"Những cơn sóng cổ phiếu quái dị"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi LIAR_HN, 07/08/2010.

4279 người đang online, trong đó có 256 thành viên. 23:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 223 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. LIAR_HN

    LIAR_HN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Những cơn sóng cổ phiếu quái dị
    Hoạt động kinh doanh lỗ liên tục hoặc lãi rất ít nhưng các cổ phiếu vẫn tạo ra những cú tăng điểm ngoạn mục trên thị trường, điều mà các blue-chip với kết quả lợi nhuận khủng nằm mơ cũng không có.
    Trong số các cổ phiếu có sóng khủng nhất ngay cả khi thị trường đang ở thời kỳ ảm đạm phải kể đến TRI. Ngay sau khi được dỡ lệnh bãi yết, đưa vào giao dịch và vẫn trong diện bị kiểm soát, cổ phiếu này tăng một lèo từ 6.400 đồng lên 10.200 đồng từ 22/6-7/7.
    Tăng giá liên tục nhưng kết quả kinh doanh của công ty thì lỗ 7 quý liên tục. Khi phải giải trình về việc tăng giá, lãnh đạo của TRI cũng không thể đưa ra những lý do logic căn cứ vào hoạt động mà chỉ có thể nói “ngoài tầm kiểm soát”.
    [​IMG]Công ty kinh doanh lỗ nhưng giá cổ phiếu vẫn có thể tăng. Ảnh minh họa: Hoàng HàBên cạnh TRI thì VKP cũng là một trường hợp tương tự. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm lỗ 16,5 tỷ đồng nhưng giữa tháng 6 và đầu tháng 7, cổ phiếu này cũng có những đợt sóng khoảng 4-5 phiên tăng giá mạnh. Giá VKP được đẩy từ 9.000 lên 13.2000 đồng.
    Ngoài ra, một số cổ phiếu khác có kết quả kinh doanh không tốt so với dự kiến nhưng sóng tăng giá lại khiến cho cả những blue-chip với kết quả kinh doanh lãi khủng như FPT, ACB, SSI… phải mơ ước.
    Lợi nhuận 6 tháng của SRA chỉ khoảng 1 tỷ đồng nhưng giá của chứng khoán này tăng từ 16.200 lên 28.100 đồng trong thời gian 9-23/7, thời điểm cực khó tăng giá của hầu hết các cổ phiếu. Tương tự, SRB chỉ đạt lợi nhuận 1,2 tỷ đồng hoàn thành 28,8% kế hoạch nhưng giá tăng từ 15.700 lên 28.100 từ 2-23/7. AMV cũng là một ví dụ khác với việc tăng giá từ 16.000 lên 37.600 đồng từ 1-23/7 nhưng lợi nhuận 6 tháng của công ty chỉ đạt 800 triệu đồng.
    Bình luận về việc tăng giá bất thường của những cổ phiếu lỗ hoặc lãi rất ít, anh Dũng – một nhà đầu tư chứng khoán có nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội, nhận xét: “Điều này thể hiện sự nghèo nàn của các loại hàng hóa mới cũng như dịch vụ chứng khoán”.
    Anh này phân tích, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì công ty chứng khoán hay nhà đầu tư cũng cần phải hoạt động. Việc thiếu hàng hóa mới, cũng như các dịch vụ chứng khoán khiến cho một bộ phận nhà đầu tư tìm đến những loại cổ phiếu có tính mạo hiểm cao và khả năng tạo sóng mạnh.
    “Một số loại cổ phiếu có lượng lưu hành trên thị trường ít, cộng với các nhân tố về bất động sản ở bên trong nên nhà đầu tư mới hào hứng mua vào và đẩy giá lên”, anh này tiết lộ.
    Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Ban phân tích Công ty chứng khoán Dầu khí thì nói thẳng, các công ty kinh doanh lỗ hoặc lãi rất ít mà giá cứ tăng kịch trần nhiều phiên chắc chắn có yếu tố làm giá của “đội lái” (những nhà đầu tư lớn chuyên làm giá cổ phiếu). Tuy nhiên, những nhà đầu cơ này cũng căn cứ vào một số thông tin riêng về khả năng có lãi trong tương lai hoặc tài sản đất đai của công ty thì mới thực hiện mua vào để đẩy giá.
    Bình luận về sóng lớn tại các cổ phiếu có kết quả kinh doanh lỗ, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Sài Gòn cho rằng, đó cũng là một loại nhu cầu trên thị trường.
    “Những biến động về giá có thể do kết quả kinh doanh của công ty tạo ra, hoặc do chính các nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm tạo ra. Về mặt bản chất thì tất cả đều do cung và cầu. Chỉ có điều nếu cung, cầu được tạo ra bởi một bộ phận rất nhỏ nhà đầu tư thì các biến động về giá sẽ không có lợi cho đa số”, ông Hưng bình luận.
    Hoàng Ly

    Bác nào lái thì vào nhận nhé ! ShowArticlebanner();

Chia sẻ trang này