Nợ xấu của ngân hàng: Mỗi nơi công bố một con số

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi huyendt79, 13/06/2006.

4745 người đang online, trong đó có 377 thành viên. 09:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 735 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. huyendt79

    huyendt79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Đã được thích:
    26
    Nợ xấu của ngân hàng: Mỗi nơi công bố một con số

    Chỉ còn chưa đầy 20 ngày nữa là đến thời hạn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề án tăng cường năng lực tài chính, tập trung vào vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM).
    Cho đến thời điểm này, vẫn còn quá nhiều ý kiến khác nhau và thật khó có thể hình dung về thực trạng nợ xấu của các NHTM chỉ qua những con số.
    "Làm sạch"... không có nghĩa là sạch nợ
    Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương VN (VCB) cho biết: Tính đến thời điểm 31-12-2000, VCB có số nợ tồn đọng lên tới 5.600 tỉ đồng, trong đó có 4.560 tỉ đồng nợ "trong đề án".
    Tính đến cuối năm 2005, "nợ trong đề án" đã được VCB xử lý 4.406 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 97%. Đối với nợ tồn đọng ngoài đề án, VCB cũng đã xử lý được 700/1.000 tỉ đồng. Ông Ngoạn cho rằng, về cơ bản, các khoản nợ cũ đã được xử lý xong.
    Tương tự như vậy, ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN (NHNo), nợ xấu tính đến 31-12-2005 là 3.672,4 tỉ đồng, chiếm 2,3% tổng dư nợ. Đây là khoản nợ vẫn có khả năng thu hồi và chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với quy định. Ông Lê Văn Sở, Tổng Giám đốc ngân hàng này cho biết, số nợ xấu từ năm 2000 trở về trước là trên 8.000 tỉ đồng đã được xử lý toàn bộ, trong đó có tới 3.100 tỉ đồng nợ tồn đọng của chương trình cho vay mía đường.
    Có thể thấy, để lành mạnh hoá tình hình tài chính, thời gian qua các ngân hàng đã phải áp dụng mọi biện pháp để "làm sạch" bảng cân đối tài chính. Trên giấy tờ, thực trạng nợ nần của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Nhưng nhìn vào các nguồn trả nợ, có thể thấy khoản nợ thu hồi được là rất thấp (ví dụ như NHNo chỉ có 164/8.000 tỉ đồng), còn lại ngân hàng và Nhà nước phải "chung lưng đấu cật". Các khoản nợ xấu đã được hạch toán ra ngoại bảng và quá trình thu hồi nợ vẫn còn tiếp tục.
    Những ý kiến trái ngược
    Trong quá trình tìm hiểu về nợ xấu của các NHTM, chúng tôi bắt gặp nhiều ý kiến/nhận định khác nhau. VCB cho biết, nợ xấu hiện tại của ngân hàng này tính theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là 2,47% nhưng nếu tính theo chuẩn quốc tế, con số này lên tới 6%. Ở NHNo, nợ xấu tính theo Quyết định 493 là 2,3%, nhưng nếu tính theo chuẩn quốc tế cũng lên đến 6-7%. Ngân hàng Công thương VN (ICB) thì cho rằng, nợ xấu của họ cũng chỉ ở mức 3-4%. Đấy là những con số chính thức, được công bố.
    Có điều lạ là trong khi hầu như ngân hàng nào cũng cho rằng tỉ lệ nợ xấu trong ngân hàng mình rất thấp, thì hầu hết các ngân hàng cạnh tranh đều không đồng tình. Lãnh đạo của một NHTM quốc doanh lớn đã đưa ra con số khá giật mình về ngân hàng "đối thủ": Nợ quá hạn lên đến 43%.
    Khi được báo giới phỏng vấn, một lãnh đạo khác của ngân hàng "đối thủ" đã thốt lên: "Ngân hàng kia mới chính là ngân hàng còn nhiều nợ xấu. Có điều, nợ xấu đã được hạch toán ngoại bảng nên trông bảng cân đối thấy... đẹp!". Chắc chắn, nợ xấu của các ngân hàng hầu như vẫn không thu được bao nhiêu. Tuy nhiên, theo đánh giá của NHNN, tỉ lệ nợ xấu của phần lớn các ngân hàng VN đều ở mức không đáng lo ngại.
    Các ngân hàng cổ phần lại có một tỉ lệ nợ xấu khá thấp (phần lớn dưới 1%). Thậm chí có ngân hàng vừa thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của NHNN (Eximbank), tỉ lệ nợ xấu cũng chỉ dưới 3%. VPBank cũng vừa thoát khỏi kiểm soát đặc biệt của NHNN, từ một ngân hàng đứng bên bờ vực phá sản cũng đã "vụt" trở nên khá an toàn với nợ xấu chỉ dưới 0,8%. Thời gian gần đây, tiến trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng cổ phần được đánh giá cao hơn khi có làn sóng đầu tư nước ngoài đang đổ vào.
    Lý giải một phần nguyên nhân khiến các ngân hàng này có tỉ lệ nợ xấu khá thấp, ông Lê Văn Sở cho rằng, vì khi nằm trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, các ngân hàng đó không được huy động, không được cho vay mà chỉ lo đòi nợ. Nợ mới không phát sinh, nợ cũ giải quyết dần, vì thế, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng này khá "đẹp".
    Còn ông Vũ Viết Ngoạn thừa nhận rằng, dù thế nào cũng thật khó đánh giá đúng mức độ nợ của các ngân hàng hiện nay.

