Nói cho nó vuông là .....tình hình rất xấu!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dau_co_chung_khoan, 13/11/2008.

3157 người đang online, trong đó có 349 thành viên. 18:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1728 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Nói cho nó vuông là .....tình hình rất xấu!!!!

    Trong báo cáo gửi Chính phủ VN, nhóm chuyên gia ĐH Harvard đánh giá: "Gói biện pháp siết chặt mùa hè vừa qua đã kìm hãm tăng trưởng tín dụng xuống con số 0 trong ba tháng qua."




    Số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cho thấy, nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng vào khoảng 35.000 tỷ đồng. Đây không phải là con số đáng ngại, nhưng trước diễn biến kém khả quan của thị trường bất động sản, cộng với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2008 tính đến thời điểm này còn nhiều "room", giới chuyên gia cảnh báo nợ xấu có thể phức tạp hơn.

    Tạo điều kiện cho các ngân hàng dễ dàng "siết" nợ, đồng thời nhanh chóng có khung pháp lý cho việc phá sản ngân hàng là những khuyến nghị được đưa ra gần đây.

    Trong một báo cáo gửi Chính phủ Việt Nam, nhóm chuyên gia Đại học Havard (Mỹ) đánh giá: "Gói biện pháp siết chặt mùa hè vừa qua đã kìm hãm tăng trưởng tín dụng xuống con số 0 trong ba tháng qua. Nếu mức tăng trưởng 40 - 60%/năm là quá cao thì tăng trưởng 0% là quá thấp. Tăng trưởng tín dụng nên bình quân khoảng 2%/tháng để nhất quán với việc ổn định giá (ở mức lạm phát một chữ số)".

    Chia sẻ quan điểm này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV nhận định, tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm nay sẽ ở tốc độ cao hơn. Đơn cử, tại BIDV, tính đến hết tháng 10, tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 18%, bằng mức chung của cả hệ thống và tháng 9 mới ở mức 1% thì sang tháng 10 đã là 2%.

    Đưa ra một loạt chính sách linh hoạt, BIDV đang gia tăng tiếp cận khách hàng để đẩy mạnh doanh thu tín dụng. Nhiều ngân hàng khác cũng có động thái tương tự, thành thử thay vì phải cầu cạnh ngân hàng như trước thì nay doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả được "săn đón" và có quyền lựa chọn nhiều hơn.

    Trong cuộc ganh đua tìm kiếm địa chỉ cho vay, các ngân hàng yếu kém sẽ cho vay không hiệu quả - đây là bài học cay đắng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, bài học này cũng có thể lặp lại trong tương lai gần.

    Bất chấp những thông điệp không nên quá lo ngại về cho vay bất động sản, các chuyên gia Havard nhấn mạnh: không thể lơ là. "Việc tham gia vào bất động sản, gồm vốn vay cho cả chủ dự án lẫn người mua, đã đạt tỷ lệ cao đáng lo ngại ở nhiều ngân hàng.


    Theo NHNN, tính đến tháng 8/2008, 2 trong tổng số 41 ngân hàng đã cho vay liên quan đến bất động sản chiếm hơn 50% tổng dư nợ của họ; 9 ngân hàng có tỷ lệ cho vay bất động sản trong tổng dư nợ hơn 30%; và 9 ngân hàng khác là hơn 20%. Mặc dù vẫn chưa thể khẳng định, nhưng có khả năng những con số này vẫn chưa phản ánh đúng quy mô của vấn đề dựa vào việc một số ngân hàng có xu hướng phân loại không đúng các khoản cho vay liên quan đến bất động sản nhằm che bớt mức rủi ro quá lớn của mình ở thị trường này", báo cáo viết.

    Giá bất động sản ở các khu đô thị mới tại TP. HCM đã giảm 40 - 50% so với mức đỉnh. Kỹ thuật thẩm định chuẩn mà các ngân hàng Việt Nam thường áp dụng là đánh giá bất động sản thế chấp ở mức 70% giá trị thị trường, sau đó cho vay tối đa 70% trên giá trị đánh giá. Ngay cả với nguyên tắc 70x70 có vẻ cẩn trọng này, nhiều đối tượng vay nợ đang tiến gần đến hoặc đã gánh chịu giá trị ròng âm của bất động sản.

    Nhiều người trong số họ sẽ có khả năng "bỏ của chạy lấy người" khỏi các khoản vay "hoàn toàn đổi chiều". Sự xuống cấp chất lượng vốn vay bất động sản có điểm tương đồng với sự suy giảm của TTCK trong năm 2007.

