NHNN xiết tiền chống lạm phát...và một sự thật trần trụi khác.....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buffet_vn, 21/02/2008.

3021 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 05:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1839 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. buffet_vn

    buffet_vn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2006
    Đã được thích:
    0
    NHNN xiết tiền chống lạm phát...và một sự thật trần trụi khác.....

    thôi xong...tèo nặng roài....tin mới nhất tổng hợp từ kết quả cuộc họp Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ VN hôm nay đây...

    cụ thể các cụ khen các biện pháp chống lạm phát xiết tiền của NHNN thời gian qua....chỉ lưu ý là áp dụng khéo léo hơn và tập trung làm tốt chống LP và giảm sốt BDS trong thời gian tới... chẳng có 1 tí đếch nào bàn về cứu ck cả...mà cũng đúng thôi, toàn những cụ ghét ck như cụ Kiêm cựu thống đốc thì hi vọng gì... vậy kô cứu thì VNI lao kô panh về 550 roài....

    mà lạ....NHNN lại chơi đểu các NHTMCP ngoài quốc doanh chứ....các cụ ấy cung tiền ra nhưng sợ các NH chửi là cho vay lãi suất cao nếu làm theo cách đấu giá lãi suất, ai cao thì được vay nên đẩy lãi lên 35-40%/năm.... giờ NHNN chơi kiểu mới bóp chết NHTM CP luôn....đó là cố định lãi vay là 15%/năm...nhưng đấu theo khối lượng, ai nhiều thì thắng....hôm nay 2 thằng quốc doanh BIDV và Nông nghiệp ôm trọn 15.000 tỉ luôn...hà hà...mỗi NHTMCP nhỏ thì có thiếu thật thì nhìeu cũng chỉ 1-2.000 tỉ trong ngắn hạn vài tuần nên đếch ô nào ôm cả lố được..2 thằng quốc doanh ôm cả, về nó xẻ ra cho vay lại, do vậy nên các NH TMCP vẫn phải vay lại 20-25%/năm thôi chứ đếch giảm được, 2 chú quốc doanh BIDV và NN coi như là đại lý cho vay lại vốn liên NH từ nguồn NHNN....cơ bản là bớt khan cung, nhưng lãi vẫn cao, nên ck và BDS coi như xiết hẳn kô cho vay ra....

    mà nhân cháy nhà đạp đổ tường luôn...đợt rồi 2006-2007 các NHTMCP ăn hết thị phần 5 ô quốc doanh BIDV VCB ICB NN Mekong ..
    việc các NHTMCP ngoài quốc doanh năm qua thắng lớn phát triển như vũ bão nhờ huy động được nhiều và cho vay nhiều vào CK BDS đã làm mấy ô lớn quốc doanh ngứa mắt vì bị vượt mặt.... các lãnh đạo NH QD bị chê là hoạt động kém hơn NHCP và giảm thị phần, tính hiệu quả.... ..các cụ cay..nên nhân cơ hội lạm phát cao xúi NHNN bóp chết các NHTMCP bằng tăng dự trữ, tăng lãi cơ bản, bắt mua tín phiếu...tất cả đều tèo..nhưng mấy thằng quốc doanh nó có cửa khác ưu ái nên sống khoẻ qua đận khó khăn này....như mấy chú NHTMCP yếu yếu là đi viện nặng luôn....kô khéo cuối năm có chú phá sản hoặc bị sát nhập.....đúng là một mũi tên của NHNN trúng mấy đích...vừa kiềm chế lạm phát..vừa tiêu diệt, hạn chế sự pt của các NH TMCP để các NH quốc doanh con đẻ giành lại thị phần..........
  2. NYSE6868

    NYSE6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Đã được thích:
    7
    Không lẽ tôi chửi đíu mịa mấy thằng quốc doanh à ...
  3. hwanglan

    hwanglan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Khối ngoại tăng mua vào

    (CafeF) - Trong khi nhà đầu tư trong nước đang tháo chạy khỏi thị trường thì khối ngoại lại tiếp tục mạnh tay gom vào những cổ phiếu tốt.

    Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM

    Cơn lũ giảm giá dường như vẫn chưa muốn dừng lại. Thị trường có thêm một ngày đen tối khi các cổ phiếu đồng loạt giảm sàn. Toàn thị trường có tới 87% mã chứng khoán niêm yết giảm giá sàn.



