Nhiều thông tin hỗ trợ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi oneheartonelove, 22/02/2008.

3026 người đang online, trong đó có 53 thành viên. 05:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 866 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. oneheartonelove

    oneheartonelove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Nhiều thông tin hỗ trợ

    Nhiều thông tin hỗ trợ

    Trên sàn giao dịch của các công ty chứng khoán An Binh, APEC, Kim Long, SeABank sáng nay, các thông tin hỗ trợ thị trường được các nhà đầu tư nhắc đến khá nhiều.

    Đó là thông tin Ngân hàng Nhà nước bơm tiền trở lại thị trường để giảm bớt tình trạng khan hiếm tiền đồng; thông tin Thủ tướng Chính Phủ đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng củng cố và phát triển an toàn thị trường, kiểm soát rủi ro chống khủng hoảng.

    Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính Phủ cũng chính thức giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan có quy định về việc thanh toán tiền mua cổ phần bằng ngoại tệ, và Văn phòng Chính Phủ đã có công văn cho phép nhà đầu tư Morgan Stanley International Holdings Inc được mua cổ phần của Công ty Tài chính Dầu khí - PVFC bằng USD.

    Ngoài ra, dường như các doanh nghiệp niêm yết đang có động thái cứu giá cổ phiếu thông qua việc đẩy mạnh mua vào: Chủ tịch HĐQT của Sacombank đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu STB; CTCP xuất nhập khẩu Petrolimex mua lại 100.000 cổ phiếu; Eximbank đã mua xong 400.000 cổ phiếu TDH?

    Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài - nhân tố có khả năng dẫn dắt thị trường, cũng đang đẩy mạnh mua vào khi giá cổ phiếu liên tục lập kỷ lục thấp mới.

    Cụ thể, trên sàn TP.HCM, trong phiên giao dịch 20/2, họ đã ?ogom? vào 69 mã các loại với khối lượng trên 1,17 triệu cổ phiếu, giá trị trên 92,4 tỉ đồng, trong khi bán ra chỉ 36 mã với khoảng 323.000 đơn vị, giá trị 25,33 tỉ đồng.

    Còn trong phiên giao dịch hôm qua (21/2), các nhà đầu tư ngoại tiếp tục mua nhiều hơn, với khối lượng khớp lệnh trên 1,51 triệu cổ phần, trị giá 119,69 tỉ đồng, trong khi bán ra 79.140 đơn vị, trị giá 5,809 tỉ đồng.........
    .......

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/12168/
  2. oneheartonelove

    oneheartonelove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Cứu chứng khoán thì "những ai" sẽ được... cứu?

    Sự kiện ?ongày thứ hai đen tối? (18/2 - VN-Index và HASTC-Index xém tụt xuống -5%) đã thực sự chấm dứt những tấm gương cổ tích ?ogiàu một đêm? của TTCK Việt Nam. Như thường lệ, sau những phản ánh ?ođậm màu bi thương? về màu bảng điện tử, hầu hết ?onguyên nhân? và ?ogiải pháp? lại được quy về phía?Chính phủ. Trên các diễn đàn, phương tiện truyền thông, trong câu chuyện của giới tài chính, đầu tư? đâu đâu cũng thấy những ý kiến kiểu Chính phủ cần làm thế này, Chính phủ phải có động thái kia, Chính phủ phải?

    Liệu Chính phủ có phải là ngọn nguồn và giải pháp cho mọi vấn đề?

    Hết thời ?ogiàu một đêm?

    Tối ?ongày thứ hai đen tối?, lật giở lại những trang báo cũ từ cuối năm 2006 đến nay, tôi bỗng nhận thấy suốt một thời gian dài, cả nước bị cuốn vào TTCK trong trạng thái lạc quan quá mức. Nhan nhản trên mặt báo là những câu chuyện ?ođổi đời?, ?ogiàu sau một đêm? nhờ CK. Sự lạc quan lên đến đỉnh điểm vào giữa năm 2007 khi rất nhiều trào lưu liên quan đến CK nở rộ: doanh nghiệp, Ngân hàng đua nhau lập công ty CK, các phương tiện truyền thông đua nhau mở kênh, thêm trang chuyên về đầu tư-tài chính, thậm chí chuyện phiếm ngoài đường cũng ?onóng? nhất đề tài ?oxanh-đỏ??

    Một không khí lạc quan bao trùm như thể thị trường không thể có ngày 18/2 - khi tất cả các chỉ số đều đồng loạt giảm nặng nề, suýt soát -5% và tiếp tục giảm sâu xuống dưới 750 điểm vào các ngày tiếp theo.