    (Theo Intelasia)

    Mời các bạn tham gia MailGroup OTCVN, các bạn sẽ có được thông tin bổ ích cập nhật thường xuyên.
    http://groups.google.com/group/otcvn
  2. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Năm nay chắc thị trường ngân hàng vẫn phát triển tốt. Cứ nhìn lượng tiền gửi của dân cư, tình hình họat động của đa số doanh nghiệp và thị trường chứng khoán là rõ.
    Nhưng có lẽ chậm nhất sang giai đoạn 2008-2010, sẽ có một số ngân hàng sáp nhập hoặc bị thôn tính.
  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Công bố thông tin

    Ngày: 12/06/2006
    Loại: Công bố chung
    Nguồn: TBKTVN

    Định mức tín nhiệm chờ khung pháp lýVai trò, ý nghĩa của định mức tín nhiệm thường được đề cao trong các tham luận, diễn văn của nhiều lãnh đạo cơ quan ban ngành, nhưng vẫn chưa biết đến bao giờ Việt Nam mới có một khung pháp lý cho ngành này.
    Mới đây nhất, trong Nghị định số 52/2006/ND-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có ?onhắc? đến định mức tín nhiệm, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ? mở ngoặc ?onếu có?.
    Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi), tin tưởng rằng ?ochỉ cần hôm nay có khung pháp lý thì chỉ một thời gian ngắn sau đó sẽ có các công ty định mức tín nhiệm ra đời?.
    Sự tin tưởng đó xuất phát từ sự chuẩn bị ít nhất trong hai năm qua của Vafi. Theo ông Hải, từ năm 2004 đến nay, Vafi là đầu mối đầu tiên và gần như duy nhất xúc tiến yêu cầu thành lập các công ty, tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam. Và ít nhất riêng Vafi đã tổ chức 2 cuộc hội thảo có quy mô về yêu cầu này nhưng hiện vẫn chưa thể biết đến bao giờ mới có khung pháp lý cho những công ty đó ra đời và hoạt động.
    Trách nhiệm này thuộc về cơ quan nào? TS. Võ Trí Thành, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khẳng định ?orõ ràng là thuộc về Bộ Tài chính?. Bản thân bộ này và cá nhân lãnh đạo bộ này trực tiếp nhất và hiểu rõ nhất về giá trị và tác động của kết quả định mức tín nhiệm trong đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế vào tháng 10 năm ngoài.
    Trong Diễn đàn đầu tư mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm cũng đã khẳng định với các nhà đầu tư nước ngoài rằng sẽ nhanh chóng xúc tiến thành lập hệ thống định mức tín nhiệm, khuyến khích sự phát triển của ngành này nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thị trường vốn.
    Bà Christina Maynes, Giám đốc đại diện, Công ty Định mức tín nhiệm Moody?Ts tại Singapore, cũng tỏ ra sốt ruột khi cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng và ban hành một khung pháp lý. ?oCó thể luật pháp không phải là quan trọng nhất, nhưng để phát triển ngành này, xa hơn là phát triển thị trường vốn, Việt Nam cần triển khai ngay?, bà Christina Maynes nói.
    Có một khung pháp lý sẽ tạo điều kiện cho các công ty định mức tín nhiệm trong nước ra đời vừa tạo điều kiện để thu hút sự tham gia của các công ty, tổ chức uy tín trên thế giới.
    Mới đây nhất và là duy nhất hiện nay trong các doanh nghiệp Việt Nam là trường hợp Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) thuê Moody?Ts xếp hạng tín nhiệm cho mình. Một hoạt động còn quá mới lạ tại Việt Nam và là một bước đi chuyên nghiệp của BIDV trong việc dọn đường cho kế hoạch phát hành trái phiếu và cổ phần hóa sau đó.
    Ngoài BIDV, ngân hàng Vietcombank - cũng tuyên bố sẽ thuê một trong những công ty định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới về ?omổ xẻ? và đánh giá cho bản thân mình. Đây cũng sẽ là sự chuẩn bị tích cực của Vietcombank trong lộ trình cổ phần hóa hiện nay và kế hoạch tham gia thị trường vốn quốc tế trong tương lai gần.
    Và sẽ tích cực hơn rất nhiều, nếu đến một thời điểm nào đó Việt Nam có thể ?omơ? rằng những trường hợp như BIDV hay Vietcombank sẽ do chính công ty định mức tín nhiệm nội địa đảm nhiệm?
    -------------------------------------

