Nhận định thị trường đây ! bà con mại vô đê !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi helgi24, 31/01/2007.

3461 người đang online, trong đó có 355 thành viên. 18:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 482 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. helgi24

    helgi24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Nhận định thị trường đây ! bà con mại vô đê !

    Thưa Bà con cô bác cùng toàn thể ACE trên diễn đàn,

    Có nhiều bài viết rất hay về tình hình TTCK, cách tiếp cận khoa học và rất hữu ích cho bạn đọc như chúng ta đã chứng kiến. Bài viết này xin đưa ra một số phân tích và mạn phép trả lời các vấn đề rất được quan tâm hiện nay, đó là:

    1. TTCK hiện tại đang ở trạng thái nào? Có nóng không? Tiêu chí nào để xác định nóng hay lạnh?

    2. Giá CP hiện nay cao hay thấp? Có yếu tố ảo không? Tiêu chí nào để xác định giá CP cao hay thấp?

    3. Thị trường hiện nay có phải là bong bóng không? Căn cứ nào để khẳng định?

    4. Tại sao TTCK tăng trưởng quá nhanh? Việc tăng trưởng này có bất thường không? Đã đến mức rối loạn chưa? Các tiêu chí để đánh giá độ ổn định là gì?

    5. Kỳ vọng của tổ chức, NĐTNN trong ngắn hạn và trung hạn?

    7. Tâm lý của NĐT trong nước hiện nay thế nào?

    8. Rủi ro hiện nay là gì?

    Xin phép được đi vào từng vấn đề cụ thể:

    1. Trạng thái của TTCK hiện nay: Đã có nhiều ý kiến cho rằng đang nóng, rất nóng...tuy nhiên hầu hết đều dựa vào cảm tính hoặc nhìn vào sự tăng trưởng 5%, 10%/ngày trong một thời gian dài của nhiều cổ phiếu, đặc biệt là Bluechips (BLCs). Bình tĩnh nhìn lại các góc cạnh, có thể thấy chưa đủ cơ sở để kết luận là nóng, bởi các lý do:

    - Thị trường gần đây tăng trưởng nhanh, rất nhanh. Bởi nhanh quá thì cũng dễ ngộ nhận là nóng, nhưng nóng hay không phải đo mới biết, mà đo bằng công cụ nào? (Xin trình bày sau).

    - Giữa cuối năm 2006, khi VNI khoảng 7xx, cũng đã có ý kiến cho rằng nóng quá, cần hạ nhiệt, nhưng đến 1/2007, VNI đạt đến 1050 rồi, cũng gọi là nóng. Vậy giữa hai cái nóng này có khác nhau không? Có mâu thuẫn không? Tương lai giả sử VNI lên nữa, lên cao nữa thì thay nóng bằng từ gì?

    - TTCK Việt Nam có các đặc điểm chính: Quá non trẻ; qui mô vốn rất bé; Các Cty niêm yết chưa đại diện hết cho nền kinh tế VN; Thời điểm kinh tế VN có cơ hội phát triển và hội nhập; Chính trị ổn định và an toàn, hấp dẫn trong đầu tư. Đây coi như là thời điểm chỉ mới bắt đầu của TTCK. Như vậy việc tăng trưởng nhanh, mạnh là tất yếu, đương nhiên. Nhưng đánh đồng và kết luận thị trường quá nóng là thiếu cơ sở và vội vàng.

    - Quan sát các phiên giao dịch từ đầu năm 2007 đến nay, cho thấy bên cạnh các CP tăng giá mạnh, vẫn có các CP giảm hoặc đứng giá. (Xin không bàn đến PPC). Như vậy rõ ràng là cổ đông đã nhìn nhận được nên mua CP nào và không mua CP nào. Xin loại trừ các yếu tố làm giá, tiêu cực hoặc đánh bóng CP, thì đây là tín hiệu cho thấy thị trường tăng trưởng có sự nhìn nhận, phân tích và đánh giá của cổ đông, ít bị phụ thuộc theo phong trào (xin không gọi là bầy đàn như một số nhà nhà khoa học). Sự tăng trưởng như vậy chưa thể gọi là nóng.

