Nhận định về FPT. Hãy đọc bài này trược khi quyết định mua hay bán FPT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnstocks, 03/08/2007.

5901 người đang online, trong đó có 815 thành viên. 17:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5378 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. vnstocks

    vnstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    12
    Nhận định về FPT. Hãy đọc bài này trược khi quyết định mua hay bán FPT

    Em xin có vài lời góp ý thêm: Thêo em nều PT về 10x thì cũng chẳng mua làm gì. Em xin cung cấp đưa ra 1 số nhận định mà các pác chưa hề nghĩ tới hoặc đã nghĩ tới nhưng không nói ra, để rồi newbies và những người còn giữ FPT hy vọng rồi chết dần chết mòn tài sản của mình không chịu cutloss.
    - Theo lộ trình gia nhập WTO và hiệp định thương mại Việt _ Mỹ thì trong vòng 2 năm nữa VIệt Nam phải mở cửa thị trường viễn thông như cam kết. Vậy khi mở cửa phần TT viễn thông thì điều gì sẽ xảy ra. Rõ ràng là FPT, UNI,..các Cty viễn thông sẽ không cạnh tranh nỗi các bigboy từ UsA, Pháp, Đức....lợi nhuận sẽ giảm.
    - Cty FPT là Cty chuyên về viễn thông và phần mềm, nhưng khi mất đi thế mạnh là đại lý độc quyền của Nokia thì lợi nhuận đã giảm rất nhiều. Vậy trong lĩnh vực viễn thông và phần mềm có phải là điểm mạnh mang lợi nhuận cho FPT như tên gọi không? Trả lời là không.
    - Vậy lợi nhuận của FPT trong Quý II/2007 ở đâu ra vậy? Kinh doanh tài chính mà ra đó. (Cũng may FPT báo lời hơn 500 tỷ, chứ hơn 1000 tỷ thì cũng chẵng sao. Tìên của cổ đông mà, xào qua xào lại cho khớp mà thôi)
    - VẬy FPT mở thêm nghành nghề mới để làm gì: FPTbank, FPT secuities??? Các bạn nhớ Cty nước ngọt Tribico trước đây không? Trước khi cocacola và pepsi đến VIệtNam thì Tripico là nước ngọt hàng đầu ở Việt Nam. Nhưng sau khi Coca, Pepsi xuất hiện thì Tribico chuyển hướng sang kinh doanh sữa đậu nành và nước tăng lực. Bạn nghĩ FPT có tương tự không??? Cho dù là tương tự đi chăng nữa thì sự chuyển hướng của Tribico là sự chuyển hướng đầy khôn ngoan, nhưng hợp lý. Vì nước ngọt và sữa là cùng nghành nghề nước giải khát , và họ cũng đã có kinh nghiệm kinh doanh nước giải khát và có sẵn hệ thống phân phối. Còn FPT thì sao? Khác nào anh chuyên toán dạy kèm thêm 1 văn . Có hiệu quả và tồn tại nổi không???
    - Lãnh đạo FPT là những người giỏi, có năng lực. Bằng chứng là học đã xây dựng cả tập đoàn FPT nổi tiếng, nhưng không lớn mạnh. Có ai đã đặt câu hỏi là tại sao chỉ có UBCK Tp.HCM là dùng phần mềm của FPT còn các Cty CK thì lại dùng phần mềm của thái lan và ANh (giá mắc hơn nhiều)
    - Trong mảng tranh tối tranh sáng của nền kinh tế thị trường, những Cty lầm ăn không hiệu quả nhưng được sự ưu ái của nhà nước tưởng như là lớn mạnh. Nhưng khi giăng thuyền ra biển lớn, cạnh tranh khắt nghiệt thì sự thật sẽ bị phơi bày. Cách ăn xổi bán thì hiện ra rất rõ nét. Tôi tự hỏi 1 Cty lớn như FPT trong lúc giá cả đang xuống giữ dội thì HDQT FPT lại bán ra nhiều như vậy?( Có nhiều người không hiểu điều này?). Rất đơn giản: HĐQT FPT mua CP ở giá 10.000 VND và có thể rẻ hơn. Vậy nếu giá FPT còn 100.000 vnd ai sẽ là người bị lỗ? Các cổ đông chứ ai. Còn TV HĐQT thì sao? Hò vẫn lời đó thôi.
    - Tại sao TVHĐQT lại bán ra lúc này. Không đợi giá cao hơn rồi bán? Theo tôi có lý do sau:
    + Các quỹ đầu tư nước ngoài đả hiều rõ về FPT vì vậy họ ra tay trước. Bán ra sl rất nhiều trong thời gian qua.
    + Hơn ai hết các TV HĐQT hiểu rõ tình hình của FPT và họ buột phải bán theo các quỹ nước ngoài, để có thể vớt vát càng nhiều càng tốt ( bán 100.000 đã lời rối, nhưng bán ở mức 200.000 thì càng tốt chứ sao?)
    + Các TV HĐQT hy vọng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn ở FPTS và FPT bank?. Vì vậy họ cần tiền để đầu tư vào lĩnh vực mới
    - Nếu ở Mỹ, bạn có quyền kiện các TV HĐQT vì họ bán ra SL nhiều làm giá hạ, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Còn ở Việt Nam thì điều này không phạm luật. Như vậy, TV HĐQT của FPT coi nhà đầu tư là gì? Những con cừu non? Điều này đúng không? Quá đúng. Giá đang xuống, các TV thay nhau bán ra để có được lợi nhuận cao nhất. Mặc dù họ hiểu rằng việc bán ra của họ, chắc chắn ảnh hưởng đấn giá CP, làm thiệt hại cho nhà đầu tư. Đạo đức kinh doanh ở đâu? Không có

