Niềm tin bắt đầu từ Bộ trưởng Vương Đình Huệ

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi lehero, 22/09/2011.

3558 người đang online, trong đó có 280 thành viên. 19:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 794 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. lehero Thành viên rất tích cực

    Niềm tin này sẽ lan toả trong nhân dân, tầng lớp trí thức, người lao động,... và chắc chắn là cả nhà đầu tư chứng khoán.
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110922/Niem-tin.aspx

    Niềm tin
    22/09/2011 0:29


    Trong quán cà phê, ở tiệm ăn sáng, tại các công sở... hầu hết mọi nơi đều nghe người ta bàn tán về tranh luận gay gắt giữa Bộ Công thương và Bộ Tài chính trong cuộc hội thảo về điều hành giá xăng dầu ngày 20.9 vừa qua; về những phát ngôn mạnh mẽ, thẳng thắn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ.
    Thực ra, việc bất đồng, tranh luận, thậm chí dẫn đến gay gắt trong những cuộc hội thảo cấp cao ở nước ngoài không hiếm; đặc biệt, đối với những vấn đề liên quan đến đời sống người dân. Còn ở ta, đã có không ít cuộc hội thảo, hội nghị buồn tẻ. Những cuộc hội thảo chỉ nhằm "hợp thức hóa" kết quả đã được ấn định trước. Thái độ "dĩ hòa vi quý", cả nể, sợ mất lòng nhau hay tâm lý "chẳng liên quan gì tới mình" có thể tạo nên sức ì trong mỗi người, trong công việc, trong mọi vấn đề chung cả xã hội. Nên cuộc họp giữa Bộ Công thương và Bộ Tài chính cách đây 2 ngày trở thành tâm điểm, thu hút sự chú ý của dư luận. Nó toát lên sự phấn khởi, niềm tin của hầu hết những người trực tiếp hay gián tiếp theo dõi hội thảo này. Phấn khởi không phải vì kết quả "từ nay đến cuối năm không tăng giá xăng" mà Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã khẳng định, dù phải thừa nhận, đây là điều mà dân chúng đang chờ đợi. Cao hơn, đó là kỳ vọng, hội nghị này sẽ là bước ngoặt để thay đổi, cải tổ một cách triệt để về chất và lượng của việc họp hành, hội nghị từ nay về sau. Bởi về nguyên lý, mâu thuẫn là động lực của sự phát triển.
    Đặc biệt, niềm tin được dấy lên mạnh mẽ trước thái độ thẳng thắn, kiên định, đặt quyền lợi người dân, quyền lợi chung của nền kinh tế lên trên tất cả của Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Ông thuyết phục mọi người không chỉ bằng động cơ mà còn bằng kiến thức, cách làm việc. Ông đã khiến cho Petrolimex không thể phản biện khi nêu ra những con số cụ thể mà ông đã tự thu thập từ cơ quan hải quan về giá cả để chứng minh, doanh nghiệp này lãi tới 1.000 đồng/lít xăng chứ không hề lỗ như họ vẫn kêu. Còn nhớ ngay sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã tuyên bố, ông sẽ cho kiểm toán xăng dầu trước những ý kiến cho rằng khó thể kiểm toán mặt hàng này. Lúc đó, có thể một số người chưa tin điều này, một số người cho rằng Bộ trưởng chỉ tuyên bố để “làm vừa lòng cử tri” khi nhận nhiệm vụ. Nhưng hành động, thái độ của Bộ trưởng trong cuộc hội thảo bàn về giá xăng dầu lần này đã xóa tan những nghi ngờ này. Niềm tin về cung cách lãnh đạo vì dân, của dân đã được tỏ rõ.
    Ngọn lửa đã được nhóm lên, vấn đề còn lại là giữ cho nó cháy mãi. Muốn vậy, phải có sự ủng hộ xu hướng hội thảo, hội nghị tích cực như nói trên; ủng hộ những người nhiệt huyết vì dân, vì nước. Có như vậy, mới nuôi dưỡng được niềm tin từ người dân khi đối mặt với nhiều khó khăn hiện nay.
    Nguyên Hằng
  2. doivui

    doivui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Còn vụ chê xăng dầu giá rẻ ko mua nữa kìa ( từ hồi bác 3D còn làm ptt và bác bảo làm phó tổng nữa kìa ) đề nghị báo đài nhân dịp này phanh phui ra luôn cho dân nhờ
  3. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/456950/Thong-diep-ve-cong-khai-minh-bach.html

