiều gấp 4 lần bán ra. Điều này chứng tỏ NĐT nước ngoài vẫn bình tĩnh và tiếp tục bỏ tiền ra đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Quỹ Quản lý đầu tư VinaCapital cho biết đây là thời điểm đầu tư tốt. "Khi thị trường giảm, cơ hội mua vào cho các NĐT nước ngoài như VinaCapital sẽ dễ hơn. Thị trường không phải là rẻ, cũng không phải là đắt nhưng tương đối tốt để đầu tư. Lợi nhuận sau thuế của các công ty đang niêm yết trong 6 tháng đầu năm nay vẫn có mức tăng trưởng cao. Theo dự đoán của chúng tôi, tỷ suất lợi nhuận này đến cuối năm 2007 tăng so với 2006 từ 25-30% thì với chỉ số PE dự tính 2007 khoảng 20 như hiện nay là cơ hội để mua vào" - ông Andy Ho nói.
  3. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    TTCK hiện nay là một sự giằng co giữa các lực lượng thị trường bi quan với những yếu tố tiêu cực và những lực lượng lạc quan với những yếu tố tích cực. Sự trải nghiệm gần nhất với sự sụt giảm thị trường trong tháng 4 sẽ còn ám ảnh các nhà đầu tư và biến họ trở thành những người nhút nhát. Tuy nhiên mặc tích cực sẽ lấn át và thắng thế khi thị trường xanh trở lại
  4. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=605&lang=

    Núp bóng FPT để lập công ty kiếm siêu lợi nhuận ? (2007-08-08 07:08:26)

    Thời gian gần đây, Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ (FPT) công bố thành lập một loạt các công ty mang tên FPT (tạm gọi là các công ty con của FPT) như: Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư FPT, Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Ngân hàng Thương mại Cổ phần FPT... Thế nhưng đến nay hầu hết các cổ đông hiện hữu của FPT không hề được biết trong các doanh nghiệp mới mang tên FPT nói trên sự thực công ty mẹ được góp bao nhiêu vốn, còn lại tư nhân góp bao nhiêu?

    Tại sao mang tên FPT?

    Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, FPT mẹ chỉ được góp từ 15% - 35% tại các công ty con này. Điều đó có nghĩa là từ 85% - 65% vốn điều lệ trong các công ty con mang tên FPT chỉ do một nhóm cổ đông thiểu số, một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt... của FPT đưa vào. Khi công ty mẹ được góp vốn thấp như vậy liệu các công ty con của FPT mang tên mẹ có hợp lệ hay không ?

    Trong khi chỉ góp vốn với tỉ lệ thấp, quyền lợi cũng hưởng với tỉ lệ thấp tương ứng, nhưng bộ máy nhân sự ban đầu của các công ty con lại do hầu hết các CB-CNV của FPT mẹ kiêm nhiệm hoặc được chuyển sang. Như vậy, FPT mẹ đã giúp tạo dựng khung ban đầu cho các công ty con mang tên FPT. Nếu không có bộ máy của FPT mẹ thì làm sao nhanh chóng có các công ty con này ?

    Núp thương hiệu để kiếm siêu lợi nhuận?

    Thương hiệu FPT đã nổi tiếng trong nước và quốc tế từ trước tới nay. Thương hiệu này do toàn thể CB-CNV FPT mẹ tạo dựng và nó thuộc sở hữu của toàn thể cổ đông. Nhưng những cổ đông sáng lập các công ty mới đã núp bóng FPT mẹ để mưu lợi phần nhiều cho họ.

    Chẳng hạn, Công ty FPTS có vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 200 tỉ đồng, trong đó FPT mẹ chỉ chiếm 15%, tức tương đương 30 tỉ đồng. Mặc dù chưa đi vào hoạt động, nhưng hiện nay cổ phiếu FPTS được rao bán trên thị trường OTC (thị trường tự do) cao gấp 8,5 lần giá gốc. Cùng trong thời điểm này có hàng loạt công ty chứng khoán khác ra đời, nhưng chưa thấy đơn vị nào có giá cổ phiếu lên siêu cao, siêu nhanh như FPTS. Như vậy, phải chăng khoản giá trị gia tăng siêu ngạch đó chủ yếu nhờ thương hiệu FPT mẹ mang lại?

    Với mức giá thị trường cao 8,5 lần thì giá trị vốn hóa của FPTS lên đến 1.700 tỉ đồng. Trong khoản chênh lệch 1.500 tỉ đồng đó (đã trừ vốn điều lệ), phải chăng FPT mẹ chỉ được hưởng 15%, còn lại 85% là của những cổ đông khác trong FPTS? Nếu là như vậy, FPT mẹ chỉ là cái bóng cho một nhóm cổ đông lợi dụng để tạo ra siêu lợi nhuận phần nhiều cho họ.

    Cổ đông nhỏ bị thiệt hại

    Trong số vốn điều lệ thực góp vào những công ty con của FPT, các cổ đông nhỏ, lẻ chỉ được hưởng một chút trong phần vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ FPT thuộc sở hữu của tất cả các cổ đông nên khi thương hiệu này bị lợi dụng, tất nhiên những cổ đông nhỏ bị thiệt hại trước. Nhiều cổ đông đặt câu hỏi: Tại sao FPT lại không lập các công ty TNHH? Nếu lập công ty cổ phần thì sao lại không nắm cổ phần chi phối?

    Phản ứng động thái núp bóng này, trong những ngày qua, nhiều cổ đông đã bán tháo cổ phiếu làm cho giá FPT trên thị trường giảm mạnh, tạo hiệu ứng dây chuyền kéo thị trường chứng khoán xuống theo
  5. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Bác này quảng cáo cho tinnhanhchungkhoan hả ?
    Rất tiếc em không đọc thằng này. Em chỉ đọc dautuchungkhoan thôi
  6. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    em QC cho chính e mà ! hihih
    Rất mong dc các bác ủng hộ ! Bác thử vào xem tin tức e cập nhật siêu nhanh đó .lượng tin cũng cực khủng .

    E chỉ thua là chưa có đội ngũ viết bài riêng thui ! Còn về lượng tin và mức độ cập nhật NHANH thì " BUỒN VÔ ĐỐI "

Chia sẻ trang này