Nhận định thị trường tuần 13-17/5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duychu1405, 13/05/2024.

6864 người đang online, trong đó có 1044 thành viên. 16:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1417 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. duychu1405

    duychu1405 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2021
    Đã được thích:
    44
    TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 13/05 – 17/05 )

    Các thông tin trên thế giới như sau:

    1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (10/05), chỉ số Dow Jones tiến 125.08 điểm (tương đương 0.32%) lên 39,512.84 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 0.16% lên 5,222.68 điểm. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite lùi 0.03% xuống 16,340.87 điểm. Các chỉ số chính cũng khép lại tuần này với sắc xanh. Dow Jones tăng 2.16% trong giai đoạn này, ghi nhận tuần tăng tốt nhất kể từ tháng 12/2023 và leo dốc 4 tuần liên tiếp. S&P 500 và Nasdaq Composite đều tăng tuần thứ 3 liên tiếp, lần lượt tiến 1.85% và 1.14%.

    2. Dữ liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần mới đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2023, làm tăng kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất vào thời điểm nào đó trong năm nay. Ngoài dữ liệu thất nghiệp. một cuộc đấu giá trái phiếu đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ đã khiến lợi suất giảm vào ngày thứ Năm. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm khép phiên mất 3 điểm cơ bản còn 4.45%, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm lùi 3 điểm cơ bản xuống 4.81%.

    3. Giá dầu thô đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (10/5) vì bình luận từ những quan chức ngân hàng trung ương Mỹ cho thấy lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, điều có thể cản trở nhu cầu nhà tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô Brent giảm 1,31% xuống 82,78 USD và giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,34% xuống 78,2 USD/thùng. Trong tuần, dầu Brent giảm 0,2%, trong khi dầu WTI tăng 0,2%.

    4. Chỉ số DXY giảm xuống ngưỡng 105.x kết thúc tuần vừa qua.

    Kết luận: Đa số các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động tương đối tích cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ khi dữ liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới nhen nhóm hy vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất vào cuối năm nay.

    Về thị trường Việt Nam:

    1. Diễn biến tuần giao dịch 6-10/5

    · Khởi đầu tuần 6 – 10/5 với diễn biến tăng mạnh, VN-Index đã vượt qua ngưỡng tâm lý 1.230 – 1.240 và tạo đà cho diễn biến tăng vượt mốc 1.250 trong hai phiên tiếp theo. Áp lực bán bắt đầu lấn lướt khi chỉ số vượt kháng cự 1.250 kéo theo diễn biến giảm điểm trong 2 phiên còn lại của tuần.

    · Chốt tuần tại 1.244,7, VN-Index đã có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp với mức tăng 23,67 điểm, tương đương 1,94% trong tuần.

    2. Điểm tích cực

    • Dòng tiền có sự cải thiện đáng kể trong tuần qua khi giá trị khớp lệnh trên HOSE duy trì quanh mức 18.000 tỷ đồng mỗi phiên.

    • Bên cạnh đó, điểm sáng trong giao dịch trên thị trường tuần qua đến từ việc nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mua ròng. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 3458,86 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 1415.6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VHM, HDB, TCB, GMD, FPT, VHC, STB, DGC, VPB, MBB.


    3. Điểm tiêu cực

    · Bất chấp nỗ lực hồi phục của thị trường chung, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 3.000 tỷ đồng. Cụ thể, họ bán ròng trên HOSE và thị trường UPCOM, trong khi duy trì mua ròng trên HNX. Trên HOSE, khối ngoại đã bán ròng hơn 3.139 tỷ đồng trong tuần, tương đương khối lượng gần 90,8 triệu đơn vị. Trong đó, cổ phiếu VHM bị xả ròng mạnh nhất với giá trị hơn 2.500 tỷ đồng, bỏ xa các mã còn lại trong top bán ròng. Ngoài ra, tự doanh công ty chứng khoán cũng xả ròng tạo áp lực lên thị trường tuần qua với khối lượng bán ròng 1248.6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 179.5 tỷ đồng.

    Kết luận – Dự báo thị trường tuần 13 – 17/5:

    1. VN-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 19/2024 tại 1.244,70 điểm, tăng 23,67 điểm tương đương tăng 1,94% so với đóng cửa tuần thứ 18 trước đó. So với tuần 17 (22-26/4), chỉ số này tăng 35,18 điểm tương đương tăng 2,91%.

    2. Về kỹ thuật, trong phiên giao dịch ngày 10/05/2024, VN-Index giảm điểm và đang test lại đường SMA 50 ngày, đây đồng thời là ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% (tương đương vùng 1.250-1.265 điểm) trong khi khối lượng trong các phiên gần đây có sự trồi sụt thất thường cho thấy tâm lý phân vân của nhà đầu tư đang hiện hữu. Tuy nhiên, chỉ báo MACD vẫn đang hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua. Nếu chỉ báo này vượt mức 0 trong các phiên tới thì nhịp phục hồi của chỉ số sẽ được củng cố thêm trong các phiên tới.

    3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Thị trường có 3 tuần tăng điểm liên tiếp kể từ sau khi kiểm định thành công vùng giá 1.165 điểm tương ứng với đường trung bình MA200 ngày. VN-Index trong ngắn hạn đã tiến tới gần vùng kháng cự mạnh quanh 1.250 điểm là vùng hỗ trợ đã đánh mất trước đó và hiện cũng là vùng trên của khu vực tích lũy trung hạn. Diễn biến rung lắc liên tiếp của thị trường trong 3 phiên cuối tuần cũng cho thấy áp lực bán tại vùng này. Xu hướng trung hạn của chỉ số vẫn đang là dao động swing trong vùng tích lũy với kênh 1.150 – 1.250 điểm sau nhịp giảm điểm mạnh vừa qua và diễn biến tích lũy dự báo sẽ có thể kéo dài.

    Hành động của chúng ta:

    Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua đuổi giá ở vùng giá hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi. Nhà đầu tư trung - dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục và nên chờ nhịp điều chỉnh nếu muốn giải ngân thêm do mặt bằng giá hiện tại không còn quá hấp dẫn khi VN-Index đang vận động ở vùng cản trên của kênh tích lũy.

    Watchlist tuần tới: FRT, FPT, VND, NTL, GVR,KDH, KBC, PDR, HDC.

    Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.






    ==============

    Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư

Chia sẻ trang này