Nhận định thị trường tuần 4-8/11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duychu1405, 04/11/2024.

2914 người đang online, trong đó có 96 thành viên. 05:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 470 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. duychu1405

    duychu1405 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2021
    Đã được thích:
    45
    TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 04/11 – 08/11 )

    Các thông tin trên thế giới như sau:

    1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (01/11), chỉ số Dow Jones tăng 288.73 điểm (tương đương 0.69%) lên 42,052.19 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 0.41% lên 5,728.80 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tiến 0.8% lên 18,239.92 điểm. Các chỉ số chứng khoán chính đã khép lại một tuần đầy biến động. Chỉ số S&P 500 mất 1.4% trong tuần qua, còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 1.5%. Đà lao dốc sau báo cáo lợi nhuận của cổ phiếu Microsoft và Meta Platforms đã gây áp lực lên các chỉ số. Chỉ số Dow Jones lùi 0.2% tính chung cả tuần.

    2. Báo cáo việc làm công bố vào ngày thứ Sáu cho thấy nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra thêm 12,000 việc làm trong tháng 10, thấp hơn rất nhiều so với dự báo 100,000 việc làm từ cuộc thăm dò của Dow Jones. Đây là mức tăng việc làm yếu nhất kể từ tháng 12/2020. Tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 4.1%, trùng khớp với dự báo. Tuy nhiên, nhà đầu tư không phản ứng quá nhiều với số liệu việc làm, tin rằng dữ liệu ảm đạm này bị ảnh hưởng bởi các cơn bão và cuộc đình công của Boeing.

    3. Giá dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (1/11) do có báo cáo Iran đang chuẩn bị một cuộc tấn công trả đũa vào Israel từ Iraq trong những ngày tới, nhưng mức sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu Brent tăng 0,28% lên 72,65 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,1% lên 69,33 USD. Đầu phiên, cả hai loại dầu đều tăng hơn 2 USD/thùng. Trong tuần, giá dầu Brent giảm khoảng 4% trong khi giá WTI giảm khoảng 3%.

    4. Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 104.x kết thúc tuần vừa qua.

    Kết luận: Hầu hết các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động khá tiêu cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ khi Phố Wall tiếp nhận các báo cáo kết quả kinh doanh hằng quý không mấy khả quan từ các công ty công nghệ vốn hoá lớn và chờ đợi thêm kết quả.

    Về thị trường Việt Nam:

    1. Diễn biến tuần giao dịch 28/10-01/11

    · Thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái giằng co cả tuần qua khi xuất hiện những phiên tăng giảm xen kẽ liên tiếp. Thanh khoản vẫn yếu, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn còn hiện hữu.

    · VN-Index đóng cửa tuần giao dịch 28/10 – 1/11 tại 1.254,89 điểm, tăng nhẹ 2,17 điểm tương đương 0,17% so với tuần trước, với thanh khoản duy trì ở vùng đáy. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên (tính trên cả 3 sàn) đạt 16.382 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân ghi nhận 12.383 tỷ đồng, giảm mạnh 18,3% so với tuần 43 và 23,9% so với trung bình 5 tuần gần nhất.

    2. Điểm tích cực

    • Bất chấp việc khối ngoại tiếp tục bán ròng quy mô lớn trên thị trường thì tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục có tuần gom ròng thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, tự doanh mua ròng 1.232,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 487,6 tỷ đồng.

    • Điểm sáng giao dịch trong tuần qua còn đến từ việc cá nhân trong nước quay đầu mua ròng mạnh trên thị trường. Cụ thể, nhà đầu từ cá nhân mua ròng 4.756,0 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 1.179,2 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.


    3. Điểm tiêu cực

    · Điểm trừ trong giao dịch tuần qua đến từ việc khối ngoại tiếp tục xả ròng mạnh tạo áp lực lên thị trường. Cụ thể, dòng vốn ngoại bất ngờ bán ròng đột biến trong tuần qua với giao dịch thoả thuận VIB. Luỹ kế sau 5 phiên, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7.890 tỷ đồng trên toàn thị trường. Xét riêng từng sàn , nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7.819 tỷ đồng trên HOSE, bán ròng 123 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 69 tỷ đồng trên sàn UPCOM.

    Kết luận – Dự báo thị trường tuần 4 – 8/11:

    1. Thị trường ghi nhận tín hiệu tích lũy hồi phục tại vùng điểm 1.250. Áp lực bán có xu hướng hạ nhiệt dần qua các phiên, đồng thời lực cầu bắt đáy có sự tham gia chủ động hơn giúp VN-Index tìm lại điểm cân bằng. VN-Index kết tuần tăng 2,17 điểm (+0,17%) so với tuần trước đó lên 1.254,89 điểm.

    2. Về kỹ thuật, trong khung thời gian tuần (28/10-01/11/2024), phiên giảm điểm mạnh vào cuối tuần qua đã khiến cho đà tăng của VN-Index bị suy giảm. Điều này dẫn đến chỉ số không thể vượt lên trên đường Middle của Bollinger Bands. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch đang có dấu hiệu sụt giảm và duy trì dưới mức trung bình 20 tuần cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đang tăng cao. Hiện tại, chỉ báo MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán phản ánh triển vọng ngắn hạn chưa thể lạc quan.

    3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục kiểm nghiệm bước đệm gần nhất ở đường MA200 ngày tại 1.250 điểm. Trong kịch bản thận trọng để mất ngưỡng hỗ trợ mạnh này, thị trường có thể lùi về mốc sâu hơn ở 1.200 – 1.210 điểm.

    Hành động của chúng ta:

    Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư quan sát diễn biến cung cầu tại vùng hỗ trợ để đánh giá trạng thái thị trường. Có thể xem xét diễn biến điều chỉnh hiện tại để mua ngắn hạn tại vùng giá tốt đối với một số cổ phiếu, tuy nhiên vẫn cần cân nhắc đợt hồi phục để cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

    Watchlist tuần tới: FRT, FPT, VND, NTL, GVR,KDH, KBC, PDR, HDC.

    Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.






    ==============

    Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư

Chia sẻ trang này