    Thứ Năm, 22/09/2011, 00:35 (GMT+7)

    Thông điệp về công khai, minh bạch

    TT - Hiếm có cuộc hội thảo về điều hành giá xăng dầu nào lại chứa đựng thông điệp mạnh mẽ như cuộc hội thảo do Bộ Tài chính chủ trì tổ chức ngày 20-9-2011.
    Thông điệp đầu tiên là sự công khai, minh bạch đối với hoạt động của doanh nghiệp. Khác với cơ chế giá xăng dầu rõ ràng và dễ hiểu của nhiều nước, ở ta chuyện doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đang lỗ hay lãi vẫn là một ẩn số. Nhưng giờ đây Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Ðình Huệ đã yêu cầu doanh nghiệp làm rõ ẩn số này và cam kết sẽ “truy đến cùng”. Và ẩn số đầu tiên đã được ông Huệ làm rõ chính là quyết định giảm giá xăng 500 đồng/lít vừa qua. “Tính đến ngày đó (26-8), không như thông tin doanh nghiệp khó khăn, Petrolimex ngoài khoản lãi định mức 300 đồng/lít, theo số liệu hải quan, còn dôi ra một khoản 780 đồng/lít”. Ông Huệ nói ra thông tin này và khi được công khai thì chính những con số đó đã biết nói.
    Thông điệp tiếp theo chính là việc công khai, minh bạch chính sách điều hành của cơ quan quản lý nhà nước. Cơ chế điều hành giá xăng dầu đã trải qua nhiều thời kỳ và các văn bản liên quan, trong đó văn bản hiện hành là nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Nghị định này được coi là một bước tiến lớn với việc tạo sự chủ động cao hơn cho doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Song trong bối cảnh một số “ông lớn” đang chi phối đến 90% thị phần xăng dầu toàn quốc hiện nay cùng với việc tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, không thể thiếu bàn tay hữu hình của Nhà nước. Ông Huệ đã nêu rõ: “Quan điểm điều hành của Bộ Tài chính là không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”.
    Có thể hiểu được sức ép lên tân bộ trưởng Bộ Tài chính. Thậm chí đã có cảnh báo “hệ thống phân phối sẽ vỡ”, nhưng bản lĩnh vị tư lệnh mới của ngành tài chính được thể hiện khi ông Huệ tuyên bố: “Doanh nghiệp nào có ý định rút khỏi thị trường vì lỗ hãy lên tiếng để Bộ Tài chính biết”. Rõ ràng với cơ chế độc quyền và “lỗ thì có Nhà nước bù” như lâu nay, được kinh doanh xăng dầu đã là một lợi thế.
    Từ hội thảo này, đã đến lúc cần kiểm toán sự chính xác của “ma trận” và “thiên la địa võng” các con số tự kê, tự giải trình, liên quan chi phí thực tế đầu vào, các nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước và lợi nhuận định mức tối thiểu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đó có căn cứ hợp lý xác định mức điều chỉnh giá xăng dầu bán ra của các doanh nghiệp này. Ðặc biệt, cần làm rõ các yếu tố liên quan đến giá bán lẻ xăng dầu và đơn giản hóa quy trình quản lý nhằm tăng tính công khai, minh bạch và có thể dự báo được của giá cả xăng dầu...
    V.V.THÀNH ghi
    TS NGUYỄN MINH PHONG (Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội)
  4. banoibangoai

    banoibangoai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Bộ Tài chính Thành lập 3 đoàn kiểm tra các Tổng công ty có kinh doanh xăng dầu ( Bản tin Tài chính kinh doanh trưa nay đưa tin rùi ).
    Hoan hô Vương...
  5. hoadang22

    hoadang22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    52
    Đúng là phải giữ cho được ngọn lửa này,ko thì vịt ngan mãi là vịt ngan thôi=D>=D>=D>=D>
  6. ngosyliem

    ngosyliem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2010
    Đã được thích:
    2.166
    Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt
    Niềm tin bắt đầu từ hôm nay...
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. cktinhyeu

    cktinhyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Vote bác Huệ.
  8. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://bee.net.vn/channel/4461/201109/Nhom-loi-ich-vi-hon-80-trieu-dan-1812983/

