Những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2009

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi teothanhcong, 19/01/2009.

6891 người đang online, trong đó có 751 thành viên. 16:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 383 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. teothanhcong

    teothanhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    1
    Những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2009

    Những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2009

    Sau khi đọc bài viết của Bernie Hart về 9 thách thức cho chuỗi cung ứng của Mỹ vào năm 2009. Tôi xin mạn phép đưa ra các ý kiến của mình về những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2009. Mong muốn nhận sự phản hồi của các bạn.

    Tái cấu trúc doanh nghiệp

    Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, lãnh đạo công ty nên tập trung vào việc tái cấu trúc doanh nghiệp, để giảm thiểu chi phí ẩn, tăng thêm thị phần và lợi nhuận để tạo nền móng cho quá trình hồi phục của nền kinh tế.
    Nói đúng hơn là doanh nghiệp nào hoạt động càng vững vàng trong giai đoạn này sẽ là doanh nghiệp mạnh trong tương lai. Nhìn vào bài học của NYTimes trong cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thế kỷ 20 là một ví dụ.
    Nếu được đầu tư một cách đúng mức, loại bỏ những công việc thiếu hiệu quả thì đến khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, doanh nghiệp đã có một nền móng vững chắc.

    Xác định rủi ro theo con mắt tài chính

    Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều công ty đang trên đà phá sản. Một điều dễ hiểu là khi nền kinh tế suy thoái thì nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm đi điều này chi phối đến tất cả các doanh nghiệp. Các công ty nên đánh giá lại khả năng tài chính của mình, xác định và hỗ trợ đối tác và khách hàng và để giảm đi khả năng phản ứng dây chuyền.
    Nói một cách khác: nên hỗ trợ các đối tác và khách hàng để vận hành một cỗ máy kinh tế lớn hơn. Nếu đối tác của bạn có 1 triệu khách hàng, và bạn là nhà sản xuất, thì bạn chọn giảm 10% giá bán của mình hay bỏ luôn 1 triệu khách hàng? Điểm hòa vốn lúc này là điểm thành công của bạn.

    Cạnh tranh về thị trường lao động

    Một số các quốc gia đang sử dụng lao động nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia? chuẩn bị ban hành chính sách hỗ trợ người lao động trong nước bằng cách giảm số lượng lao động nước ngoài. Như vậy, Việt Nam là một trong số các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng từ thị trường lao động nước ngoài.
    Thị trường lao động sẽ giảm giá trong năm tới. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng những lao động có tay nghề cao, điều kiện để doanh nghiệp phát triển là rất tốt. Nhưng tận dụng như thế nào đó là bài toán của doanh nghiệp.

    Rút ngắn thời gian sản xuất

    Lean Manufacturing đã du nhập vào Việt Nam nhiều năm nay với cái tên là hệ thống sản ********* gọn. Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng lean là một công cụ để chống lãng phí và giảm mức tồn kho mà chưa quan tâm đến vấn đề thực tế là chu kỳ sản xuất và qua đó là vòng xoay của tiền tệ.
    Trong khi nền kinh tế đang trong vùng trũng của biểu đồ tăng trưởng, thì việc bánh xe sản xuất, tiền tệ xoay vòng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp leo dốc nhanh hơn. Ở đây, tôi nhìn nhận Lean là một ví dụ điển hình cho việc rút ngắn thời gian sản xuất.

    Thoát khỏi ?obóng ma? Trung Quốc

    Sau nhiều năm chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chính sách ?orẻ? của Trung Quốc làm cho nền kinh tế Việt Nam không thể ngóc đầu lên được thì giai đoạn hiện nay là giai đoạn vàng để chúng ta phát triển. Sau một loạt các vấn đề về sữa, về hóa chất có trong hàng nội thất? các nhà đầu tư có xu hướng chuyển về Việt Nam.
    Thêm vào đó, giá nhân công và môi trường đầu tư của Việt Nam là một lợi thế lớn. Doanh nghiệp trong nước nên tận dụng cơ hội này để phát triển. Nhưng vấn đề đặt ra là phát triển thế nào để bền vững, đừng đi lại bánh xe của Trung Quốc.