    Trong suốt thời gian dài ?otươi sáng? đó, vai trò của Chính phủ không được nhắc đến nhiều. Nhưng khi chỉ cần thị trường ?ogiảm màu xanh?, lập tức những tiếng kêu cứu đồng loạt xuất hiện, từ kiến nghị tăng room cho các nhà đầu tư nước ngoài đến việc yêu cầu Chính phủ hãm bớt nguồn cung để giữ giá cho những CP hiện hành.

    Đặc biệt, ?ongày thứ hai đen tối-18/2? được cho là phản ứng của thị trường trước những ?ochính sách bất cập? của Chính phủ như việc rút 20.300 tỉ đồng khỏi lưu thông qua phát hành tín phiếu bắt buộc, thay Chỉ thị 03 thay bằng Quyết định 03 thắt chặt hơn việc cho vay đầu tư chứng khoán...

    Thậm chí, nhiều chuyên gia kinh tế, chứng khoán còn nói thẳng là thị trường ?ođen tối? là do chính sách điều hành của Chính phủ, rằng Chính phủ đã ?ohy sinh? TTCK để chống lạm phát.

    Sự thật là thế nào?

    Rõ ràng không phủ nhận những tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cũng đã đến lúc các nhà đầu tư ?otỉnh mộng? bởi những câu chuyện cổ tích ?ogiàu sau một đêm nhờ CK? đã hết thời. Sẽ chẳng bao giờ lặp lại cơ hội may mắn như năm 2006 khi hầu như ai nắm cổ phiếu cũng có lãi. Thời thị trường ?onhá nhem? và ?oăn may? nhờ những yếu tố đột biến đã chấm dứt. Không có thị trường nào chỉ mãi mãi tăng trưởng-ngay cả khi các công ty niêm yết vẫn đang ăn nên làm ra. Thực tế, thị trường đang tục dốc cho dù kết quả kinh doanh của hầu hết các công ty niêm yết vẫn rất tốt, mùa trả cổ tức đang đến.

    Điều đó cho thấy, TTCK đã bị đẩy quá xa giá trị thực từ gốc công ty niêm yết mà vận hành theo kỳ vọng -luôn luôn tham lam- của các nhà đầu tư. Bằng chứng là chỉ hơn 1 năm sôi động, mức vốn hóa của 250 công ty niêm yết trên TTCK đã chiếm đến 41% GDP trong khi số lượng doanh nghiệp của cả nước là 300.000 và phần lớn các ?ođại gia? vẫn chưa lên sàn. Số lượng các công ty chứng khoán đã tăng lên gấp 5 lần so với năm 2006 với gần 100 công ty đã được cấp phép và 80 công ty nữa đang xin gia nhập thị trường. Đó là những con số quá lớn so với quy mô nền kinh tế khoảng 70 tỷ USD và 250 công ty niêm yết.

    Do đó, không phải đợi đến khi có tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ từ phía Chính phủ thị trường mới ?ođỏ sàn?. Mấy tháng cuối năm, VN Index và HASTC Index đã nhiều lần trồi sụt. Đơn giản thị trường nào cũng có lúc lên xuống và vận hành theo quy luật của nó chứ không thể cứ tươi sáng mãi như mong muốn của các nhà đầu tư.

    Can thiệp vì ai?

    Tết năm 2007, trong câu chuyện quanh bàn trà xuân tôi được nghe một số chuyên gia chứng khoán bình luận sôi nổi về tương lai thị trường. Có một vị sau khi khẳng định chắc như đinh đóng cột về triển vọng siêu lợi nhuận của thị trường năm 2007 đã đế thêm một câu ?okhông thể đi xuống vì TTCK của ta vẫn được Chính phủ bảo hành?.

    Có vẻ như quan điểm ?oChính phủ bảo hành? đã phổ biến trong giới đầu tư vì vậy, hễ thị trường đi xuống là họ kêu cứu, kiến nghị ngược xuôi lên Chính phủ mà quên mất trồi sụt, được mất là câu chuyện thường ngày thời thị trường.

    Điều này lẽ ra càng phải hiển nhiên trên TTCK-đỉnh cao của nền kinh tế thị trường. Thế nhưng thật buồn cười là hễ thị trường xuống là ngay lập tức các báo ngày hôm sau đồng loạt ?ochạy? những cái từ ngữ rất đáng sợ kiểu ?onhuộm đỏ sàn?, ?ocứu nguy?, ?othê thảm?, ?otháo chạy?? Thường cuối các bài viết bao giờ cũng có những câu đai loại như ?ocác cơ quan chức năng cần có chính sách đồng bộ, dài hạn?? hoặc những phát biểu của các chuyên gia abc nào đó về việc ?oChính phủ cần có biện pháp xyz? để cứu thị trường?.