    Cuốicùng QĐ giữ hay bán là của bạn. Chỉ coi nhận định của tôi là một kênh tham khảo mà thôi.
  2. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Em ủng hộ ý kiến của bác nhiệt liệt.

    3 năm nữa FPT lên thiên đàng
  3. hadotcom

    hadotcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Đã được thích:
    1

    bổ xung: bọn tây nó hiểu rõ và sợ hay ám ảnh bởi sự kiện dotcom
  4. TuanPhD

    TuanPhD Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Đã được thích:
    11
    Bác chủ tp phân tích khá hay, tuy rằng đưa ra hơi muộn. Kể mà đưa ra sớm hơn thì khối người đỡ khổ. Đợt FPT xuống 280+ báo cáo KQKD Q2 khá đẹp, em cũng đã định nhảy vào, nhưng may đợt đó (tới nay) nó cứ xuống dốc ko phanh nên em hãi quá, chỉ đứng nhìn thôi. Xém tí nữa thì tiêu đời.
    Góp thêm ý nữa: Một trong các nguyên nhân khiến FPT down mạnh là do tham vọng quá lớn (nhưng sai lầm) của FPT là mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác (ngân hàng, chứng khoán...) trong khi trong nước và NN vẫn biết đến FPT như một tập đoàn CÔNG NGHỆ TT+VIỄN THÔNG. Việc này khiến lòng tin của NĐT vào khả năng thành công của FPT giảm sút rất nhiều. (đặc biệt là NĐTNN). Cộng với các nguyên nhân đã nêu trên =>giá FPT càng down mạnh.
  5. lyka

    lyka Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Tôi lại có một ý kiến như thế này: Tôi nghĩ các bác lãnh đạo FPT đang chơi bài gian lận ( bài điếm ) FPT là thương hiệu có giá trị vô hình cao nhất trên TT CK VN,là của chung tất cả mọi cổ đông FPT.Vậy mà khi thành lập ngân hàng FPT ( lấy tên FPT)chỉ có 10% còn lại các bác lãnh đạo góp vốn cùng 2,3 CĐ lớn khác,như vậy là lừa đảo CĐ nhỏ,ăn cướp cái tên FPT một cách trắng trợn....
  6. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Thì em đã nhận ra bản chất của thằng này chỉ là Fò Phạch Thôi
  7. vnstocks

    vnstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    12
    Bạn Tuanph, đừng nghỉ là FPT quá tham vọng. Nghĩ như vậy oan cho họ lắm. Họ chuyển hướng sang lĩnh vực khác là mạo hiểm nhưng có phần đúng. Trong bài viết trên tôicó nói về Tribico đấy, FPT đang đi nước cờ của Tribico., vì họ hiểu họ không có thế mạnh về CNTT và không có khả năng về lĩnh vực này. Tuy nhiên, khi chuyển sang bank và Cty CK, họ sẽ kết hợp giữa CNTT và ngân hàng. Vì vậy, đây là bước đi hợplý, nếu không họ sẽ bị chết trong cuộc cạnh tranh với bigboy từ châu âu. VÀ chúng ta sẽ có thể mãi mãi không nhớ FPT là gì nữa. Hy vọng họ sẽ thành công trong lĩnh vực mới. Nhưng kết quả thì phải chờ 1 thời gian dài nữa. Lưu ý bạn: CNTT của FPT sẽ tồi tại lâu, vì 1 phần sản phẩm của họ: ADSL....là phục vụ cho cả an ninh quốc gia về hệ thống mạng. Do phục vụ cho an ninh quốc gia nên lĩnh vực này có thể tôn tại. Tuy nhiên không mang lại lợi nhuận gì cả.
  8. bienvang1975

    bienvang1975 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Đã được thích:
    23
    ối giời ôi sao bác tin vào cái tập đoàn CNTT và Viễn thông. CNTT thìFPT có cái chó gì. Có cái phần mềm nào ra hồn ko . chả qua chỉ là anh phân phối máy tính. Viễn thông thì còn bì bẹt hơn. Chỉ là anh phân phối di động thoai.
  9. hainv76

    hainv76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2005
    Đã được thích:
    1.770
    Theo em nghĩ cp FPT down do đã để mất niềm tin của cổ đông nói riêng và các nhà đầu tư CK nói chung. Cách hành xử của Ban lãnh đạo và cũng là các cổ đông lớn của FPT đã cho thấy họ không đặt lợi ích của các cổ đông khác lên "bàn cân" khi có các chiến lược mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Mà các cổ đông nhỏ cũng như các NĐT khác lại đóng góp không nhỏ tạo ra tính thanh khoản của TTCK nói chung và FPT nói riêng, vậy nên khi lòng tin đã mất thì lấy lại khó lắm thay.
    Bài viết sau có thể cho chúng ta thấy niềm tin là như thế nào đối với TTCK: http://tintuc.sanotc.com/news/BLPT/Niem_tin_tren_thi_truong_chung_khoan_/sanotc.aspx

    Niềm tin trên thị trường chứng khoán

    Giá trị là khái niệm trừu tượng. Có thể hình dung dễ hơn là nó bắt đầu từ niềm tin. Hãy bắt đầu từ tiền, một thước đo giá trị phổ biến nhất trong hầu hết các xã hội (nói hầu hết là vì tồn tại khả năng có một số xã hội bộ lạc có thể dùng phương thức trao đổi, giao dịch phi tiền tệ).

    Từ niềm tin tới giá trị

    Mặc dù xã hội công nhận rằng, tiền là thước đo giá trị, nhưng vẫn có những người không biết điều này, ví dụ trẻ em. Trẻ nhỏ thường thích đồ chơi như búp bê hoặc ôtô, vì vậy chúng tin rằng, những đồ chơi này là quý, dẫn tới muốn có đồ chơi và sau khi đã có, trẻ sẽ thỏa mãn được nhu cầu (thích chơi) của mình, do đó búp bê và ôtô đồ chơi sẽ có giá trị (do làm nhu cầu được thỏa mãn). Khi chúng tin rằng, có thể sử dụng tiền để mua đồ chơi, tiến tới thỏa mãn nhu cầu, thì chúng cũng sẽ nhận ra giá trị của tiền. Đó là hành trình từ niềm tin tới giá trị. Quy tắc này phù hợp với trục niềm tin - giá trị trong văn hóa kinh doanh. Mọi thứ bắt đầu từ niềm tin. Vì thế, những phát biểu, khẩu hiệu hay phương châm làm việc của các doanh nghiệp xoay quanh khái niệm niềm tin như chữ tín, chuyên nghiệp, đáng tin cậy... là hoàn toàn có cơ sở và xuất phát từ quy tắc niềm tin là điểm khởi đầu đi tới giá trị.

    Như vậy, niềm tin của con người có thể phụ thuộc vào cá nhân (do quan niệm, cách hiểu, kinh nghiệm đã trải qua), hoặc phụ thuộc vào tác động xã hội (từ những người xung quanh). Những người hoạt động kinh doanh cũng chịu tác động của trục niềm tin - giá trị này một cách rõ rệt.