    - Khi cán cân cung cầu nghiêng hẳn về cầu, về nguyên tắc giá phải tăng lên. (Trong khuôn khổ bài viết này, xin không đề cập sâu lý do tại sao cầu lại lớn). Giá tăng lên và có thể cao, muốn xem nóng hay không phải nhìn nó có ổn định và bền vững không, có kiểm soát được không. Cũng như một chiếc xe ô tô chạy nhanh trên xa lộ 80km/h, nếu so với tốc độ trong thành phố thì gọi là quá nguy hiểm, nhưng với các điều kiện đảm bảo về phương tiện, độ thông thoáng của xa lộ thì bình thường, không có gì là nguy hiểm cả. Cung cầu mất cân đối và lấn át các yếu tố khác của thị trường, thì giá lên là bình thường.

    - So với các TTCK khu vực và nước ngoài, thì chỉ số chứng khoán của họ thế nào? Thái Lan gần 2000, Trung Quốc 2800. Chỉ số của họ cao hơn VN nhiều. Tất nhiên nhiều ý kiến cũng cho rằng P/E các Công ty niêm yết của VN cao hơn so với khu vực. Nhưng hãy xem kỹ: chỉ số P/E trung bình đã bị ảnh hưởng bởi một số CK có P/E quá cao như PVD và một số ít BLCs khác. Rất nhiều BLCs hoặc các CK có tiềm năng thành BLCs có P/E ở mức 20 hoặc nhỏ hơn. Chú ý kết hợp vấn đề này, quý bà con và ACE sẽ có những quyết định hay.

    Như vậy, xác định nóng hay lạnh bằng cách nào? Có thể dựa vào các tiêu chí sau:

    - So sánh tương quan chỉ số tăng trưởng VNI với các nước khu vực, thế giới;

    - Khả năng phát triển và ổn định của thị trường trong tương lai;

    - Khả năng phát triển của nền kinh tế, tính ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia;

    - Nếu là đã nóng, thì chỉ số VNI phải là ở đỉnh hoặc tăng trưởng chậm lại, không tăng. Nhưng thực tế thị trường cho thấy ba khả năng này không xảy ra. Như vậy có thể dùng thực tế thì tương lai để củng cố thêm cơ sở cho vấn đề ''Nóng-Lạnh" này. Đây cũng là một cách để nhận định trạng thái "Nóng" hay không cho thời gian tới bằng cách hình dung kịch bản.

    Cân đối các yếu tố trên, có thể thấy rằng TTCK đang phát triển nhanh, mạnh mà thôi. Tuy nhiên cũng thông cảm cho CP và các Bác Lãnh đạo muốn những điều tốt đẹp nên mới có cảnh báo... Còn những ai muốn tranh thủ để kích động mua rẻ bán đắt thì...

    2. Giá cổ phiếu hiện nay: Việc thị giá cổ phiếu gấp đến 60, hoặc 70 lần mệnh giá không còn xa lạ nữa trên TTCK Việt Nam. Tầm 15 đến 25 lần là quá phổ biến. Như vậy nó đắt hay rẻ? Có xứng đáng với đồng tiền bỏ ra của cổ đông không? Câu trả lời là có yếu tố hợp lý ở trong đó. (không dám viện dẫn câu của các Cụ là "Tiền nào của nấy" ở đây). Tại sao vậy?

    Mới nhìn hoặc nghe qua, người chưa hiểu hoặc chưa đầu tư CK ở VN nghe có vẻ lo lắng lắm: Cổ tức dù cao lắm là 100%/năm, tức 10.000 đ/ CP/năm, mà lại dám bỏ ra số tiền gấp hàng chục lần mệnh giá? Ví dụ: bỏ ra 300.000 để thu về cổ tức tối đa (giả sử thôi) là 10.000 đ/năm. Nghe buồn cười lắm. Nhưng thực tế không phải thế. Có 3 yếu tố ở đây:

    - Lãi từ đầu tư cổ phiếu có 2 phần: (Chênh lệch giá bán - mua mua cổ phiếu) + cổ tức. Cầu đang lớn nên chênh lệch giá lớn là dễ thấy.

    - Sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai, sẽ kéo theo sự tăng trưởng sức mạnh của doanh nghiệp, tăng vốn và cổ đông sẽ có cơ hội sỡ hữu thêm cổ phiếu thưởng hoặc giá rẻ, làm tăng lợi nhuận đầu tư. Đây là yếu tố quyết định cầu ngoại dài hạn và nguyên tắc đầu tư chứng khoán trong thị trường ổn định. Ngoài ra, các BLCs còn hấp dẫn bởi NĐT mong muốn sỡ hữu doanh nghiệp mạnh, chủ lực và quyết định sự phát triển nền kinh tế. Nắm được các công ty này sẽ có nhiều cơ hội phát triển khác nữa (...).

