Nợ Quốc gia đã lên con số báo động

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tieuhoathuong297, 12/08/2010.

4644 người đang online, trong đó có 347 thành viên. 17:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 790 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. Tieuhoathuong297

    Tieuhoathuong297 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi quý nhà đầu tư lý do chứng khoán dow mạnh thời gian gần đây và hứa hẹn thị trường sẽ tiếp tục xuống nữa có thể tổng hợp lại do các lý do sau :

    1 - Vấn đề Nợ ODA

    Báo cáo của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy nợ nhà nước (nợ công), bao gồm cả nợ nước ngoài, tăng tới mức 52% so với GDP. và sự thật về con số này đước nhìn nhân như sau :

    Vào tuần trước Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng khuyến cáo chính phủ nên giảm đi vay nước ngoài để tránh rủi ro liên quan tới tỷ giá hối đoái.

    ODA có nhiều khi cho vay với thời hạn 30-40 năm, với lãi suất 1-2%/năm, thậm chí có thời gian không phải trả lãi 10-15 năm…. đó là các khoản cho vay ưu đãi. Trên giấy tờ thì trông mềm hơn. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ thường thì ODA của Nhật lại có các điều kiện ràng buộc, bắt mua hàng Nhật, thuê kỹ sư hay chuyên gia Nhật, có trường hợp đắt hơn giá thị trường 20-30%. Tức là lãi suất thấp nhưng kể như nhập cuộc là phải trả trước một khoản 20-30% rồi thì cũng như trả lãi ngay lúc đầu rồi.
    Cho nên phải xem lại cái gọi là “viện trợ” hay cho vay lãi suất thấp mà người ta tưởng.

    2 - Vấn đề về ngân sách

    Ngân sách của chính phủ không chỉ bao gồm thuế mà còn cả doanh thu của các tập đoàn lớn như dầu khí hay khoáng sản (than). Tức là tập đoàn không được giữ doanh thu mà phải nộp vào ngân sách, hay Nhà nước Việt Nam nhập vào ngân sách để tiêu dùng. Cái này phải xem lại vì theo thông lệ quốc tế cái đó là doanh thu của tập đoàn, là tài nguyên chứ không phải là ngân sách.

    Chẳng hạn thu nhập của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đóng góp tới 20% ngân sách nhà nước. Tức là nếu không có khoản này thì số công nợ mà nhà nước phải bù vào là tới 20% ngân sách. Nói cách khác đi nếu nhà nước không đưa 66 ngàn tỷ đồng doanh thu của PetroVietnam vào ngân sách thì nhà nước bị thâm hụt 66 ngàn tỷ đồng theo cách tính theo thông lệ quốc tế.

    Cái này nó tạo vấn đề ở chỗ không tính được tổng số nợ trong ngân sách là bao nhiêu. Tức là nếu ta tách thu nhập của các tập đoàn kinh tế ra thì thâm hụt của ngân sách sẽ rất lớn. Vấn đề này chắc cũng sẽ có lúc nào đấy các nhà lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ lại và tính xem có nên sử dụng như thế hay không và nếu sử dụng phải ghi chép ra sao cho đúng thông lệ quốc tế.

    3 - Vấn đề tỷ giá

    Cái này có ảnh hưởng nhiều vì khi đồng yên lên giá 5-10% thì tiền đi vay về đổi ra tiền đồng để đầu tư bị mất 5-10%. Rồi khi kinh doanh xong thì muốn trả nợ thì phải đổi ra tiền yên để trả nợ. nếu giá trị đồng yên mạnh thì tức là mình đổi được ít.
    Cũng có trường hợp các công ty làm ăn tưởng có lời nhưng tới cuối năm tính toán lại thấy lỗ do tỷ giá. Do đó tỷ giá đồng yên nó có ảnh hưởng tới nợ công cũng như nợ tư của các tập đoàn.

    3 - Vần đề chính sách

    Với Thông tư 13, các Ngân hàng phải tăng dư nợ tín dụng buộc phải bán bớt tài sản xấu trong đó bao nhiêu là chưng khoán bao nhiêu là cầm cố CK ( hay cái gì đó tương tự) sẽ được lôi ra bán khối lượng là bao nhiêu không ai thông kê được, tiền vào Ck sẽ giảm xuống.

    4 - Vấn đề biển đông

    Căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc là do tiềm năng khoáng sản tại đây. hiện giờ căng thẳng này càng ngay càng tăng. các công ty nước ngoài có sự chần chừ lo ngại nhất định khi ký kết khai thác dầu mỏ hay khoáng sản với Việt Nam. điều này sẽ anh hưởng đến Ngân sách của quốc gia nếu căng thẳng tiếp tục leo thang và không được giải quyết.

    Vì những lý do trên nên có thể nhận thấy đó là vấn đề vĩ mô không thể giải quyết 1 sáng một chiều. Thị trường sẽ phải chờ them 1 thời gian tương đối nữa mới có thể tăng bền vững được. sau khi xuống mạnh một thời gian TT sẽ phuc hồi 1 vài phiên là chuyen bình thường. nên kính mong quý nhà đầu tư suy tính một cách kỹ lương trước khi quyết định tranh đầu tư ẩu và bị cuốn vào thị trường trong nhưng phiên phục hồi
  2. BacTrieuTien

    BacTrieuTien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Các bác ngân hàng đang phản đối tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên công bố thoái vốn bán cổ phần số lượng lớn đánh xuống thôi chứ tình hình kinh tế VN không có gì xấu lắm cả!


  3. BacTrieuTien

    BacTrieuTien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Nước đang phát triển nào mà chẳng nợ!
  4. emlaemem

    emlaemem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Đã được thích:
    10
    Vì lỡm nên phải tăng CAR :))
  5. Manhbeo

    Manhbeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    780
  6. tre1978

    tre1978 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Đã được thích:
    0
    Xem lại xem nó tăng chi nhé hẵng phát biểu
  7. tuan0999

    tuan0999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Kiểu này mong TT xuống đến 300 đây.
  8. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.265
    còn nợ dài dài,vì có cái ông không sợ mượn nợ ,chỉ sợ ng ta không cho mượn thôi,hài vãi cái ông chả ra gì,dân sống không biết năm sau sẽ ra sao,mà cái ông đó đã tính đc đến 2050 là dân mình sẽ có thu nhập x mấy,phải nói po tay.com với cái ông chả ra gì đó.
  9. Benten2005

    Benten2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Ba vấn đề đầu không đúng, chủ thớt mới chỉ hiểu lơ mơ (cũng thông cảm vì bạn ko phải dân tài chính-ngân sách thực thụ hoặc phải thì ở mức độ CV).
  10. akilavuong

    akilavuong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    62
    nợ đấy không phải lo .dùng magỉn tý cho nó máu có sao đâu.

Chia sẻ trang này