    Công nghệ xanh - nhu cầu của thế giới

    Không chỉ riêng Việt Nam, xu hướng công nghệ xanh đang phát triển ở tất cả các nước trên thế giới. Trong khi các nước phát triển đang tập trung vào đầu tư cho lĩnh vực còn mới mẻ này thì Việt Nam các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa biết nó là gì.
    Nếu tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, kết hợp với đầu tư về mặt công nghệ và đặc biệt phải có sự hỗ trợ của nhà nước, Việt Nam có thể sẽ trở thành một trong số các quốc gia đứng đầu trong khu vực về công nghệ xanh. Trước đây tôi thường nghe đến câu thành ngữ rất phổ biến của chúng ta: ?oĐi tắt, đón đầu?. Chúng ta đã có khu công nghệ cao với ông trùm Intel đang ở đó. Vậy khi nào chúng ta có ?oKhu công nghệ xanh??

    Chứng khoán và bài toán đau đầu

    Thật tình tôi cũng shock khi nghe tin một công ty chứng khoán thưởng cho nhân viên 30kg gạo thay vì tiền lương tháng 13. Nhưng quy luật của nền kinh tế nó như vậy, cung và cầu phải ở một mức tương đối.
    Tôi nói vui theo kiểu Einstein (xin lỗi ông trước): Tiền không phải tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi, tiền chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác (ví dụ như tiền giấy chuyển thành cổ phiếu và USD chuyển thành VND) hay chuyển từ túi người này sang túi người khác (có người giàu lên thì sẽ có người nghèo đi). Cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, chứng khoán Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu. Chứng khoán là vấn đề niềm tin của thị trường, nếu lòng tin của thị trường, của người dân bị suy giảm, chứng khoán sẽ đi về đâu??

    Châu Âu và luật hóa chất REACH

    Giữa năm 2009 là thời điểm thị trường châu Âu chính thức áp dụng luật đăng ký và sử dụng hóa chất REACH cho các vật dụng (articles). Theo đó các hóa chất được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhập khẩu vào châu Âu phải được đăng ký và cấp phép. Như vậy việc mua hàng từ các nước xuất khẩu trong đó có Việt Nam sẽ trở thành một thách thức lớn.
    Theo nhận định của tôi, Trung Quốc sẽ bị mất thị phần rất lớn, và đây là thời điểm thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động tốt có thể chứng minh năng lực của mình. Những đơn vị sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc sẽ được sẽ phải quên đi thị trường màu mỡ châu Âu. Hơn nữa, Mỹ cũng đã bắt đầu có một động thái tương tự.
    (- Theo Nguyễn Võ Minh Hùng)
  2. teothanhcong

    teothanhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    1
    Ngành xây dựng trước những thách thức của năm 2009

    Ðể tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rõ những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới.

    Năm 2008 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng, lại là năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của ngành xây dựng trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008.

    Nhìn lại năm qua, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Ðảng, Chính phủ; sự quản lý, điều hành năng động, nhạy bén, trách nhiệm cao của Ban cán sự Ðảng, lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo các đơn vị và sự cố gắng cao độ của cán bộ, công nhân viên chức và tập thể lao động, toàn ngành xây dựng đã đạt được những thành tựu to lớn, hoàn thành các nhiệm vụ năm 2008 trên tất cả các lĩnh vực: Quản lý Nhà nước, dịch vụ công, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm việc làm và an sinh xã hội, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.

    Với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là xây dựng đồng bộ, đầy đủ và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng phủ kín các lĩnh vực quản lý ngành, năm 2008, Bộ Xây dựng đã tích cực nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản Quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều lĩnh vực trước đây chưa được đề cập, nổi bật là Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị đã được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XII.

    Ðây là dự luật đầu tiên trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, sau khi ban hành sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị; bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị và từng đô thị bền vững, có bản sắc, văn minh, hiện đại; đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

    Song song với công tác nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, để kịp thời đáp ứng với tốc độ phát triển các đô thị trong cả nước, Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo hoàn thành nhiều đồ án quy hoạch xây dựng, đặc biệt là việc nghiên cứu điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, trình Chính phủ phê duyệt.

    Về hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong năm 2008, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh, trình và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch cấp nước, Quy hoạch thoát nước, Quy hoạch xử lý chất thải rắn cho ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền trung và phía nam đến năm 2020. Ðây sẽ là cơ sở quan trọng để phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước, thoát nước đô thị quốc gia đến năm 2020...