    - Giá trị của doanh nghiệp Việt Nam: nhiều người cũng cho rằng đang rẻ. Có thể định lượng được yếu tố này, ví dụ: CP "hot" về bất động sản hiện nay lên sàn được định giá khoảng 4 triệu USD, chưa bằng 300 m2 đất tại Hà Nội...như vậy tiềm năng của nó thế nào? Thị trường đã chứng minh rồi. Như vậy việc cổ đông mua cổ phiếu giá cao cũng được hiểu (một phần) vì giá trị doanh nghiệp còn rẻ. Lại quay về khái niệm "Cân Bằng"!.

    Bên cạnh đó, để định lượng cổ phiếu rẻ hay đắt, một tiêu chí quan trọng để xem xét là chỉ số giữa thị giá CP chia cho thu nhập của CP. (P/E). Chỉ số này càng cao thì coi như giá càng đắt, độ rủi ro càng lớn. Xin hãy quay về bài toán đầu tư CK: về cơ bản, đây là bài toán của tương lai. Đầu tư CK là đầu tư cho tương lai. (Xin loại trừ việc đầu cơ hoặc ngắn hạn). Cầu ngoại cũng phần lớn xuất phát từ nguyên tắc này. Như vậy khi mua CK là mua tương lai của doanh nghiệp đó. Vậy thì xác định CP đắt hay rẻ cũng phải so sánh với giá trị tương lai của DN đó. Đơn giản xin đưa ra 2 ví dụ:

    VD1: ta nhìn con voi trong một cự ly gần, rất gần sẽ thấy nó cực to. Nhưng khi nhìn nó ở trong tổng thể một khu rừng thì nó lại là quá bé nhỏ.

    VD2: anh nông dân không biết về qui hoạch nên bán mảnh đất giá cực rẻ. Tại thời điểm bán, ai cũng mừng và cho rằng anh ta có dịp may bán được giá. Sau 3 năm, mảnh đất được ra mặt tiền, nên lại quay ra tiếc của, cho là thời đó bán quá rẻ.

    Quay lại chỉ số P/E. Tại sao có những CP P/E rất cao nhưng vẫn có nhiều người mua, mua đắt, trong khi có những CP P/E dưới 10, tức là rẻ, độ an toàn cao, vẫn ít được chú ý? Đơn giản là khi DN phát triển, bên cạnh lợi nhuận cao, cổ tức cao, thì nó sẽ tăng trưởng, tăng vốn. (Tất nhiên DN phải đảm bảo duy trì tỷ lệ cổ tức). Khi tăng vốn, phát hành thêm CP thì thị giá CP sẽ giảm xuống, P/E lại giảm theo. Nhưng theo cung cầu thị trường thì giá CP này sẽ tăng lên sau khi tăng vốn, và cổ đông sẽ được lợi. (Thực tế SJS sẽ thấy rõ).

    Như vậy có thể thấy yếu tố ảo hay không ảo là do cách tiếp cận vấn đề cũng như xác định cụ thể từng trường hợp, từng CP. Không thể nói chung chung được. Có những quỹ đầu tư NN đầu tư dài hạn và mua nhiều BLCs, hết cả room, thì có ai dám nói họ mua giá trị ảo, mua cái ảo không?

    Như trên đã đề cập, vậy tiêu chí nào xác định giá CP cao hay thấp? Có 2 tiêu chí:

    - Giá trị tương lai của doanh nghiệp đó. Chẳng hạn ngân hàng S, trong 3-5 năm nữa tăng trưởng thế nào? có mạnh không? thặng dư lợi nhuận, thặng dư vốn thế nào? vốn điều lệ sẽ là bao nhiêu (có lên đến tỷ USD không)?

    - Sức cầu về CP đó trên thị trường.

    Nếu xác định được như thế, chúng ta sẽ rõ được giá CP hiện nay ra sao. Câu trả lời ở đây là: vẫn chấp nhận được. (vì ít ra cũng được thị trường thừa nhận rồi).