    Ngay từ khi bắt đầu giao dịch đợt 1, hầu hết các mã đã có khối lượng đặt bán ở mức sàn và giao dịch đợt 1 cũng tăng đáng kể khi đạt gần 2,7 triệu đơn vị, nhưng trong các đợt 2, và đợt 3 sau đó hầu như chỉ có lệnh đặt bán mà không có mua.



    Dư bán còn ở tất cả cả mã trong khi đó dư mua không có. Kể các các cổ phiếu có tính thanh khoản cao người mua cũng khá e dè.



    Trong khi nhà đầu tư trong nước có động thái bán ra mạnh thì khối ngoại vẫn mua vào với khối lượng lớn, trong khi đó lượng bán ra không đáng kể.

    Top 5 mua vao


    Top 5 bán ra

    MCK


    Khối lượng


    Giá trị


    MCK


    Khối lượng


    Giá trị

    DPM


    401.000


    22.656.500


    BBC


    42.960


    3.362.720

    PPC


    245.470


    11.319.887


    VIP


    8.690


    301.543

    VNM


    211.910


    25.429.200


    GMC


    7.160


    262.056

    PVD


    66.430


    7.905.170


    SAM


    4.000


    300.000

    FPT


    60.740


    9.657.660


    HAP


    3.000


    193.500


    Phiên giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 65 cổ phiếu các loại, tổng khối lượng 1.510.520 đơn vị, tương đương giá trị 119,692 tỷ đồng (chiếm 23,6% giao dịch toàn thị trường).



    Bán ra 17 mã chứng khoán với tổng khối lượng 79.140 đơn vị, tổng giá trị 5,809 tỷ đồng (chiếm 1,15% giao dịch toàn thị trường). Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài còn giao dịch thỏa thuận mua vào 02 cổ phiếu là DPM (30.000cp); PPC (25.000cp).



    Đã rất lâu rồi khối lượng mua vào của khối ngoại mới lại đạt trên 20% giao dịch toàn thị trường. Hôm nay, lượng mua vào tăng 338.660 đơn vị tương ứng tăng 28,9%. Động thái tăng mua trong hai phiên gần đây trong khi lượng bán không đáng kể có thể thấy mặt bằng giá hiện tại đang rất hấp dẫn khối ngoại, họ đang tận dụng tâm lý bán tháo của nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước để mua vào.



    Nhìn chung, nhà đầu tư nước ngoài đang dần gom vào các cổ phiếu tốt. Tuy nhiên, cũng có thể thấy lượng mua phiên này gia tăng chủ yếu là sự tăng mua đối với ba mã DPM, PPC và VNM. Ba cổ phiếu này đã chiếm 56% lượng mua vào của khối ngoại trong phiên hôm nay. Các cổ phiếu vào lương mua cũng chưa có nhiều đột biến.



    Lượng bán ra xuống mức rất thấp, riêng BBC chiếm đa số lượng bán ra với 42.900cp. Các mã còn lại đều có lượng bán ra rất thấp.



    Giao dịch trái phiếu của khối ngoại rất sôi động khi hôm nay họ mua vào 14 trái phiếu các loại với khối lượng 9.728.000 đơn vị; tổng giá trị mua là 1.005,6 tỷ đồng; Bán ra 02 trái phiếu với khối lượng 2.200.000 đơn vị, giá trị 227,6 tỷ đồng.



    Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội

    Phiên hôm nay, lượng mua vào của khối ngoại trên HaSTC cũng tăng so với phiên trước: 33 mã cổ phiếu được mua vào với tổng khối lượng 192.500 đơn vị, giá trị 13,463 tỷ đồng; bán ra 02 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 1.500 đơn vị, giá trị 0,105 tỷ đồng.



    NTP được mua vào nhiều nhất với khối lượng 106.500cp, PLC với 30.800cp và BMI với 12.000cp. Hai mã đượ bán ra là BMI (1.400cp) và KBC (100cp).



    Đức Hải
  4. hwanglan

    hwanglan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    HNN "bơm" thêm tiền ra thị trường

    Dự kiến hôm nay 21-2 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ đưa ra thêm 10.000 tỉ đồng nữa, như vậy nếu tính thêm ngày hôm nay, tuần này NHNN đã "bơm" ra tổng cộng 33.000 tỉ đồng.

