Nỗi đau khổ đâu phải của riêng ai

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 16/02/2008.

2204 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 04:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 560 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Nỗi đau khổ đâu phải của riêng ai

    Các CEO Mỹ ?ođiêu đứng? vì chứng khoán



    Thị trường chứng khoán Mỹ trong những ngày qua đã khởi sắc trở lại, và dường như giới đầu tư đã tạm thời quên đi những lo ngại về thua lỗ của các ngân hàng cho vay "dưới chuẩn".

    Tuy nhiên, tháng ?obão tố? vừa qua của thị trường đã để lại nhiều hậu quả tồi tệ cho không ít ?onạn nhân?, trong đó có các giám đốc điều hành (CEO) tại các tập đoàn lớn của Mỹ.

    Thưởng cổ phiếu hoặc quyền chọn mua cổ phiếu cho các CEO là chuyện thường gặp tại các tập đoàn ở Mỹ, do đó sự tụt dốc của thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với tài sản của các CEO này ?obốc hơi?.

    CEO cũng lỗ ?ođậm?

    Giai đoạn điều chỉnh vừa qua của thị trường chứng khoán Mỹ đã lấy đi của chỉ số Standard & Poor''''s 500 tới 15% số điểm so với mức đỉnh hồi tháng 10 năm ngoái, khiến khối tài sản tính bằng cổ phiếu của giới CEO Mỹ vơi đi đáng kể.

    Tính toán của công ty cung cấp dữ liệu tài chính Capital IQ cua Mỹ cho thấy, từ tháng 10 năm ngoái đến hết tháng 1 năm nay, có 5 CEO nổi tiếng của Mỹ mỗi người mất đi 1 tỷ USD vì cổ phiếu sụt giá.

    Họ là các CEO Larry Ellison của Oracle, Michael Dell của Dell, Micky Arison của Carnival, Jeffrey Bezos của Amazon.com và Rupert Murdoch của News Corp..

    Ngoài ra, còn có hơn 20 CEO khác mất đi 100 triệu USD. Trong số 450 CEO của Mỹ được điều tra, chỉ có khoảng 60 người vượt qua được 3 tháng đáng sợ đó mà không bị mất mát đồng nào. Và chỉ có 10 người trong số 60 người này đạt được điều mà bấy lâu nay người ta vẫn cho là đương nhiên đối với các CEO - giá trị lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ tăng thêm 10 triệu USD cho mỗi người.

    Tính chung, thị trường chứng khoán sụt giảm đã khiến 450 CEO này thiệt hại một khoản tổng cộng là 16,1 tỷ USD chỉ trong 3 tháng.

    CEO tài chính ?ophát khóc??

    Những rắc rối mà kinh tế Mỹ đang phải đương đầu bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính và địa ốc từ mùa hè năm ngoái. Do đó, nhiều trong số những CEO bị mất mát nhiều nhất không ai khác chính là những CEO tài chính. Tổng số tiền ?obiến mất? khỏi túi các vị giám đốc ngành này trong 3 tháng là 1,8 tỷ USD.

    Trong đó, hiệt hại nặng hơn cả phải kể đến CEO của các tập đoàn ở giữa tâm bão tài chính.

    Lượng cổ phiếu trong tay CEO Angelo Mozilo của ngân hàng cho vay cầm cố lớn nhất nước Mỹ Countrywide Financial đã mất đi gần 2/3 giá trị, khiến vị giám đốc này thiệt hại mất hơn 100 triệu USD. Nhiều chính khách Mỹ, trong đó có Thượng nghị sỹ Hillary Clinton đã gọi Countrywide Financial là ?othủ phạm? chính trong việc nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay, góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng ?odưới chuẩn?.

    CEO của các hãng bảo hiểm trái phiếu cũng là những ?onạn nhân? phải kể đến. CEO Gary Dunton của MBIA mất đi 76% giá trị số cổ phiếu thuộc sở hữu của ông, tương đương 24,7 triệu USD. CEO Michael Callen của Ambac Financial cũng bó tay đứng nhìn 82% số tài sản bằng cổ phiếu của mình bốc hơn, khiến ông còn lại chưa đầy 400.000 USD.

