Nhiều mã cổ phiếu có nguy cơ bị thâu tóm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi fanof3DDH, 27/10/2008.

1268 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 02:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 303 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. fanof3DDH

    fanof3DDH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Nhiều mã cổ phiếu có nguy cơ bị thâu tóm

    Giá chứng khoán đã mất đi 40 - 60% giá trị. Nhiều ?ođại gia? đang săn lùng những doanh nghiệp có triển vọng mà bản thân ban lãnh đạo nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhỏ.

    Khởi đầu cho hoạt động này là việc Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) thâu tóm Vinabico và Trebico. Đại diện Vinabico cho biết, ban lãnh đạo công ty hoàn toàn bất ngờ trước việc KDC tuyên bố sở hữu 51% cổ phần của Vinabico, vì hoạt động mua lại cổ phần của doanh nghiệp này diễn ra rất thầm lặng.

    Sau đó, KDC chính thức trở thành pháp nhân lớn nhất của Vinabico và đại diện của KDC là ông Nguyễn Xuân Luân trở thành Phó tổng giám đốc của Vinabico.

    Sau Vinabico, KDC cũng sở hữu 20% cổ phần của Tribeco và đang thu mua để nâng tỷ lệ sợ hữu lên 30%.

    Đi đầu trong cơn ?osóng ngầm? doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp trong nước là Công ty Lotte Confectionery (Hàn Quốc). Sau khi nắm giữ được khối lượng lớn cổ phiếu của Công ty Bánh kẹo Biên Hòa Bibica (BBC), Lotte Confectionery thương lượng với BBC tăng tỷ lệ sở hữu lên 5,49 triệu cổ phiếu (chiếm 35,6% vốn điều lệ của BBC). Sau khi giao kèo, Lotte Confectionery cử ông Dong Jin Park nắm giữ quyền quản lý giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC.

    Lãnh đạo một công ty chứng khoán ở TP HCM cho rằng, hoạt động thâu tóm doanh nghiệp thông qua thu mua cổ phiếu của các ?ođại gia? đang diễn ra như những đợt ?osóng ngầm?, nhất là thời điểm thị trường sụt giảm sâu, giá cổ phiếu rẻ như hiện nay. Khi thông tin được chính thức công bố thì sự việc đã rồi, doanh nghiệp bị thâu tóm không tài nào trở tay kịp.

    Vị lãnh đạo này cho biết thêm, hiện Công ty cổ phần Phát triển nhà Daewon - Thủ Đức đang nâng tỷ lệ sở hữu mã PMS từ 19,51% lên 20,62%. Ngoài ra Công ty cổ phần Nam Vang cũng vừa tuyên bố ?ođã mua đứt Công ty cổ phần Đầu tư phát triển văn hóa kinh tế với giá 41,12 tỷ đồng?. Trên thị trường niêm yết, các mã BT6, VFC? đang được nhiều đại gia thu gom để thâu tóm.

    Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán SME cho rằng, Luật Chứng khoán Việt Nam quy định còn khá lỏng lẻo, chưa có chế tài xử phạt rõ ràng đối với hoạt động thâu tóm doanh nghiệp.

    Hiện luật chỉ quy định, nếu nhà đầu tư nào muốn sở hữu trên 25% cổ phần của một doanh nghiệp thì phải thông báo cho cơ quan trực thuộc quản lý và doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên thực tế, thời gian qua hầu như không có ?ođại gia? nào chịu thông báo, hoặc chỉ thông báo khi sự việc đã rồi.

Chia sẻ trang này