Nhìn người nghĩ đến ta..... buồn quá

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi thantien, 07/09/2010.

7474 người đang online, trong đó có 1181 thành viên. 15:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 276 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. thantien Thành viên quen thuộc

    Pakistan: ai đã “ăn” nợ?
    TT - Tin mới nhất: Pakistan xin được giãn số nợ 10,6 tỉ USD mới vay năm 2008 để tập trung cứu 22 triệu dân mình bị lũ lụt, song yêu cầu cứu trợ tài chính khẩn cấp này cũng bị bác do bị đánh giá “không hội đủ các yêu cầu giảm thâm thủng ngân sách và lạm phát”.

    “Cứu trợ khẩn cấp” là thuật ngữ chỉ những món nợ mới sẽ cho vay để giúp trả nợ cũ. Như vậy là có lụt hay không lụt, Pakistan vẫn phải trả nợ. Vấn đề là ai phải thắt lưng buộc bụng để cho chính phủ trả nợ?
    Số nợ 54,3 tỉ USD hiện nay được tích tụ từ thời cố thủ tướng Benazir Bhutto, sau đó là thủ tướng Sharif rồi đến tướng Musharraf và nay là Tổng thống Zardari. Nhà lãnh đạo nào cũng hô hào xây dựng cơ sở hạ tầng nhân danh... phát triển.
    Thảm kịch của chính trường Pakistan là trong 22 năm qua cũng chỉ chừng ấy nhân vật hoặc thân nhân họ thay nhau nắm quyền, chen vào giữa là chế độ quân phiệt!
    Bà Benazir Bhutto lên cầm quyền năm 1988 trong vinh quang bao nhiêu của người cha thì năm 1990 bị cách chức nhục nhã bấy nhiêu vì gia đình chồng lợi dụng quyền thế tham nhũng! Chính huyền thoại và giá máu của cha là nhà cách mạng Zulfikar Ali Bhutto, người khai sáng Đảng Nhân dân Pakistan, bị chế độ độc tài quân phiệt của tướng Zia ul Haq xử tử năm 1979, đã đưa người con gái 35 tuổi này, sau bao nhiêu năm ăn học nước ngoài về, lên ngôi.
    Cũng thế, chính giá máu của bà Bhutto, bị ám sát cuối năm 2007, đã đưa chồng bà là ông Zardari, người được mệnh danh là “ông 10%” do ăn tiền “cò” trong mọi dự án, lên chức tổng thống.
    Còn ông Sharif, lần đầu lên thế chỗ bà Bhutto ngày 1-11-1990, cũng thề thốt chống tham nhũng, thậm chí phán xét rằng dưới trào bà Bhutto “nạn tham nhũng đã trở thành một định chế chính trị”, song không đầy ba năm sau ông đã bị tổng thống Ghulam Ishaq Khan cách chức vì tham nhũng!
    Dưới trào ông Sharif, các cải cách như mở cửa thị trường ngoại tệ, ngân hàng và bắt đầu tư nhân hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời là vô vàn cơ hội chấm mút, đục khoét cho bản thân ông cùng những ai thân thiết với những người cầm quyền.
    Giống như ở nhiều nước khác, xây dựng bao nhiêu cơ sở hạ tầng cũng là bấy nhiêu cơ hội tham nhũng. Thế nhưng ngân sách của Chính phủ Pakistan thì có hạn. Thành ra Chính phủ Pakistan cứ “háu” nợ nước ngoài. Bằng cớ là giữa năm 2006, khi tướng Musharraf sắp được “cho thôi việc”, nợ nước ngoài còn là 37,26 tỉ USD, nay đã là 54,3 tỉ USD!
    Tại sao nợ lại tăng vọt chỉ trong vòng bốn năm? Đó là do nay đã đến giai đoạn vay nợ mới trả nợ cũ. Bản thân Tổng thống Zardari năm ngoái còn mê mẩn dự án đường cao tốc bắc - nam sông Indus dài 1.024km, trong đó có 945km từ ODA của Nhật Bản, còn hô hào: “Chưa sao, cứ vay!”.
    “Chưa sao” là do khi vay ít ai nhắc đến tiền lãi phải trả là bao nhiêu. Thường thì các con nợ không chết vì không trả được vốn, song chết vì không trả được cả lãi lẫn vốn do lãi sẽ gấp bội vốn.
    Và các con nợ - quốc gia, như Pakistan bây giờ, có đem chủ quyền ra cầm cố để xin vay khẩn cấp cũng không được nữa...

    10 năm nữa hy vọng VN ta chẳng giống Pakistan!!!![r24)][r24)][r24)]

Chia sẻ trang này