    Tuy nhiên, khác với những hợp đồng mua bán cổ phiếu repo và hợp đồng cho vay chứng khoán mà theo đó các ngân hàng có thể tự động bán cổ phiếu cầm cố một cách tự động, việc giải chấp trong thị trường bất động sản sẽ cực kỳ khó khăn.

    Theo quy trình phá sản hiện nay, chủ nợ chỉ có thể bắt đầu thưa kiện sau 270 ngày tính từ lúc khoản vay quá hạn lần đầu tiên. Và một khi xảy ra tranh tụng, thường phải mất một năm rưỡi để đấu giá tài sản thế chấp ở một trung tâm đấu giá theo chỉ định của toà án. Chủ nợ không có quyền kiểm soát đáng kể trong toàn bộ quá trình này.

    Kết quả là ngân hàng chỉ có thể chọn cách dàn xếp không qua toà án để hy vọng thu hồi vốn cho mình. Do đó, sẽ phải mất nhiều thời gian để tháo gỡ những nghĩa vụ nợ đã tích tụ trong giai đoạn bùng nổ tín dụng 2007 - 2008.

    Các chuyên gia khuyến nghị, Chính phủ cần cương quyết yêu cầu các ngân hàng giải quyết hoàn toàn lượng nợ xấu. Thủ tục phá sản cần được điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi hơn cho phía chủ nợ trong việc thanh lý tài sản thế chấp và xử lý nợ xấu. NHNN nên xem xét lại những hướng dẫn của mình trong việc hạch toán và báo cáo các khoản nợ được tái cơ cấu.

    Cũng có ý kiến phản bác chính sách này với lập luận rằng, việc tạo điều kiện cho các ngân hàng dễ dàng siết nợ sẽ tước đi tài sản của những doanh nghiệp đang gặp khó khăn và chỉ có lợi cho giới đầu cơ nhiều tiền mặt. Song, theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chi phí của việc kéo dài vấn nạn nợ khó đòi sẽ lớn hơn nhiều.

    Trong trường hợp xấu, NHNN nên đoạt quyền kiểm soát các ngân hàng mất khả năng thanh toán dưới hình thức tiếp quản hay bảo toàn tài sản, giao cho một ngân hàng thương mại của nhà nước quản lý hoạt động thường nhật của ngân hàng đó. Làm như vậy, NHNN sẽ có thời gian để đánh giá một cách chính xác danh mục cho vay của ngân hàng thua lỗ, sau đó bán hoặc xoá sổ các khoản vay khó đòi.

    Nguyên tắc là phải nhắm đến việc bảo vệ người gửi tiền và những đối tượng đi vay tốt, chứ không nhằm bảo vệ người đầu cơ, chủ sở hữu hoặc những người quản lý ngân hàng.

    Một phần việc trong quy trình tiếp quản là phải thay thế các giám đốc ngân hàng cũ và chủ sở hữu ngân hàng phải chấp nhận tổn thất vốn chủ sở hữu của mình.
  2. hobaosutucop

    hobaosutucop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2008
    Đã được thích:
    0
    nói ngắn cho nó vờ uông-- chim lợn
  3. manhsy

    manhsy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2008
    Đã được thích:
    10
    Xấu đã từ lâu rồi ,giờ sẽ tốt dần lên,chứng là phải nhìn vào tương lai chứ không phải hiện tại.
  4. nocash

    nocash Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    1
    Mịa, mai tìm hàng ngon mà giá rẻ sợ không có đâu chim nhợn ạ
  5. minisd

    minisd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Đã được thích:
    0
    nói cho nó vuông: ...ịt ******
  6. cucac_optic

    cucac_optic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Chim lợn x bìm bịp
  7. stcknow

    stcknow Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Tình hình xấu quá thôi bán hết cổ tại VNI 346, đợi mọi chuyện tốt đẹp VNI 600 rồi mua cho chắc ăn!
  8. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Chửi vừa thôi , những con số không biết nói dối đâu
  9. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Xăng giảm cũng chạy, mỹ up cũng chạy , bảo toàn ít vốn còm là quan trọng, khi nào tín hiệu kinh tế có tín hiệu rõ ràng mới mua
  10. quy_hoa_bao_dien

    quy_hoa_bao_dien Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    130
    Hê hê.. Mỗ đồng cảm vứi kụ chủ pic. Trong đời lần chân thành nấht của mỗ là lúc này thề không hô sập để múc. Tránh xa từ nay đến 2 lẻ 9

Chia sẻ trang này