    Nhóm lợi ích vì hơn 80 triệu dân?

    22/09/2011 07:11:55
    [​IMG]- Trong một xã hội có tổ chức tốt, các nhóm lợi ích hoạt động hợp pháp theo các quy định rõ ràng và hoạt động của các nhóm lợi ích nói chung, có lợi cho xã hội.



    Nhóm lợi ích là các tổ chức (thường là các hội, hiệp hội) vận động chính sách công sao cho có lợi nhất cho [các thành viên của] mình. Các nhóm khác nhau có thể có những lợi ích khác nhau và họ tìm cách vận động chính sách công theo lợi ích của nhóm mình là chuyện bình thường và là nhu cầu thực tế.

    Các nhóm lợi ích luôn tồn tại. Họ hoạt động có lợi cho xã hội hay chỉ chú tâm đến lợi ích riêng là tùy thuộc vào môi trường pháp lý có rành mạch hay không; hoạt động của họ có minh bạch, có được kiểm soát, giám sát hay không; Nhà nước, xã hội dân sự và báo giới có buộc họ phải có trách nhiệm giải trình hay không. Trong một xã hội có tổ chức tốt, các nhóm lợi ích hoạt động hợp pháp theo các quy định rõ ràng và hoạt động của các nhóm này, nói chung, có lợi cho xã hội.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ (trái) và Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú tại hội thảo ngày 20/9 - Ảnh: Tuổi trẻ
    Việt Nam chưa có các quy định pháp lý rõ ràng về vấn đề này. Nhà nước, xã hội dân sự và báo giới chưa buộc các nhóm lợi ích phải minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Chính vì vậy họ hoạt động một cách méo mó, không loại trừ khả năng câu kết với các nhà hoạch định chính sách để tìm kiếm lợi ích riêng.
    Điều này giải thích vì sao khi nói đến nhóm lợi ích ở Việt Nam, người ta có thể hiểu theo nghĩa xấu: vận động chính sách công nhằm trục lợi cho bản thân.

    Một sự biểu hiện của lợi ích nhóm theo nghĩa xấu là ứng xử của một số đại diện của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và Bộ Công thương trong cuộc “Hội thảo điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 20/9/2011.
    Theo báo giới, tại đó đại diện của Bộ Công thương đã khá nặng lời; còn đại diện của các doanh nghiệp luôn kêu lỗ [mà chẳng thấy ông nào từ chức hay bị cách chức] và phản đối chính sách giá của Bộ Tài chính. Họ không giải trình được các khoản lỗ, cách tính toán giá của họ không rõ ràng, không minh bạch, thậm chí họ còn nói lãn công, bỏ việc để gây sức ép với Bộ Tài chính.

    Ông tân Bộ trưởng Tài chính lại biết “rất rõ các doanh nghiệp xăng dầu” và ông cho rằng Bộ “sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”.

    Trong khi một doanh nghiệp (Petrolimex) chiếm hơn 60% thị phần, thì không thể phó mặc cho cơ chế thị trường, và Nhà nước phải can thiệp. Không thể vin vào cơ chế thị trường!