    Ðiểm nổi bật của tình hình bất động sản năm 2008 là thị trường "chững lại" sau một thời gian phát triển quá nóng. Ðể định hướng cho thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững, Bộ Xây dựng đã kịp thời trình Chính phủ các giải pháp phát triển thị trường, nghiên cứu xây dựng các chỉ số phản ánh thị trường, thúc đẩy hình thành mạng lưới sàn giao dịch hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản... Dự kiến bắt đầu từ tháng 1-2009, 100% số sàn giao dịch bất động sản sẽ đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động theo quy định.

    Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở đã được thành lập cùng với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở khu vực nông thôn và cho phép ba địa phương là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương tiến hành thí điểm đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở, tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc diện chính sách và người có thu nhập thấp cải thiện điều kiện sống.

    Chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015 cũng đã được hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ. Ðặc biệt, năm 2008 là năm nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới thị trường bất động sản, nhà ở. Nhưng diện tích bình quân về nhà ở vẫn đạt 12 m2/người, hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở đã được Quốc hội thông qua trong kế hoạch năm 2008 với tổng diện tích nhà ở xây mới là 51,5 triệu m2 sàn.

    Ðặc biệt, trong năm 2008, trước tình hình thị trường giá cả có nhiều biến động phức tạp, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, theo dõi sát tình hình diễn biến về thực tế quản lý kinh tế xây dựng, kinh tế đô thị, tập trung cho việc hướng dẫn quản lý chi phí công trình xây dựng, nhất là việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng. Ðến nay về cơ bản đã hoàn thiện về hướng dẫn xử lý biến động giá vật liệu xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháo gỡ về cơ bản những khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và các nhà thầu, góp phần thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư xây dựng công trình.

    Ðiểm nổi bật trong công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng là thị trường xi-măng và vật liệu xây dựng đã được giữ vững và bình ổn trong bối cảnh hầu hết giá cả các loại vật liệu, nguyên, nhiên liệu đều tăng cao và có nhiều biến động.

    Năm 2008, sản lượng xi-măng toàn ngành đạt xấp xỉ 40 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2007, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong nước. Ðã có 10 nhà máy xi-măng mới với tổng công suất gần 12 triệu tấn/năm đi vào hoạt động. Tiếp tục tạo đà cho sự phát triển ngành vật liệu, Bộ Xây dựng đã hoàn thành và trình Chính phủ các dự án Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng và Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất xi-măng đến năm 2020.

    Năm 2008 đánh dấu sự nỗ lực của các doanh nghiệp thuộc Bộ, khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc Bộ tiếp tục được duy trì cao hơn năm 2007. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện năm 2008 đạt 105.607 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị thực hiện đầu tư là 31.570,5 tỷ đồng, đạt 91,7% kế hoạch năm, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2007, với hơn 450 dự án đã và đang được triển khai .

    Năm 2009, trước những diễn biến mới, phức tạp, khó lường của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, để thực hiện nghiêm túc, toàn diện và có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Ðảng, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra, toàn ngành xây dựng tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

    Tập trung hoàn chỉnh Luật Quy hoạch đô thị để trình Quốc hội thông qua; nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở; rà soát, nghiên cứu sửa đổi một số Luật liên quan đầu tư xây dựng cơ bản và các văn bản dưới Luật, theo hướng đơn giản, minh bạch, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; hoàn chỉnh hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành.

    Xây dựng Chương trình triển khai thực hiện Ðịnh hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Công bố và tổ chức thực hiện Ðịnh hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020; Ðịnh hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

    Tập trung chỉ đạo lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng và các đồ án quy hoạch xây dựng vùng; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác lập quy hoạch điểm dân cư nông thôn, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, khóa X.

    Nghiên cứu, xây dựng Ðề án huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách theo hình thức PPP, tích cực tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Triển khai Ðề án thí điểm áp dụng các công nghệ tái chế rác thải tại bốn tỉnh, chuẩn bị triển khai rộng rãi vào các năm sau.