    Tuy nhiên, dù cổ phiếu có mất giá nặng, lượng cổ phiếu mà các CEO Mỹ nắm giữ vẫn đủ để họ là những người giàu có. Vẫn có tới 16 CEO sở hữu lượng cổ phiếu trị giá hơn 1 tỷ USD, 73 CEO khác có lượng cổ phiếu trị giá hơn 100 triệu USD.

    CEO công nghệ cũng ?omếu?

    Trước đây, trong các doanh nghiệp Mỹ, lương cơ bản chiếm phần chủ yếu trong thù lao của các CEO. Nhưng từ thập niên 1990, cổ phiếu bắt đầu chiếm một phần lớn trong các gói lương thưởng này. Lý do ở đây là hội đồng quản trị các tập đoàn cho rằng, làm vậy, các CEO sẽ có trách nhiệm hơn đối với hoạt động của công ty: Nếu công ty hoạt động tốt, cổ phiếu lên giá, họ sẽ được lợi và ngược lại.

    Nhưng biện pháp này xem ra không đem lại hiệu quả thực sự như mong muốn. Khi kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ và thị trường chứng khoán tăng điểm không biết mệt, những CEO chẳng mấy xuất sắc cũng được hưởng lợi. Và đến khi tình hình trở nên khó khăn như hiện nay, đến những CEO giỏi nhất cũng chịu thiệt hại nặng.

    Chẳng hạn, CEO Bezos của Amazon đã giúp tập đoàn này tăng gấp đôi lợi nhuận trong năm ngoái, nhưng chỉ từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 1 năm nay, ông đã chịu mất 1,6 tỷ USD vì cổ phiếu tập đoàn xuống giá. Những lo ngại về một thời kỳ suy thoái của kinh tế Mỹ đã khiến cổ phiếu của eBay mất giá 12% trong 3 tháng.

    Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán cũng không buông tha các CEO trong lĩnh vực công nghệ. Chỉ trừ một số ít CEO của ngành này như Steven Ballmer của Microsoft là ít chịu ảnh hưởng, tính tổng cộng, các CEO của các tập đoàn công nghệ hàng đầu bị ?ođánh cắp? mất hơn 5,6 tỷ USD.

    Tính bình quân, từ tháng 10/2007 đến tháng 1/2008, tài sản cổ phiếu của các CEO công nghệ Mỹ giảm mất 19%, chỉ thua mức thiệt hại 20% của các CEO tài chính. Các CEO trong lĩnh vực y tế và tiêu dùng cũng chịu thiệt hại, những chỉ với tỷ lệ khiêm tốn hơn nhiều là 6% và 7%.

    Một phần của vấn đề chính là Silicon Valley tỏ ra rất chuộng việc trả bằng cổ phiếu cho các CEO. Tỷ lệ của giá trị cổ phiếu trong gói lương thưởng của các CEO công nghệ là cao hơn ở bất kỳ một doanh nghiệp nào khác. Thời kỳ thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng khả quan, hàng loạt CEO công nghệ đã trở thành tỷ phú, nhưng khi thị trường ảm đạm, chính họ sẽ là những người ?ođau đầu? nhất trước khối tài sản ?ora đi? chưa biết ngày trở lại.




    He he, nỗi đau khổ thất bát vì chứng khoán không phải của riêng ai. Những cái đầu điện tử của Mẽo mà cũng không cưỡng lại được tình hình hàng núi cp đổ ra bán và chịu cảnh tài sản đội nón ra đi
  2. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    người VN buồn cười thật, theo logic của nhiều bác ở đây sẽ đem mấy chú ấy ra chửi, có ai ngờ người ta ở một nước văn minh phát triển họ cũng làm có trách nhiệm hết mức với sự soi xét kỹ của luật pháp rồi. Họ vừa khổ vừa bị chửi thì oan quá phải ko bác khát gái
  3. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Vấn đề ở đây không phải là chửi bới ai mà là phản ảnh một thực tế là khi thị trường xuống thì không có một thế lực nào cản nổi xu thế
  4. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    đúng thế, cũng chẳng phải cứ nói nó xuống thì nó sẽ xuống được. Vấn đề hãy nhìn vào hành động của tổ chức và BBs

Chia sẻ trang này