    Như vậy, định mức tín nhiệm sẽ thước đo chuẩn xác cho các nhà đầu tư để có quyết định đúng đắn đối với từng công ty phát hành, hạn chế được tình trạng làm giá, thổi giá như hiện nay. Những công ty dở ẹc sẽ không dám lộ diện nữa. Nhưng biết đến bao giờ nhỉ?
  4. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Trái phiếu "có giá" hơn cổ phiếu
    Các nhà đầu tư quốc tế đang chuyển hướng đầu tư vào trái phiếu chính phủ và dần rời bỏ thị trường cổ phiếu nhằm tìm kiếm môi trường đầu tư an toàn hơn.
    Sau khi cả thế giới bắt đầu hướng vào thị trường cổ phiếu vào giữa tháng tháng 5 các nhà đầu tư chứng minh rằng nhiều điều dẫn đến rủi ro và sắp xếp danh mục vốn đầu tư của họ theo những sản phẩm chất lượng hàng đầu giống đó chính là trái phiếu chính phủ?.
    Trong thời gian gần đây, khi thế giới có nhiều biến động kéo theo nhiều sự biến động về thị trường, chính vì vậy với nhiều nhà đầu tư, việc lựa chọn trái phiếu chính là phương thức an toàn nhất để đảm bảo tiền của mình. Với trái phiếu trung hạn và dài hạn đã tăng 9% và đạt mức 622 tỷ USD trong quý 1 vừa qua.
    Trái phiếu được mua bán ở Mỹ hiện đang dẫn đầu, trái phiếu được niêm yết cũng tăng 33% đạt tới 42 tỷ USD, một kỷ lục mới.
    Ngoài ra cũng có một sự chuyển đổi nhanh trong trong khu vực phát sinh tài chính với tổng số hợp đồng dựa trên chỉ số chứng khoán, lãi trong tương lai và phát sinh tăng đến 25% đạt 429 tỷ USD.
    Nợ ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trong quý 4 năm 2005, đặc biệt là tại khu vực châu Âu cũng như xem xét đến việc cho khách hàng Mỹ và Nhật vay.
    24H.COM.VN (Biên dịch)
    http://www5.24h.com.vn/news.php/52/112213

    Liệu đây có phải xu hướng đầu tư trong vòng vài năm tới hay không??? Cơ hội dành cho những người biết nhìn xa trông rộng. Thị trường trái phiếu của VIệt nam đang bắt đầu khởi động với việc các ngân hàng và nhiều doanh nghiệp đang ngầm đua nhau xin phát hành trái phiếu tăng vốn, vừa để tăng năng lực cạnh tranh khi gia nhập WTO, vừa chuẩn bị cho loại hàng hoá mới tung ra thị trường vốn. Nên tìm hiểu kỹ hơn về loại hàng hoá này.

Chia sẻ trang này