    3. Quan niệm về thị trường bong bóng: Nhiều ý kiến cho rằng thị trường hiện đang có dấu hiệu bong bóng và tỏ ý bi quan. Vậy nên hiểu thế nào?

    Cách tiếp cận vấn đề của bài viết này là: Hôm nay nếu có bong bóng thì ngày mai, ngày kia sẽ có xì hơi. Nhưng thực tế thì sao? Vẫn phát triển đấy thôi. Tất nhiên nói như vậy hơi cảm tính. Các yếu tố cho thấy chưa đến mức đáng ngại:

    - Cầu đang lớn hơn cung nhưng vẫn thuộc phạm vi kiểm soát được, chưa đến mức rối loạn.

    - Chính phủ vẫn có khả năng kiểm soát điều hành thị trường.

    - Nạn tiêu cực trong giao dịch CK tuy có nhưng chưa đến mức ảnh hưởng quá nghiêm trọng, đang từng bước được điều chỉnh tốt.

    - Qua phân tích kỹ thuật giá trị như trên, cho thấy giá CP đang ở mức chấp nhận được.

    - NĐTNN, tâm lý chung vẫn muốn VN có TTCK phát triển, ổn định. Có như vậy họ mới làm ăn lâu dài được. Các suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng TTCK ở mức dài hạn chắc chắn chưa thể xuất hiện. (xin mời các Bác cho thêm ý kiến về vấn đề này).

    - Cung sẽ được bơm ra thị trường qua 2 cách: (trong năm 2007): bán thêm CP sở hữu NN và CPH.

    - Chính trị VN cực kỳ ổn định. Đảng duy nhất lãnh đạo dĩ nhiên sẽ có tiếng nói chung và bảo vệ quyền lợi của cổ đông (mà trong đó có con cháu các Bác nữa đó).

    - Có các luồng thông tin bơm vá, làm giá với mục đích mua rẻ bán đắt, làm cho thông tin bị nhiễu, nhà đầu tư (và đầu cơ nữa) bị lung lay quan điểm.

    - Trong một phạm vi chừng mực nào đó, cũng có thể xuất hiện một vài CP có giá đắt, hoặc một số người vay NH đầu tư CK không chịu được sự đong đưa của thị trường... và phát hoảng...

    - Một số kênh truyền thông thiếu kiến thức kinh nghiệm về TTCK, đưa tin sai lệch, không đúng bản chất vấn đề làm nghiêm trọng hoá...

    - Kinh tế VN dự báo tiếp tục tăng ổn định và cao trong năm 2007.

    Vậy căn cứ để xác định bong bóng là gì? Có phải là:

    - Khi giá trị CP bị đẩy lên quá mức, cao hơn giá trị doanh nghiệp trong tương lai.

    - Khi Nhà nước không kiểm soát được tình hình

    - Khi khối lượng giao dịch giảm rõ rệt, đặc biệt là các phiên điều chỉnh. Về điều này, thì xin nói luôn là vào các phiên điều chỉnh vừa qua, cầu lại tăng mạnh, KL giao dịch tăng.

    - Khi vào phiên điều chỉnh, các CP đều đồng loạt giảm giá. Điều này cũng không có, mà có CP vẫn lên trần, dư mua rất lớn.

    - Có bi quan của tâm lý cổ đông, bán ra hàng loạt. Điều này cũng không...

    - Khi Nhà nước đã dùng tất cả các biện pháp mà vẫn không kiểm soát được tình hình. (Thực tế vừa qua: cũng chưa có gì lớn lao cả).

    - Khi đã mở hết room (sẽ khó kiểm soát hơn, dễ thao túng hơn)

    - Khi qui mô thị trường đủ lớn, nhiều DN lớn, quan trọng tham gia...

    - Khi có ảnh hưởng xấu của nền tài chính tiền tệ trong nước và ngoài nước.

    - Có tác động xấu từ nền kinh tế, sai lầm ở chính sách vĩ mô (yếu tố này cũng khó, vì sai lầm cũng có thể điều chỉnh mà)

    ...Một khi các yếu tố trên xảy ra nhiều, đồng thời hoặc hàng loạt...thì có thể cho rằng thị trường đến lúc xì hơi...

    ... Đã hết thời gian, xin được tiếp tục sau...

    Chúc quý bà con và ACE may mắn, quyết định sáng suốt...

Chia sẻ trang này