    Vấn đề là tại sao phải cứu và cứu ai?

    Trước hết quay lại giai đoạn đầu hưng phấn của TTCK. Từ giữa 2006 đến đầu 2007- nguồn cung ít ỏi đã đẩy giá CP vượt xa mọi tưởng tượng của các nhà đầu tư. Khắp nơi sôi sục lùng mua bằng được càng nhiều CP càng tốt bất kể đã niêm yết hay chưa. Có cảm tưởng trong giai đọan này tất cả mọi người đều thắng. Thị trường hân hoan, nhà đầu tư nhiều người ?ođổi đời?.

    Tuy nhiên, vận may 2006 là cơ hội hiếm có và đặc biệt, không thể tồn tại mãi. Nhiều công ty thấy ?obở? từ việc huy động vốn dễ dàng trên TTCK đã chạy đua lên sàn. Việc IPO của các DNNN thay vì mục tiêu bán bớt cổ phần Nhà nước lại nhấn mạnh vào mục tiêu mở rộng quy mô vốn. Cung tăng mạnh khiến thị trường trở lại trạng thái cân bằng hơn về cung-cầu. Chưa kể danh mục những CP tiềm năng đang lấp ló ngoài kia khi nhiều DNNN lớn đã lên được lịch IPO như Mobifone, Incombank, Agribank...

    Hàng nhiều, chất lượng hơn rõ ràng khiến những người nắm CP trước kia được đẩy quá cao như FPT, REE, SAM, TDH, SJS, ABC, PPC? phải lo lắng vì không có cách nào ?ođẩy? được những ?oCP quý tộc? này đi mà không lỗ. Bài ca ?okêu cứu? lại xuất hiện với những kiến nghị phi thị trường như kiểm soát nguồn cung, để giữ giá cho những CP hiện hành. Đó là đòi hỏi phi lý vì TTCK Việt Nam hiện vẫn quá bé nhỏ mới chỉ có 250 DN niêm yết. Không thể vì bảo toàn vốn cho các nhà đầu tư ?" đã hưởng lợi quá nhiều từ việc ?olướt sóng? siêu lợi nhuận năm trước mà trì hoãn cơ hội lên sàn của rất nhiều doanh nghiệp khác.

    Chưa kể, kế hoạch CPH của Chính phủ cũng bị ảnh hưởng mạnh từ những động thái trì hoãn này. Sau khi Bảo Việt rồi Vietcombank IPO không như kỳ vọng, khá nhiều ?ođại gia? khác như Incombank, Mobifone? hoãn binh chờ thời.
    Đứng từ góc độ kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lỡ cơ hội ?ogặt hái? khi thị trường nóng nhất là cuối 2006 - giữa 2007 cũng đang ?oém hàng? với kỳ vọng vào ?ocây đũa thần? chính sách của Chính phủ để có thể lặp lại cơ hội ?otranh mua? như trước. Đó là lý do vì sao khi Chính phủ đưa ra các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ đã khiến nhiều người kêu than đến vậy, thậm chí nhiều người còn cho rằng những biện pháp của Chính phủ gây một cuộc khủng hoảng niềm tin?

    Dễ hiểu thôi, quyền lợi của họ bị ảnh hưởng, họ phải kêu. Bài toán của Chính phủ là lo cho quyền lợi của những người đang kẹt vốn vì nắm toàn CP ?ođỉnh? không đẩy đi được hay cho bức tranh tổng thể của toàn thị trường. Liệu những tiếng kêu cứu đó có đại diện cho nền kinh tế?
  3. thaxt

    thaxt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Đã được thích:
    292
    Tuần sau thị trường sẽ đi về đâu?
    Thứ bảy, 23.02.2008, 08:21am (GMT+7)

    Một tuần lễ vô cùng u ám đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau 5 phiên tuột dốc không phanh, VN-Index đã mất đi tới 128,93 điểm (15,8%).

