Nhận định thị trường tuần 1-5/7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duychu1405, 01/07/2024 lúc 07:33.

1780 người đang online, trong đó có 43 thành viên. 04:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 410 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. duychu1405

    duychu1405 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2021
    Đã được thích:
    44
    TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 01/07 – 05/07 )

    Các thông tin trên thế giới như sau:

    1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (28/06), chỉ số S&P 500 lùi 0.41% xuống 5,460.48 điểm, chỉ số Nasdaq Composite mất 0.71% còn 17,732.60 điểm. 2 chỉ số này đã đạt mức cao mọi thời đại trong phiên vào đầu phiên trước khi quay đầu giảm điểm. Chỉ số Dow Jones hạ 45.20 điểm (tương đương 0.12%) xuống 39,118.86 điểm. Tính từ đầu tuần, Nasdaq Composite tiến 0.2%, S&P 500 và Dow Jones giảm gần 0.1%.

    2. Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ vào ngày thứ Sáu cho thấy lạm phát trong tháng 5 tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, chỉ nhích 0.1% trong tháng trước và tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước. Cả 2 đều phù hợp với dự báo từ Dow Jones. Chỉ số PCE lõi là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). PCE danh nghĩa, bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, gần như không thay đổi trong tháng 5 và tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước, cũng trùng khớp với dự báo.

    3. Giá dầu giảm vào thứ Sáu (28/6) do các nhà đầu tư quan ngại nhu cầu của Mỹ vẫn yếu và rút tiền ra khỏi thị trường vào cuối quý. Trong khi đó, dữ liệu lạm pháttháng 5tăng cơ hội Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. Hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn giao tháng 8, tăng 2 cent ở mức 86,4 USD/thùng. Hợp đồng tháng 9 có tính thanh khoản cao hơn đã giảm 0,3% xuống 85 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai WTI của Mỹ giảm 20 cent, tương đương 0,24%, xuống còn 81,5 USD. Tính chung trong tháng qua, cả hai loại dầu này đều tăng khoảng 6%.

    4. Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 105.x kết thúc tuần vừa qua.

    Kết luận: Đa số các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động tương đối tích cực trong tuần qua sau khi thông báo chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và dữ liệu lạm phát tháng 5 cho thấy lạm phát đang giảm.

    Về thị trường Việt Nam:

    1. Diễn biến tuần giao dịch 24-28/6

    · Khởi đầu tuần mới với phiên đỏ lửa, VN-Index mất gần 28 điểm cùng với mốc 1.270. Thị trường có diễn biến hồi phục trong ba phiên tiếp theo, tuy nhiên thanh khoản thấp là yếu tố khiến nhà đầu tư lo ngại. Nỗi lo đã làm phiên cuối tuần ngập trong sắc đỏ cùng với phiên giảm gần 14 điểm. VN-Index chốt tuần tại 1.245,32, tính chung cả tuần chỉ số để mất 36,7 điểm, tương đương giảm 2,86% so với tuần trước đó.

    · Số phiên giảm điểm chiếm ưu thế (3/5 phiên) với lực cầu chủ động gần như mất hút. Trong khi đó, lực bán chủ động tăng vọt vào phiên thứ Sáu (28/6), đạt hơn 105 triệu đơn vị trong vòng 15 phút trước ATC.

    2. Điểm tiêu cực

    • Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 25.030 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân phiên ở mức 20.225 tỷ đồng, giảm 9,8% so với tuần trước đó và thấp hơn 16,5% so với trung bình 5 tuần gần đây.

    • Nhà đầu tư ngoại vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi tiếp tục bán ròng gần 4.500 tỉ đồng trong tuần cuối cùng của tháng 6. Ở tuần giao dịch từ ngày 24-28.6 trên toàn thị trường, khối ngoại đã bán ròng 118,78 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt hơn 4,4 nghìn tỉ đồng. Tổng cộng cả tháng 6, khối ngoại đã bán ròng 436,69 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt gần 16,8 nghìn tỉ đồng, chỉ thua tháng kỷ lục vừa được thiết lập vào tháng 5 khi bán ròng hơn 19 nghìn tỉ đồng.


    3. Điểm tích cực

    · Điểm sáng trong giao dịch tuần qua vẫn đến từ việc nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mua ròng bất chấp đà bán ròng mạnh từ khối ngoại. Cụ thể, dòng vốn này mua ròng 2.660 tỷ đồng tuần qua, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 3.174,6 tỷ đồng.

    Kết luận – Dự báo thị trường tuần 1 – 5/7:

    1. Thị trường có tuần cuối cùng của tháng 6 khá tiêu cực khi chỉ số VN-Index đã có những phiên giảm sâu cùng thanh khoản kém sôi động. Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 36,7 điểm (-2,86%) xuống mức 1.245,32 điểm.

    2. Về kỹ thuật, trong khung thời gian tuần (24-28/06/2024), VN-Index kết tuần giảm mạnh với sự xuất hiện cây nến đỏ có thân dài đồng thời cắt xuống đường Middle của Bollinger Bands. Điều này cho thấy tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD đều xuất hiện tín hiệu bán, qua đó báo hiệu rủi ro điều chỉnh vẫn còn.

    3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Tuần 24 - 28/06, thị trường chính thức thủng 1,250. Tuần tới nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục test lại vùng 1,200 - 1,240 tương ứng với EMA 50 và EMA 20 trên đồ thị tuần. Trong những phiên tới, nếu lực cầu bắt đáy không xuất hiện tại vùng 1,240 - 1,245, VN-Index có thể sẽ tiếp tục lùi xuống vùng 1,200 - 1,210.

    Hành động của chúng ta:

    Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư quan sát diễn biến cung cầu tại vùng hỗ trợ để đánh giá trạng thái thị trường. Đồng thời, vẫn cần cân nhắc nhịp hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

    Watchlist tuần tới: FRT, FPT, VND, NTL, GVR,KDH, KBC, PDR, HDC.

    Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.






    ==============

    Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư

Chia sẻ trang này