    Việc bơm tiền trong thời điểm này là đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng, thông qua nghiệp vụ thị trường mở (nơi mua bán các loại giấy tờ có giá như tín phiếu, trái phiếu?) với lãi suất 15%/năm cho kỳ hạn 14 ngày. Hôm qua (20-2), NH Nông nghiệp & phát triển nông thôn và NH Đầu tư & phát triển (BIDV) đã trúng thầu 15.000 tỉ đồng. Đây là mức tiền đưa ra thị trường trong một ngày lớn nhất từ trước đến nay.

    NHNN cũng công bố lộ trình đưa tiền ra đến hết tuần và thay đổi phương thức đấu thầu. Trước đây các thành viên thị trường mở bỏ thầu lãi suất, ai cao nhất thì trúng. Nay NHNN ấn định lãi suất trần từng phiên và các ngân hàng đấu thầu khối lượng.

    Việc "bơm" tiền ra đã ngay lập tức giảm nhiệt lãi suất trên thị trường liên NH, từ mức 30-35% trong ngày 19-2 xuống còn khoảng 20-25% trong ngày 20-2. "Nếu tiền đồng được đưa ra nhiều hơn, lãi suất sẽ còn giảm" - một nguồn tin thân cận trong giới ngân hàng cho biết.

    Hiện NHNN đã sử dụng hết gần một nửa hạn mức tiền đồng được phép đưa ra lưu thông cho năm 2008. Phần lớn ngân hàng đã lâm vào tình trạng thiếu tiền đồng sau khi một số ngân hàng dùng vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn, đặc biệt cho vay kinh doanh bất động sản, và không đảm bảo dự trữ bắt buộc, được tăng thêm kể từ ngày 1-2.

    Đến sáng 20-2, đã có tám ngân hàng trong tình trạng thiếu thanh khoản, chủ yếu là các ngân hàng nhỏ mới chuyển từ nông thôn lên đô thị và những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng năm 2007.

    Chỉ có hai ngân hàng tương đối "giàu có? tiền đồng và đang cho các ngân hàng khác vay lại là Vietcombank và Á Châu (ACB). Mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã được nâng lên một mức mới. Lãi suất tiết kiệm ba tháng của các ngân hàng phổ biến ở mức 0,8 - 0,825%/tháng.
  5. hwanglan

    hwanglan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Thằng Tặc gian này tung tin ngân hàng không đảm bảo thanh toán, sẽ bị sờ cổ đó

    Thứ Năm, 21/02/2008, 18:25

    Ngân hàng Nhà nước khẳng định: Các ngân hàng vẫn bảo đảm thanh toán

    Trong hai ngày 18 và 19-2, sau thời điểm Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định phát hành tín phiếu bắt buộc đối với 41 tổ chức tín dụng, hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm. Có nhiều thông tin lo ngại về tính thanh khoản của các ngân hàng. Ðại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết một số nội dung chung quanh tình hình thị trường tiền tệ.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác nhận thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng được bảo đảm an toàn.

    Về khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại: đối với ngân hàng thương mại Nhà nước, hai ngân hàng đang thừa vốn khả dụng là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long; ba ngân hàng bảo đảm đủ vốn để thanh toán là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam.

    Ðối với các ngân hàng thương mại cổ phần, tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn bảo đảm an toàn thanh toán; một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu hụt vốn tạm thời, các ngân hàng đi vay trên thị trường liên ngân hàng và tham gia đấu thầu vốn trên nghiệp vụ thị trường mở do NHNN tổ chức để bổ sung vốn, tăng lượng huy động vốn từ thị trường, điều chỉnh cơ cấu và hạn chế tín dụng cho nên đáp ứng được khả năng thanh toán.

    Ðối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng liên doanh và tổ chức tín dụng vẫn bảo đảm khả năng thanh toán và có dư thừa vốn huy động tạm thời.