    Ngay từ đầu tuần, các cổ phiếu đã đồng loạt giảm giá. Trong cả tuần, bảng điện tử luôn được bao phủ bởi sắc đỏ và sắc xám của giá sàn. Bên bán tranh nhau bán tháo tại mức giá sàn với khối lượng áp đảo so với lượng đặt mua. Cuối ngày, rất nhiều mã vẫn còn dư bán sàn với khối lượng lên tới hàng chục ngàn tới hàng trăm ngàn đơn vị.
    Thông thường, sau một hai phiên giảm mạnh, thị trường sẽ bật dậy nhưng dường như nhiều nhà đầu tư đã mất hết kiên nhẫn, tiếp tục bán ra bằng mọi giá do lo sợ hôm sẽ còn tiếp tục giảm nữa. Chính tâm lý này đã làm cho thị trường có những phiên giảm rất mạnh: có 3/5 mức giảm của VN-Index trên 5%.

    Ngày
    Vn-Index
    Thay đổi
    KLGD

    18/2
    782.57
    -4.10%
    12.607.240

    19/2
    776.79
    -0.74%
    9.380.420

    20/2
    744.92
    -4.10%
    9.978.170

    21/2
    710.45
    -4.63%
    8.288.350

    22/2
    687.1
    -3.29%
    14.755.940

    Nhiều chuyên gia đã khẳng định VN-Index sẽ bật dậy tại mức 700 điểm. Nhưng tình hình thị trường lúc này thật khó dự báo. Phiên cuối tuần, VN-Index lạnh lùng rơi xuống dưới mức 700 điểm.

    Dù tiếp tục suy giảm nhưng mức độ giảm đã chậm lại so với các phiên trước, nhiều cổ phiếu (chủ yếu là cổ phiếu nhỏ) đã tăng kịch trần. Đợt khớp lệnh thứ ba, thị trường hồi phục một chút so với lúc đầu giờ. Kết thúc tuần, VN-Index chốt tại mức 687,1 điểm ?" mức thấp nhất kể từ ngày 8/12/2006.

    ?oChú gấu? bất trị đã rất tung hoành trong tuần qua, dập tắt mọi hy vọng phục hồi của thị trường. VN-Index đã phá vỡ mức kháng cự của kênh xu thế, tiếp tục giảm sâu hơn. Trong khi đó, những thông tin không tốt về tình hình trong nước cũng như từ thị trường quốc tế càng làm tâm lý bi quan lan rộng hơn. Vậy tuần sau thị trường sẽ đi về đâu?


    Kết thúc tuần, chỉ có duy nhất 1 mã tăng giá là BBC của CTCP Bánh kẹo Biên Hòa. Nhờ sự tăng trần ngoạn mục vào phiên cuối tuần, BBC đã tăng 1.000đ so với tuần trước lên mức 85.000đ. 148 chứng khoán còn lại đều giảm giá, trong đó 127 mã có mức giảm trên 10%, 12 mã có mức giảm trên 20%.

    Các trụ cột của thị trường đều có mức giảm khá mạnh, nhiều mã có mức giảm lớn hơn chỉ số VN-Index: đứng đầu là SSI (-20,8%), FPT (-17,4%), VNM (-16,8%), ITA (-16,7%) ?

    Top 5 tăng giá (giảm giá ít nhất)
    Top 5 giảm mạnh nhất

    MCK
    Giá
    Thay đổi
    % thay đổi
    MCK
    Giá
    Thay đổi
    % thay đổi

    BBC
    85
    1.0
    1.2%
    GMC
    34.8
    -9.7
    -21.8%

    PRUBF1
    10.2
    -0.4
    -3.8%
    HTV
    30
    -8.3
    -21.7%

    TTC
    22.8
    -0.9
    -3.8%
    DXP
    33.8
    -9.2
    -21.4%

    DMC
    145
    -6.0
    -4.0%
    SSC
    42.1
    -11.4
    -21.3%

    SGC
    47.5
    -2.5
    -5.0%
    ASP
    34.3
    -9.2
    -21.1%


    Khối lượng giao dịch tăng mạnh so với tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt 55 triệu đơn vị, bình quân 11 triệu đơn vị/ phiên so với mức 6,757 triệu đơn vị/ phiên của tuần trước. Ba mã STB, DPM và SSI tiếp tục dẫn đầu khối lượng giao dịch với khối lượng cách biệt lớn so với các mã khác. Phiên cuối tuần, lượng giao dịch tăng đột biến lên hơn 14,7 triệu đơn vị, trong đó khối lượng khớp của STB đạt 2,9 triệu cổ phiếu.