    Tập trung nghiên cứu và triển khai Ðề án nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015; Ðề án nhà ở công vụ của Chính phủ; Ðề án Phát triển nhà ở cho công nhân, xây dựng công trình sinh hoạt văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp tập trung; Ðề án phát triển thị trường bất động sản; xúc tiến thực hiện Chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2. Triển khai rộng rãi tại tất cả các địa phương các giải pháp kích cầu để phát triển nhà ở xã hội.

    Phấn đấu diện tích ở bình quân đạt 12,5 m2 sàn/người, phát triển nhà ở tăng thêm khoảng 58,5 triệu m2 sàn (diện tích nhà ở đô thị: 30,2 triệu m2 sàn; diện tích nhà ở nông thôn: 28,3 triệu m2 sàn); xây dựng 450.000 m2 nhà ở xã hội, tương đương 9.000 căn hộ, vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ cho khoảng 200.000 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở.

    Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp xi-măng đến năm 2020; công bố và tổ chức thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi-măng đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD đến năm 2020.

    Xây dựng Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020; tổ chức và tập hợp lực lượng cơ khí trong việc chế tạo thiết bị đồng bộ cho dây chuyền xi-măng 2.500 tấn clanh-ke/ngày và các dây chuyền có công suất lớn hơn, thiết bị cho ngành điện và các loại máy xúc, đào, máy thi công...

    Ðể tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, chủ động đối phó với những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế nước ta và trên thế giới trong năm 2009, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rõ những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới. Năm 2009, các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng phấn đấu giá trị sản xuất kinh doanh đạt 118.588,4 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2008; giá trị thực hiện đầu tư đạt 34.684 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2008.

    Nguyễn Hồng Quân, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bộ trưởng Xây dựng
  3. teothanhcong

    teothanhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    1
    Tổng kết thị trường từ ngày 09 đến ngày 15/01/2009:
    Ngân hàng bắt đầu rót vốn cho bất động sản
    19/01/2009, 10:05
    Ngân hàng đã bắt đầu rót vốn trở lại cho các dự án bất động sản.
    Thông tin nổi bật nhất trong tuần qua là việc các ngân hàng bắt đầu rót vốn trở lại cho các dự án bất động sản (BĐS).

    BIDV đã rót vốn cho một số chủ dự án bất động sản và gần đây nhất là khoản tín dụng 5.650 tỷ đồng cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), trong đó vốn ngắn hạn 650 tỷ đồng, trung - dài hạn 5.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được HAGL đầu tư cho các dự án bất động sản, cao su, khoáng sản, thủy điện và các dự án khả thi khác khi Tập đoàn có nhu cầu trong giai đoạn 2009 - 2011.

    Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, ngân hàng đã có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thành lập Quỹ kích cầu đầu tư và tiêu dùng, cũng như gói vốn xúc tiến, thúc đẩy xuất khẩu. BIDV đề xuất tham gia 16.000 tỷ đồng vào Quỹ kích cầu đầu tư và tiêu dùng; 15.000 tỷ đồng cho gói vốn thúc đẩy xuất khẩu. Riêng đề án gói giải pháp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009 - 2010 có nguồn vốn 35.000 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà ở xã hội 15.000 tỷ đồng; vốn kích cầu nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp 20.000 tỷ đồng). Trong đó, vốn tham gia của BIDV là 2.000 tỷ đồng, được tập trung thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2010.

    Ngân hàng ACB đã dành 2.000 tỉ đồng để triển khai tín dụng cho vay mua nhà trả góp đối với những cá nhân có nhu cầu về nhà ở thực sự. Đại diện ACB cho biết, sẽ xem xét những dự án khả thi, đầu ra tốt để hỗ trợ vốn cho các chủ đầu tư dự án. Đây được xem là sự đột phá mới của ACB trong lĩnh vực cho vay BĐS.

    VietA Bank cũng tiếp tục tài trợ vốn cho khách hàng mua căn hộ tại dự án E.home của chủ đầu tư là Cty Nam Long ở quận 9, TPHCM, với mức tài trợ lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo. Lãi suất được áp dụng dưới trần quy định của NHNN.

    Theo ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank, hiện ngoài việc đẩy mạnh tín dụng BĐS, DongA Bank còn xem xét hỗ trợ vốn cho các dự án BĐS hiệu quả, "đầu ra" khả thi. Chẳng hạn, với dự án RichLand Hill ở Q.9, TPHCM, DongA Bank tài trợ vốn cho khách hàng trên dưới 50% giá trị tài sản đảm bảo trong thời gian 20 năm.

