Nhận định thị trường tuần 24-28/6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duychu1405, 24/06/2024.

7801 người đang online, trong đó có 1205 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 516 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. duychu1405

    duychu1405 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2021
    Đã được thích:
    44
    TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 24/06 – 28/06 )

    Các thông tin trên thế giới như sau:

    1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (21/06), chỉ số S&P 500 lùi 0.16% xuống 5,464.62 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite mất 0.18% còn 17,689.36 điểm. Chỉ số Dow Jones nhích 15.57 điểm (tương đương 0.04%) lên 39,150.33 điểm. S&P 500 ghi nhận mức cao kỷ lục 5,505.53 điểm trong phiên vào đầu tuần, và tăng 0.6% trong tuần qua. Nasdaq Composite khép tuần gần như đi ngang, còn Dow Jones tăng 1.45%, đánh dấu tuần tăng tốt nhất kể từ tháng 5/2024.

    2. Dữ liệu kinh tế mới đã góp phần củng cố lập luận rằng nền kinh tế đang yếu đi. Dữ liệu đó bao gồm số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần cao hơn dự báo và số lượng cấp phép và khởi công nhà kém. Chỉ số sản xuất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khu vực Philadelphia cũng thấp hơn so với dự báo.

    3. Giá dầu thô giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (21/6) do lo ngại rằng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi đồng USD mạnh và tin tức kinh tế tiêu cực từ một số nơi trên thế giới. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô Brent giảm 0,81% xuống 85 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,86% xuống 80,6 USD. Trong tuần, cả hai loại dầu thô đều tăng khoảng 3% sau khi tăng khoảng 4% vào tuần trước đó.

    4. Chỉ số DXY tăng lên ngưỡng 105.x kết thúc tuần vừa qua.

    Kết luận: Đa số các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động tương đối tích cực trong tuần qua khi cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) đã tiếp tục thúc đẩy thị trường tăng cao trong những tuần gần đây ngay cả khi một số người ở Phố Wall lo ngại về việc thiếu độ rộng thị trường bên ngoài những cổ phiếu công nghệ khổng lồ sẽ có thể trở nên tồi tệ hơn.

    Về thị trường Việt Nam:

    1. Diễn biến tuần giao dịch 17-21/6

    · Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ phiên giảm mạnh cuối tuần trước, VN-Index đã khởi đầu tuần 17 - 21/6 với phiên giảm điểm và tiệm cận vùng 1.270. Các phiên còn lại trong tuần, chỉ số đã có diễn biến đi ngang với mức cao nhất là vùng 1.288 và thấp nhất là vùng 1.271.

    · Chốt tuần tại mức 1.282,02, VN-Index đã tăng nhẹ 2,11 điểm, tương đương 0,16% trong tuần. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 26.408 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân ở mức 22.414 tỷ đồng, giảm 11% so với tuần trước và thấp hơn 5,9% so với trung bình 5 tuần gần đây.

    2. Điểm tích cực

    • Điểm sáng trong tuần giao dịch vừa qua vẫn đến từ việc cá nhân trong nước mua ròng bất chấp đà bán ròng từ tổ chức nước ngoài. Cụ thể, trong 5 phiên giao dịch gần nhất (17-21/06/2024), nhà đầu tư cá nhân tiếp tục đóng vai trò là bên đối trọng chính của lực bán ròng của khối ngoại. Nhóm này đã mua vào 4.066 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổ chức trong nước cũng mua vào 462 tỷ đồng để cân bằng với lực bán từ khối ngoại và tự doanh.


    3. Điểm tiêu cực

    · Điểm trừ trong tuần qua là việc khối ngoại tiếp tục bán ròng trong bối cảnh thị trường phân hóa. Cụ thể, trên HOSE, NĐT nước ngoài chưa ngừng xả ròng với tổng quy mô gần 4.962 tỷ đồng, tính riêng kênh khớp lệnh họ bán ròng gần 4.858 tỷ đồng. Trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 4/5 phiên với giá trị hơn 55 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 2,3 triệu đơn vị. Tại thị trường UPCOM, khối ngoại bán ròng duy nhất phiên đầu tuần và mua ròng 4 phiên còn lại. Tính chung cả tuần, họ mua ròng 268.710 đơn vị với tổng giá trị hơn 134 tỷ đồng.

    Kết luận – Dự báo thị trường tuần 24 – 28/6:

    1. Chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần giao dịch giằng co chủ yếu trong biên độ hẹp. VN-Index kết tuần tại 1.282 điểm, tăng nhẹ hơn 2 điểm (0,16%). Trong tuần, VN-Index nhiều lần kiểm định lại mốc hỗ trợ mạnh quanh vùng 1.270 điểm và sau đó đều phục hồi lên lại vùng quanh 1.280 điểm.

    2. Về kỹ thuật, trong phiên giao dịch ngày 21/06/2024, VN-Index diễn biến giằng co và đang test lại đường Middle trong khi Bollinger Bands tiếp tục thu hẹp cùng khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý khá phân vân của nhà đầu tư. Thêm vào đó, chỉ báo ADX tiếp tục vận động dưới mức 20 cho thấy xu hướng hiện tại rất yếu. Khả năng cao chỉ số sẽ tiếp tục đi ngang và diễn biến phân hóa trong các phiên tới. Hiện tại, chỉ báo MACD vẫn đang hướng đi xuống sau khi cho tín hiệu bán nên rủi ro điều chỉnh vẫn còn và ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% (tương đương vùng 1,245-1,265 điểm) sẽ là vùng hỗ trợ tốt trong ngắn hạn cho VN-Index trong thời gian tới.

    3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: VN-Index đang tạo ra vùng dao động biên độ từ 1.270 – 1.29x với thanh khoản thấp, biến động phân hóa. Mặc dù lực cầu chủ động bắt đáy vẫn đang đóng vai trò hỗ trợ cho thị trường, áp lực cung phía trên vẫn còn tương đối lớn. Do đó rủi ro chỉ số có thể đảo chiều đang có phần lấn át hơn khi VN-Index tiếp cận trở lại các vùng kháng cự.

    Hành động của chúng ta:

    Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư tránh mua đuổi trong các phiên hồi phục sớm, ưu tiên bán chốt lời các vị thế trading đã mở và hạ tỷ trọng danh mục xuống ngưỡng an toàn khi chỉ số tiếp cận các vùng kháng cự.

    Watchlist tuần tới: FRT, FPT, VND, NTL, GVR,KDH, KBC, PDR, HDC.

    Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.






    ==============

    Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư

Chia sẻ trang này