    Về lãi suất thị trường, trong hơn một tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tương đối ổn định. Từ nửa cuối tháng 1, có một số ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Từ 15-2, hầu hết cácngân hàng thương mại cổ phần và một số ngân hàng thương mại Nhà nước có điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND phù hợp các định huớng và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, không để lãi suất âm. Lãi suất huy động tăng ở các kỳ hạn khoảng 0,2%-1%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay chung chưa tăng lên, nhưng ở một số ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh tăng lãi suất cục bộ đối với một số đối tượng.

    Về lãi suất thị trường liên ngân hàng (vay mượn giữa các ngân hàng với nhau để bù đắp thiếu hụt vốn thanh toán tạm thời): Trong hơn một tháng qua và hiện nay, lãi suất thị trường liên ngân hàng có tăng lên do tăng nhu cầu vốn để thanh toán trong dịp Tết cho khách hàng. Tuy nhiên, NHNN đã can thiệp hỗ trợ vốn kịp thời, cho nên các ngân hàng đều bảo đảm khả năng thanh toán, lãi suất thị trường có xu hướng ổn định.

    Hiện nay, lãi suất thị trường liên ngân hàng dao động ở mức dưới 15%/năm, cá biệt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, một số ngân hàng thương mại cổ phần có treo giá vay ở mức cao 30%/năm, nhưng không thực hiện vay.

    Mới đây, tại phiên họp của Hiệp hội các ngân hàng, các thành viên cũng nhất trí thực hiện các quyết định của NHNN. Tuy nhiên, một số thành viên kiến nghị xem lại thời điểm phát hành tín phiếu bắt buộc vào ngày 17-3 tới, vì hiện nay thị trường huy động vốn vẫn khá căng thẳng. Nhiều ngân hàng cho biết một cách không chính thức về việc tạm dừng cho vay các khoản cho vay tiêu dùng, bất động sản.

    nd
  6. hunglmotc

    hunglmotc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2008
    Đã được thích:
    0
  7. hwanglan

    hwanglan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Hiệu quả đầu tư thấp cũng là thủ phạm của lạm phát

    Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng đó là nói về đầu tư có hiệu quả. Còn nếu đầu tư không có hiệu quả, thì chẳng những tăng trưởng kinh tế phải tốn nhiều vốn đầu tư hơn, mà còn gây ra lạm phát, xét trên nhiều mặt lạm phát do "chi phí đẩy" và lạm phát do "cầu kéo".



    Bản thân vốn đầu tư sẽ làm cho lạm phát "cầu kéo"; còn đầu tư kém hiệu quả sẽ làm cho lạm phát do "chi phí đẩy". Lạm phát do quan hệ cung - cầu, quan hệ tiền - hàng mất cân đối thường có bề nổi, dễ nhận thấy, nhưng lạm phát do đầu tư không có hiệu quả thì thường là lạm phát ngầm, lúc đầu rất khó nhận thấy, nhưng khi nó bộc phát thì rất cao, rất khó trị và việc trị nó thường phải kèm theo cái giá phải trả không nhỏ, thậm chí còn có thể rơi vào cuộc khủng hoảng. Có nhiều dẫn chứng về mặt này, ở đây chỉ xin nêu ra hai dẫn chứng. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội với ba biểu hiện chủ yếu là: nền kinh tế đã thiếu hụt lại tăng trưởng thấp (không cao hơn bao nhiêu tốc độ tăng dân số - tức là GDP bình quân đầu người vốn đã thấp, lại tăng rất chậm), lạm phát "phi mã" (lên tới 3 chữ số), thất nghiệp cao (lên tới 2 chữ số), cách đây vài chục năm bộc phát ra, nhưng đã tiềm ẩn vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do đầu tư tăng cao nhưng lại kém hiệu quả. Nước Mỹ khổng lồ như vậy, khi lãi suất xuống thấp, việc đua nhau vay thế chấp nhà cửa dưới chuẩn, khi lãi suất tăng trở lại đã gây ra cuộc khủng hoảng nhà đất, kéo theo khủng hoảng tài chính; mặc dù nước Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng thị trường nhà cửa vẫn chưa hồi phục, trái lại nước Mỹ còn đứng trước nguy cơ suy thoái, nay hạ lãi suất nhưng vẫn chưa chặn được, lại còn đứng trước nguy cơ lạm phát.