    Giá chứng khoán giảm mạnh trong khi khối lượng giao dịch tăng cao cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có tổ chức đang tận dụng thời cơ để mua vào. Giá cổ phiếu đang ở mức rất hấp dẫn, đây chính là thời cơ dành cho những nhà đầu tư bản lĩnh.
    Giao dịch trái phiếu cũng rất sôi động, chủ yếu là do khối ngoại mua vào. Phiên ngày 21/2, họ mua vào gần 10 triệu trái phiếu với giá trị hơn 1000 tỷ đồng.

    Khối nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng cường lượng mua vào cổ phiếu trong khi lượng bán ra không đáng kể. Lượng mua vào của khối ngoại tập trung vào một số blue-chip như DPM, PPC.

    Mã CK
    Giá
    Tổng KL

    STB
    53
    9.212.780

    DPM
    56.5
    6.943.060

    SSI
    103
    3.234.230

    PRUBF1
    10.2
    1.727.870

    PPC
    43.9
    1.703.570

    VFMVF1
    20.8
    1.685.660

    FPT
    152
    1.292.350

    REE
    102
    1.156.140

    PVD
    114
    991.680

    HAP
    67
    969.440



    Trong tuần qua có thêm 2 cổ phiếu lên niêm yết là TTF của CTCP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành và QNC của CTCP Bóng đèn Điện Quang.

    Mai em giai ngân tiếp. Em tin tưởng vào nền kinh tế VN vẫn đang phát triển và hội nhập rất tốt, không dễ dàng gì mà bị khủng hoảng như dân trên mạng kêu. Chính phủ hiện đang đưa ra các biện pháp kiềm chế lạm phát, và em nghĩ đó là cách làm đúng trong tình hình hiện nay. Còn TTCK hiện các cp đã về giá trị quá thấp, dự đoán trong tuần sau hiện tiện gom hàng của các tổ chức lớn, những nhà đầu tư dài hạn, kinh nghiêm vẫn tiếp tục diễn ra. Thật ra nhìn nhận thì có thể thấy đây là cơ hội và thách thức dành cho những người có tầm nhìn xa, dám nghĩ dám làm. Chúc các thành công
  4. haitdh42

    haitdh42 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Đã được thích:
    107
    Chưa lạc quan được đâu bác ạ, nhìn hiện tại thì chắc chắn lạm phát năm nay sẽ cao: giá lương thực thực phẩm có khả năng tăng đặc biệt gạo khả năng tăng 20%, trung quốc đói hẳn để đảm bảo an toàn lương thực ta chỉ xuất khẩu hạn chế nhiều nhất là 4 triệu tấn. Xăng dầu đang trên đà tăng giá, dầu đã lên trên 100USD/thùng. Than, điện CP cũng cho phép tăng giá. Như vậy dễ nhận thấy rằng lạm phát là đương nhiên, không thể cưỡng lại.
    Mặt khác NHNN tuyên bố hút tiền VNĐ về nhưng thị trường phản ứng quá tiêu cực: lãi xuất liên ngân hàng tăng chóng mặt, các ngân hàng buộc phải tăng lãi xuất và bán bớt cổ phiếu để thu tiền về, NHTM bị ép nên có hiện tương xả hàng ở STB do nhiều nhà đầu tư nghĩ STB sẽ khó có khả năng đạt mục tiêu lợi nhuận như dự kiến.
    Thêm vào đó là các khoản đầu tư tài chính và bất động sản bị đóng băng nên nhiều mã có liên quan đến hai lĩnh vực nhạy cảm này đã rơi không phanh điển hình là SSI.
    Khi nhiều mã BC giảm thì những mã PC còn lại nhìn mà chạy theo là điều không tránh khỏi. Cứ như vậy TTCK tuột dốc.
    Đáng lý ra khi TTCK tuột dốc thì cách làm như FED là phải cắt giảm lãi xuất nhằm bơm thêm tiền vào thị trường thì với cách làm của NHNN là để chống lạm phát nên hút tiền VNĐ về. Thiếu vốn nên cầu yếu hẳn, cứ mua là lỗ, nhà đầu tư bị cuốn vào vòng xoáy cắt lỗ, khi cổ phiếu giảm đến hạn mức thì số cổ phiếu cầm cố buộc phải thanh lý, thế là thị trường giảm sâu hơn.
    Khi TTCK giảm mạnh thì NHNN lại bơm tiền VNĐ ra nhằm cứu vãn thị trường, như vậy mục tiêu chống lạm phát đề ra đã không thực hiện được mà cứu chứng khoán cũng không.
    Không nên lạc quan khi xu hướng chưa rõ, bắt dao rơi dễ đứt tay.

Chia sẻ trang này