    Thị trường sẽ có những đợt "sóng"

    Theo dự đoán của giới kinh doanh BĐS, tình hình thị trường sẽ vẫn tiếp tục ảm đạm cho đến hết năm 2009. Tuy nhiên, sẽ có những đợt sóng nhỏ xuất hiện trong "buổi chợ chiều" của thị trường BĐS. Bởi lẽ, một trong những nguyên nhân khiến cho BĐS trong nước tiếp tục kém sôi động là do giới đầu tư vào thị trường này đã chịu cảnh hụt vốn. Tuy nhiên, theo thông tin từ các ngân hàng thì việc cho vay đối với những dự án BĐS khả thi và nhu cầu mua nhà để ở đã quay trở lại.

    Theo giới đầu tư địa ốc dự tính, những khu đất dự án hoặc khu căn hộ cao cấp sẽ nhích nhẹ và dao động từ 10 - 20% ở những công trình giao thông trọng điểm của thành phố đang dần hoàn thiện. Tại quận 12, quận Bình Chánh sôi động hơn hết khi con đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đang dần hoàn thiện và được đưa vào sử dụng một phần trong giữa năm nay?

    Ghi nhận của chúng tôi, đa số nhà môi giới độc lập và nhà môi giới thông qua sàn giao dịch đều cho rằng, nhu cầu về thị trường BĐS trong thời gian tới vẫn là những lô đất dự án, đất thổ cư? Nguyên nhân xuất phát từ tập quán của người Việt cũng như khả năng thu nhập nên việc sở hữu đất ở được xem là "chắc" hơn. Dự đoán chung của hầu hết giới đầu tư BĐS, ít nhất thị trường BĐS còn tiếp tục chịu cảnh "đìu hiu" đến hết quý III và IV năm 2009.

    Cứu cánh của giới đầu tư BĐS hiện nay trông chờ vào lãi suất vay ngân hàng tiếp tục giảm, thu nhập trung bình của người dân tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước thoát khỏi thời suy thoái toàn cầu sẽ vực dậy thị trường BĐS.

    Theo thống kê của Công ty Nghiên cứu và Quản lý bất động sản VietRees, tỷ lệ giao dịch BĐS thành công vào dịp cuối năm 2008 có nhỉnh hơn so với các tháng trước song cũng chỉ tập trung ở phân khúc nhà phố và căn hộ có giá trị thấp. Đối với phân nhóm căn hộ cao cấp, tỷ lệ giao dịch thành công không đáng kể. Giá căn hộ cao cấp tiếp tục giảm trong tháng 12, mức giảm khoảng 6% so với tháng 11/2008. Mức giảm này được xem là mức giảm cao nhất kể từ tháng 6/2008 trở lại đây. Căn hộ cao cấp có thể được xem là khá ế ẩm, đặc biệt nhiều căn hộ tại khu Phú Mỹ Hưng và nhiều khu khác tại quận 2, quận 7, tuy giá đã giảm tới trên 50% nhưng cũng rất ít người mua. Với các diễn biến thị trường hiện tại, VietRees dự báo sau Tết Âm lịch, giá các căn hộ cao cấp sẽ tiếp tục đi xuống.


    Theo VietRees, bắt đầu từ sau Tết Âm lịch 2009, thị trường bất động sản sẽ là sân chơi, cơ hội hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư vốn dồi dào, có chiến lược đầu tư dài hạn. Thị trường sụt giảm sẽ làm hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ, thị trường sẽ nằm trong tay người mua chứ không còn trong tay người bán như trước kia. Do đó, các chủ đầu tư bất động sản nên chuyển hướng vào các dự án căn hộ có giá bán phù hợp với người thu nhập trung bình, thay vì nhắm vào các dự án có giá thành cao như trước. Cụ thể, VietRees nhận định: các doanh nghiệp nên đầu tư vào nhà ở căn hộ có diện tích tương đối khoảng 40-60 m2, kết cấu tốt, vật tư thiết bị tương đối - không cần phải cao cấp, giá bán 10 triệu/m2 hay thấp hơn, giá trị căn hộ khoảng 400.000-600.000 triệu/căn thì sẽ thể thu hút được nhiều khách hàng. Đối tượng khách hàng nên nhắm tới là những gia đình trẻ, sinh viên, giới nhân viên, cán bộ công chức đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM.