    Vì vậy, khi truy tìm thủ phạm, xác định nguyên nhân, cũng như tìm giải pháp chống lạm phát, ngoài những yếu tố trực tiếp, có tính bề nổi, còn phải tìm ở yếu tố ngầm, yếu tố sâu xa, đó là hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư được biểu hiện chủ yếu ở chỉ tiêu: một đồng vốn đầu tư đã tạo ra được bao nhiêu đồng GDP (tức là GDP/vốn đầu tư). GDP/vốn đầu tư qua các năm được thể hiện trong biểu đồ trên.



    Một đồng vốn đầu tư năm 2007 đã tạo ra được nhiều đồng GDP hơn ba năm trước đó, hay hiệu quả đầu tư năm 2007 đã có tín hiệu khá hơn ba năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu mà các chuyên gia đưa ra là do tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 cao hơn các năm trước, còn tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực nhà nước giảm. Việc quản lý vốn đầu tư của khu vực nhà nước năm 2007 cũng được thắt chặt hơn.



    Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, thì về hiệu quả đầu tư của Việt Nam hiện cũng còn những hạn chế, yếu kém. Một, hiệu quả đầu tư năm 2007 thấp hơn các năm từ 2003 trở về trước. Hai, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp hơn nhiều nước. Các nước có tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP chỉ vào khoảng trên dưới 25%, có nghĩa là một đồng vốn đầu tư đã tạo ra được trên dưới 4 đồng GDP, cao gấp rưỡi, gấp đôi của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu do thiết bị kỹ thuật - công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu; chi phí thuê mua mặt bằng sản xuất, kinh doanh cao, chi phí xã hội còn lớn, trình độ quản lý và tay nghề còn thấp; có một lượng vốn không nhỏ bị chôn vào vàng, đất đai hoặc chạy lòng vòng trên các thị trường mà không đầu tư trực tiếp cho tăng trưởng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Ba, hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước còn rất thấp, thấp hơn khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2007, một đồng vốn đầu tư của khu vực nhà nước chỉ tạo ra được 2,1 đồng GDP), trong khi tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực nhà nước năm 2007 vẫn còn chiếm tới 43,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguyên nhân chủ yếu do khu vực này còn để thất thoát, lãng phí chiếm tỷ trọng lớn; do bị co kéo nên phân tán, dàn trải, thi công chậm... Bốn, theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2008, thì hiệu quả đầu tư còn thấp hơn năm 2007. Năm 2008, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đưa lên 42%, cao hơn so với tỷ lệ 40,4% của năm 2007, nên 1 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 2,38 đồng GDP, thấp hơn mức 2,48 đồng của năm 2007. Điều đó đặt ra hai vấn đề: hoặc là GDP phải tăng trưởng cao hơn mục tiêu (8,5-9%), hoặc là đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng tốn ít vốn đầu tư hơn kế hoạch, nếu không sẽ tạo ra áp lực lạm phát (cả lạm phát "chi phí đẩy" và cả lạm phát "cầu kéo"). Muốn vậy, cần tăng trưởng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đổi mới mạnh mẽ hơn cơ chế đầu tư, quản lý chặt chẽ hơn nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước, nhất là nguồn từ ngân sách; kéo giá đất xuống; kéo giá vật liệu xây dựng và các chi phí khác liên quan đến đầu tư xây dựng xuống; đẩy nhanh tiến độ thi công; lựa chọn kỹ thuật - công nghệ cao, công nghệ nguồn để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh...
  8. VTHiep

    VTHiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Sao Tây dại thế nhỉ

    Mua vào để mà đổ vỏ ah
  9. buffet_vn

    buffet_vn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2006
    Đã được thích:
    0

    gom đếch gì mà gom..toàn đặt sàn vu vơ piên 1 ai dè bị khớp mua hết ..thực bụng giải ngân thì hôm nay có thêm 3.000 tỉ nữa vẫn khớp giá sàn tha hồ mua piên 2-3.....cuối giờ p-3 dư bán sàn 16.5 triệu cp đó....nó cũng tranh bán nhưng đếch khớp thành ra bán ít hơn mua thôi...hôm qua nó cũng mua vào gấp 10 lần bán ra đấy mà hôm nay vẫn giảm kịch sàn hà hà....
  10. rose4love

    rose4love Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    28
    Chuẩn !

Chia sẻ trang này