Nỗi lo đáo nợ ngân hàng quý 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi an141185, 29/11/2009.

3467 người đang online, trong đó có 346 thành viên. 18:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 264 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. an141185

    an141185 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Nỗi lo đáo nợ ngân hàng quý 4

    Nhà đầu tư đang đứng trước thực trạng tháng 11, 12 và tháng 1/2010 sẽ phải đáo hạn nợ ngân hàng đối với những khoản vay được giải ngân trong quý II.

    VN-Index đã tăng thêm 84% trong 9 tháng qua, đặc biệt là quý 2 và quý 3 với những phiên giao dịch kỷ lục về thanh khoản và đã tạo được đỉnh mới của năm 2009. Liệu đó có phải là một sự tăng trưởng quá nóng của thị trường và liệu sự tăng trưởng đó có bền vững hay không?

    Theo báo cáo kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng qua GDP của Việt Nam đã tăng đều, tính chung quý 3 đạt 4,6%. 9 tháng đầu năm, xây dựng tăng 9,7% là một thông tin rất đáng phấn khởi cho nền kinh tế và gói kích cầu của Chính phủ đã cho thấy tác dụng đối với nền kinh tế.


    Theo Chuyên gia tài chính cao cấp Bùi Kiến Thành, những con số thống kê trên đưa đến cho chúng ta 1 suy tưởng rằng tình hình kinh tế Việt Nam phát triển tương đối tốt nhưng thực sự cũng không có đủ hết các thông tin để có thể phán đoán nó tốt đến mức nào.

    Theo Chuyên gia Bùi Kiến Thành, hiện nay tình trạng các căn hộ được cho là cao cấp xây nên rồi bỏ không và chỉ để các đại gia mua bán qua tay để kiếm lời. Trong khi đó, một ngôi nhà xây nên không chỉ chứa những bê tông sắt thép mà bên trong nó còn có những nội thất phục vụ cho cuộc sống.

    ?oNói tóm lại, ngôi nhà là một không gian chứa đựng rất nhiều các hoạt động kinh tế. Việc hàng loạt căn hộ xây nên rồi không được đưa vào sử dụng sẽ khiến cho những nỗ lực kích thích nền kinh tế của Chính phủ không đem lại một kết quả thực sự như ý muốn,? ông Thành nhận định tại Hội thảo về Kinh tế & Kinh doanh với chủ đề ?oDoanh nghiệp Việt Nam vượt lên sau khủng hoảng? do CTCP Đào tạo & Phát triển Nhân lực PTI tổ chức tại Hà Nội.

    Nỗi lo quý 4!

    Nhận định về thị trường chứng khoán, theo ông Thành, ai cũng dễ dàng nhận ra mức tăng trưởng đột biến của VN-Index trong 9 tháng qua với khối lượng giao dịch tăng đều chứng tỏ một lượng tiền lớn đã được đổ vào thị trường. Tuy nhiên, vị Chuyên gia này tỏ ra hoài nghi về một sự tăng trưởng bền vững của thị trường:


    ?oNhưng tiền đó ở đâu? Không phải NĐT nước ngoài làm chủ thị trường vì họ vẫn đang bán ròng. Không phải NĐT cá nhân vì họ không có đủ tiềm lực. Tôi cũng chưa thấy quỹ tài chính nào trong nước đủ lớn để liên tục rót vốn như vậy. Theo tôi, rất có thể một lượng vốn kích cầu đã được doanh nghiệp tuồn vào chứng khoán, vào đầu tư tài chính. Như vậy sẽ rất nguy hiểm khi nhiều doanh nghiệp cũng đến hạn trả nợ ngân hàng. Chuyện bán tháo rất có thể xảy ra.?


    Ông Thành tỏ ra lo ngại khi những cá nhân và doanh nghiệp dùng một phần vốn từ gói kích cầu để bỏ tiền vào bất động sản và chứng khoán sẽ phải giải quyết thế nào khi phải trả tiền lại cho ngân hàng mà không bán được những sản phẩm mà họ đã đầu tư.


    ?oMột khi số đông phải chịu sức ép bán ra để trả nợ ngân hàng thì sẽ không có mấy ai mua, và như vậy, sức ép đè nặng lên không chỉ các NĐT mà cả với các ngân hàng. Đây là một vấn đề rất nguy hiểm cho nền kinh tế của chúng ta?.


    Hiện nay, NĐT đang đứng trước thực trạng tháng 11, 12 và tháng 1/2010 sẽ phải đáo hạn nợ ngân hàng đối với những khoản vay được giải ngân trong quý II, thời điểm nguồn tiền giải ngân cho vốn vay kích cầu tập trung chủ yếu.
    Lý giải cho suy luận một số DN đã đem tiền vay ngân hàng để chơi chứng khoán, ông Thành cho rằng khi các ngân hàng chấp nhận cho vay, họ sẽ chuyển hết tiền vào tài khoản doanh nghiệp để tính lãi ?osớm ngày nào hay ngày đấy?. Trong khi đó doanh nghiệp lại chưa có nhu cầu sử dụng luôn một lúc cả một khoản vay lớn. ?oĐùng một cái ôm hàng chục, hàng trăm tỷ đồng trong tay mà không biết làm gì, vậy thì tội gì doanh nghiệp không đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán??


    Hiện tại, chúng ta không có con số chính xác có bao nhiêu doanh nghiệp đã đem tiền vay đi đầu tư chứng khoán nhưng nếu đó là số nhiều thì họ buộc phải bán chứng khoán từ tháng 11 và 12 để trả nợ ngân hàng. Nếu quả thực như vậy, thị trường chứng khoán sẽ đi về đâu?


    Tuy không có con số cụ thể là bao nhiêu nhưng theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam, ngay cả một nước như Trung Quốc, có đến 20% vốn kích cầu của nước này chảy vào chứng khoán và 30% chảy vào thị trường địa ốc.

    Như vậy, 50% dòng tiền từ kích cầu của Trung Quốc đã chảy vào 2 thị trường rất nhạy cảm là chứng khoán và địa ốc. Cũng theo ông Thiên, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn có xu hướng chịu sự tác động của chứng khoán thế giới nên nếu bong bóng chứng khoán Trung Quốc xì hơi thì rất có thể sẽ có tác động xấu đến thị trường Việt Nam.


    Theo ông Thành, nếu như tất cả mọi người đều bán chứng khoán thì sẽ chẳng có mấy ai mua. Chính vì vậy, để doanh nghiệp bán được chứng khoán với giá cao sẽ không hề đơn giản mà bài học từ thị trường cuối năm 2008 chắc hẳn vẫn chưa ai dám quên.

    ?oKhi thị trường đi xuống liên tục, NĐT bán tháo cổ phiếu với giá sàn, thử hỏi cứ bán sàn như thế thì ai dám dũng cảm mà mua vào? Nếu cứ bán sàn 5% - 7% trong vòng khoảng 10 phiên liên tiếp thì thử hỏi thiệt hại đến mức nào. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào đã ?olỡ? đầu tư vào TTCK thì tốt nhất nên sớm lo liệu khi thị trường còn đang thanh khoản cao trước khi quá muộn?.
    T Nguyễn Tuân

Chia sẻ trang này