    Lê Đình - DiaOcOnline.vn
  4. xingyunxing

    xingyunxing Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Thông tin bổ ích. Thanks bác nhiều nhiều.........
  5. teothanhcong

    teothanhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    1
    Thị trường địa ốc 2009: Doanh nghiệp làm chủ sân nhà

    TP - Năm 2008 được xem là năm thất bát của nhiều doanh nghiệp (DN) địa ốc Việt Nam không ít ý kiến lo ngại các dự án lớn, sẽ dần lọt vào tay các tập đoàn nước ngoài. Vậy nhưng, các đại gia Việt đang có nhiều cơ hội để chiếm ưu thế trong năm 2009.

    Ngoại e dè

    Trung tâm TPHCM sẽ mọc lên nhiều cao ốc của chủ đầu tư Việt
    Lý do lớn nhất khiến các dự án địa ốc có vốn ngoại trì hoãn hoặc không đúng tiến độ là nguồn vốn giải ngân sẽ khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ông Marc Townsend, GĐ điều hành Cty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam nhận định, thị trường địa ốc ảm đạm quá lâu và nguồn vốn không còn dồi dào sẽ khiến nhiều nhà đầu tư tạm ngưng hoặc tính toán lại các dự án địa ốc tại Việt Nam.

    Trên thực tế, 20 khu đất vàng tại TPHCM mà nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tranh giành nhau từ năm 2006 mới chỉ có hai khu đang xây dựng và đều của các chủ đầu tư trong nước.

    Nhiều dự án lớn tại trung tâm TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ đều của các DN Việt Nam như Khu cao ốc trên nền đất Sở Giáo dục - Đào tạo cũ của Vincom, Tháp tài chính 64 tầng của Công ty Bitexco, Time Square của Kinh Đô, khu Intershop cũ sẽ mang tên SJC của Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn?

    Hiện hàng loạt dự án của Hoàng Anh - Gia Lai hay các Cty con của Ngân hàng Vietcombank, BIDV, Sacombank? cũng đã thu xếp được vốn để thi công.

    Ông Đặng Hồng Anh, Tổng GĐ Công ty địa ốc Sacomreal cho rằng, trong điều kiện nhiều DN vẫn nhìn ra triển vọng của thị trường bất động sản như hiện nhân công, vật liệu, giá đất? đều đang ở mức thấp, dễ tìm. Ngoài lý do trên, nhiều DN lớn của Việt Nam muốn chớp cơ hội này trước khi các tập đoàn đa quốc gia nhảy vào.

    Điều đó thể hiện rõ nhất là các hệ thống siêu thị khi Co-op Mark đã nhanh chóng hình thành được 30 siêu thị ở nhiều vị trí đẹp. Citimart mở tổng cộng 13 siêu thị?Hàng loạt khu đất vàng hay vị trí tốt tại TPHCM, Hà Nội phần lớn cũng nằm trong tay DN Việt Nam.

    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho hay năm 2008 nhiều DN địa ốc đứng trước nguy cơ phá sản nhưng cũng nhiều DN tận dụng lợi thế chủ nhà để chuẩn bị cho các dự án mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chậm chân do việc tìm địa điểm và xin giấy phép.

    Nội chớp thời cơ

    Một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản dự đoán nhu cầu nhà ở diện tích nhỏ, giá thành phù hợp, gần các tiện ích công cộng? trong năm 2009 sẽ tăng mạnh. Cùng với chính sách kích cầu nhà giá rẻ đây là cơ hội lớn cho các DN Việt Nam. Hầu hết các DN nước ngoài đều nhắm đến phân khúc căn hộ cao cấp đang và nhiều khả năng ế ẩm.

    Không chỉ hàng loạt DN tư nhân, cổ phần đang chuyển dần sang nhà giá rẻ, ngay cả Bộ Xây dựng cũng kêu gọi các DN lớn thuộc Bộ tham gia xây nhà xã hội. Bà Văn Dương Thanh, Phó GĐ Công ty Tư vấn Môi giới Địa ốc Thanh Bình (Q.3, TP HCM) nói: ?oHiện nhu cầu mua, thuê căn hộ cao cấp đã chững lại. Các dự án lớn của nước ngoài cho loại căn hộ này sẽ khó chuyển đổi hay cung thêm sản phẩm khi cầu vẫn yếu. Vì vậy, đây là thời cơ của các DN Việt Nam vốn khá linh hoạt trong kinh doanh để chuyển sang nhà, căn hộ giá rẻ, phù hợp với nguồn vốn ít của mình và được nhà nước khuyến khích?.