    Để giải quyết tận gốc vấn đề này, từ vài năm trước tôi đã kiến nghị tổ chức lại ngành xăng dầu: chia tách Petrolimex ra làm đôi; hợp nhất nhiều trong số 10 doanh nghiệp nhỏ; để hình thành 3-4 doanh nghiệp sàn sàn nhau. Trước mắt tất cả vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, nhưng họ phải cạch tranh khốc liệt với nhau (hãy xem thị trường điện thoại di động). Khi đó vẫn cần sự điều tiết, giám sát của Nhà nước (thí dụ để chống sự thông đồng), và chỉ khi đó vấn đề giá xăng dầu mới có thể hoàn toàn để cho cơ chế thị trường điều tiết.

    Hãy trả lại nhóm lợi ích nghĩa thật của nó (không chỉ quá thiên về nghĩa xấu). Hãy cơ cấu lại các doanh nghiệp xăng dầu và hãy để cho nhân dân biết các ý kiến trái chiều nhau như ở hội thảo trên vì đó là một trong những cách buộc các nhóm lợi ích phải có trách nhiệm giải trình.

    Tiến sĩ Nguyễn Quang A
  9. monomini

    monomini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    620
    Phải có biện pháp để ủng hộ Bộ trưởng TC Vương Đình Huệ. Bác đang sống giữa muôn nghìn trùng vây của bọn tham quan và bè lũ diều hâu.
  10. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://dantri.com.vn/c76/s76-520477/minh-bach-gia-xang-dau-noi-la-lam.htm

    Tiêu điểm:
    Minh bạch giá xăng dầu: Nói là làm
    (Dân trí) - Những phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại hội thảo về “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” được dư luận đánh giá rất cao, người dân đồng tình và báo chí đưa tin như là một sự kiện cực “nóng”.
    Vì sao vậy? Bởi vì ít khi người dân được chứng kiến một bộ trưởng có thái độ dứt khoát trước một vấn đề liên quan đến trách nhiệm xử lý của mình, nhất là thái độ đó công khai trước báo chí. Lối nói xuê xoa, chung chung diễn ra quá nhiều nên cách nói quả quyết, đi thẳng vào bản chất sự việc đã thực sự gây bất ngờ và ngạc nhiên. Đặc biệt là lời nói đó chứa đựng bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm. Trí tuệ và tinh thần trách nhiệm là những thứ quá quý hiếm hiện nay.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ (nguồn ảnh: internet)
    Một bộ trưởng tranh luận thẳng băng với lãnh đạo của bộ khác và các doanh nghiệp để minh bạch những điều còn tù mù là chuyện quá bình thường ở các quốc gia, nhưng ở VN lại trở thành một sự kiện. Cũng giống như, việc một quan chức đứng ra chịu trách nhiệm về một vấn đề trong lĩnh vực mình quản lý và xin từ chức là chuyện quá bình thường ở các quốc gia, nhưng ở VN là chuyện chưa hề xảy ra.
    Ông bộ trưởng nói: “Hơn mười năm làm ở kiểm toán nhà nước, tôi đã biết rất rõ các doanh nghiệp xăng dầu. Vì vậy quan điểm điều hành của Bộ Tài chính sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”. Nếu như chỉ dừng lại ở một câu nói thôi thì dân sướng cái bụng được vài hôm rồi quên ông ngay, nhưng điều mà dân chúng coi trọng ông chính là ở chỗ nói là làm.

    Ngay hôm 20/9, Bộ Tài chính quyết định kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh của 4 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu. 3 tổ kiểm tra sẽ làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để xác định giá vốn các mặt hàng xăng dầu tồn kho tính đến ngày 26/8, giá nhập khẩu trong giai đoạn từ 1/1 đến hết ngày 15/9; rà soát các khoản chi phí thực tế liên quan đến kinh doanh của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xăng, dầu. Sau đợt kiểm tra này, chắc chắn việc lỗ, lãi của các doanh nghiệp sẽ được làm rõ, không u u minh minh như từ trước đến nay. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lỗ hay lãi mà Bộ Tài chính còn không biết thì ai biết?

    Ông Vương Đình Huệ là người có kiến thức, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính và rất tự tin về năng lựccủa mình. Ông dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Cán bộ lãnh đạo có được nhiều người như vậy thì may cho dân cho nước biết mấy!

    Lê Chân Nhân

Chia sẻ trang này