    Ví dụ dễ gặp là về hoạt động tư vấn. Trong khi nhiều hãng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có yêu cầu tiên quyết là các báo cáo tư vấn về luật, thị trường và tính khả thi tài chính thì rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng hoặc vẫn đang coi những thứ này là không cần thiết. Do đó, trong lúc nhiều tập đoàn đa quốc gia bỏ hàng triệu USD để có các thông tin tư vấn và cả lời khuyên, thì nhiều doanh nghiệp chúng ta quyết không trả loại chi phí này.

    Ví dụ thứ hai là trên TTCK. Ở TTCK Việt Nam chẳng hạn, có những lúc giá cổ phiếu của Công ty REE giảm còn 10.000 đồng/cổ phiếu (năm 2004). Thế nhưng, tới tháng 3/2007, giá cổ phiếu REE đạt mức 200.000 đồng/cổ phiếu. Không thể không đặt câu hỏi tại sao có sự khác biệt hàng triệu USD tiền tư vấn và sự khác biệt tới 20 lần trên cùng một cổ phần của REE. Câu trả lời không có gì khác ngoài hệ thống niềm tin và giá trị được ?olập trình? trong các nhóm cá nhân khác nhau và vào các thời điểm khác nhau.

    Niềm tin cần biểu hiện cụ thể

    Giáo sư André Farber (ĐH Tổng hợp Bruxelles) trong những lần làm việc ở Việt Nam thường có ý kiến cung cấp cho các tờ báo và tạp chí kinh doanh về thị trường vốn Việt Nam. Một số tình huống rất buồn cười đã xảy ra. Trong khi báo chí nhất mực hỏi về các vấn đề kỹ thuật và sản phẩm cao siêu, thì ông thường nhất mực trả lời về các nguyên lý vận hành, tưởng chừng như đơn giản. Điều mà ông hay nhấn mạnh là làm gì thì làm, nhưng số 1 vẫn là niềm tin của khách hàng, của thị trường. Ví dụ, phóng viên chăm chăm hỏi về phái sinh chứng khoán hoặc định giá cổ phiếu theo phương pháp hiện đại, thì ông kiên quyết trả lời về minh bạch kế toán và chế độ công bố thông tin - những thứ này cũng thường được xem là rất đơn giản. Buộc phải đặt một câu hỏi sau: Tại sao một ông giáo sư rất giỏi, rất nổi tiếng về TTCK lại tìm cách nói về những thứ đơn giản, mà một phóng viên - chắc chắn là không thể đủ thời gian để toàn tâm cho nghề tài chính - lại kiên quyết hỏi về những công cụ hết sức phức tạp? Đó là vì biểu hiện của niềm tin rất khác nhau. Ông André Farber tin rằng, những thứ giản dị, nguyên lý và rất cơ bản là nền móng quan trọng nhất của sự phát triển bền vững. Còn phóng viên thì tin rằng, những thứ rất mới, rất hiện đại và các thị trường lớn quốc tế hay sử dụng mới chính là những thứ quan trọng. Điều kỳ lạ là người giỏi ở thị trường lớn, hiện đại thì tin vào cái giản dị, cơ bản, còn người có trình độ khá ?ogiản dị? ở thị trường còn đơn sơ thì lại rất tin vào những thứ phức tạp. Giáo sư Léo Goldschmidt, một nhà doanh nghiệp ngân hàng nổi tiếng sau này có thời gian đảm đương vị trí Chủ tịch C.G. của EASD (châu Âu), thường cung cấp nhiều thông tin về vô số sản phẩm phức tạp, nhưng kết luận cuối cùng của ông trong bất kỳ bài giảng và tình huống nào cũng chỉ giản dị: Giá trị = Niềm tin.



    Được hainv76 sửa chữa / chuyển vào 18:45 ngày 03/08/2007
  10. vipleiku

    vipleiku Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Chiêu thức làm ăn hiệu quả nhất của FPT là mở rộng kinh doanh nhằm mục đích bán cp lấy thặng dư sau đó xào qua xào lại biến thành lợi nhuận để báo cáo với cổ đông

Chia sẻ trang này