    Ông Marc Townsend cũng thừa nhận, thị trường căn hộ cho thuê đang và sẽ ảm đạm do các công ty nước ngoài bắt đầu sa thải lao động nước ngoài tại Việt Nam. Ngoại trừ Phú Mỹ Hưng, các dự án có vốn nước ngoài tại TPHCM như khu đô thị của LG tại Nhà Bè hay nhiều dự án tại Củ Chi, quận bảy, hai của một số tập đoàn đa quốc gia vẫn chưa chính thức khởi công.

    Trong khi đó dự án lớn khởi công gần đây nhất (tháng 12/2008) là khu căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại Sunrice Citi trị giá 500 triệu USD của Novaland - một DN Việt Nam. Đó là dấu hiệu cho thấy DN địa ốc Việt Nam có thể trụ trên sân nhà trước sức ép dòng vốn ngoại.

    Hà Phan
  6. teothanhcong

    teothanhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    1
    TP.HCM: Các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động ổn định

    Ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: mặc dù trong năm 2008, tác động ảnh hưởng của tình hình kinh tế, tình hình thị trường tiền tệ, một số ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động khai thác và sử dụng vốn, nhưng đánh giá tổng quan, hoạt động của các ngân hàng này tiếp tục duy trì ổn định.

    Vốn điều lệ của 16 ngân hàng TMCP trên địa bàn hiện đạt 38.315 tỷ đồng, tăng 66,9% so với năm trước. Việc tăng trưởng vốn của một số ngân hàng TMCP có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển công nghệ, dịch vụ mà bộ phận vốn điều lệ được sử dụng kinh doanh đã tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trưởng bền vững. Mặt khác, nhờ những giải pháp như cơ cấu và điều chỉnh dư nợ tín dụng; tăng trưởng nguồn vốn huy động, cùng với việc tiếp cận nguồn vốn vay qua kênh tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương, hoạt động của các ngân hàng TMCP đã từng bước ổn định và phát triển tích cực hơn. Thanh khoản ổn định và các hệ số về an toàn hoạt động được đảm bảo.

    Các ngân hàng TMCP đã bắt đầu công bố các số liệu kế hoạch lợi nhuận năm 2008. Trong đó, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố lợi nhuận trước thuế của toàn bộ tập đoàn ACB đạt 2.556 tỷ đồng, vượt 56 tỷ đồng so với kế hoạch. Điểm đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm 22,5% tổng lợi nhuận (các năm trước luôn chiếm trên 50%). Nhằm chia sẻ khó khăn với các khách hàng vay vốn, ACB duy trì tình hình lợi nhuận từ tín dụng không có lãi từ cuối quý II đến giữa quý IV năm 2008. Lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) cũng vừa cho biết năm 2008 ngân hàng này đã đạt lợi nhuận 701 tỷ đồng, vượt kế hoạch dự kiến đề ra từ đầu năm. Lợi nhuận DongA Bank chủ yếu thu được từ 3 nguồn chính là dịch vụ, kinh doanh và triển khai tín dụng. DongA Bank là ngân hàng đầu tiên mạnh mẽ bày tỏ và bảo vệ quan điểm không thu phí ATM nhằm giảm bớt áp lực cho người sử dụng thẻ trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã công bố lợi nhuận trước thuế đạt 658 tỷ đồng, vượt tới 83% so với năm 2007 và vượt kế hoạch lợi nhuận điều chỉnh 2008. SCB đã trả cổ tức cho cổ đông 12%. Từ tháng 7/2008 đến nay, hàng tháng SCB chi thêm từ 30- 50 tỷ đồng để bù đắp lãi suất trước biến động lạm phát cho khách hàng từ 50 tuổi trở lên tham gia gửi tiền tại ngân hàng.
  7. teothanhcong

    teothanhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    1
    kinh tế Việt Nam vượt qua thách thức để đững vững trong năm 2009
  8. teothanhcong

    teothanhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này