1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nỗi nhục này ở đâu mà ra các bác?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vietnq74, 11/01/2012.

3095 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 03:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 357 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. vietnq74

    vietnq74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2007
    Đã được thích:
    1


    Hơn 30000 thợ ngoại quốc làm việc ‘chui’ ở Việt Nam
    Tuesday, January 10, 2012 5:06:36 PM
    ffice:eek:ffice" />




    HÀ NỘI (NV) -Hôm 9 Tháng Giêng, Bộ Lao Ðộng-Xã Hội Việt Nam cho hay hiện nay có đến hơn 31,000 thợ ngoại quốc làm việc “chui” tại quốc gia này.


    Thợ Trung Quốc tại Việt Nam. (Hình: Báo Tiền Phong)


    Số thợ ngoại quốc liên tiếp tăng trong vòng vài năm trở lại đây đã vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan thẩm quyền tại Việt Nam.
    Phúc trình được báo Tiền Phong trích dẫn cho thấy năm 2008 có 52,633 thợ ngoại quốc làm việc tại Việt Nam. Năm sau, con số này là 55,428 người và năm sau nữa là 56,929 người. Ðến Tháng Chín năm 2011, số lao động ngoại quốc tại Việt Nam vọt lên 78,440 người, trong đó có gần 40% làm việc không có giấy phép.
    Theo đại diện Sở Lao Ðộng tỉnh Lâm Ðồng, số người Việt Nam tìm được việc làm mới không tăng mặc dù một số dự án đi vào hoạt động, như dự án bauxite tại tỉnh này chẳng hạn.
    Mặt khác, theo phó cục trưởng Cục Việc Làm Việt Nam thì thợ ngoại quốc đến Việt Nam làm việc đều là người Châu Á, đông nhất là Trung Quốc, Nam Hàn và một số ít người Nhật.
    Tại cuộc họp tổng kết năm 2011 của Bộ Lao Ðộng, hầu hết các viên chức bộ này đều loay hoay với việc “hoàn thiện quy định pháp luật và xây dựng luật Việc làm” và coi đó là “phương án tối ưu để kiểm soát được tình trạng lao động ngoại quốc làm việc chui”.
    Tuy nhiên, dư luận cho rằng đó chỉ là những văn bản trên giấy. Không ít lĩnh vực, luật lệ không thiếu nhưng không ai thi hành, đó là chưa kể nạn tham nhũng hoành hình biến luật lệ có sẵn thành mớ giấy lộn.
    Cũng có người nói số tiền phạt tương đương với 1,000 đô mỗi trường hợp khi bị phát giác là quá nhẹ khiến các nhà thầu thuê lao động “chui” làm việc coi thường và bất chấp.
    Báo Tiền Phong còn cho biết, tại một số địa phương, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam, công ty Trung Quốc trúng thầu xây dựng nhà máy thủy điện áp dụng nhiều biện pháp kỳ thị ra mặt đối với thợ Việt Nam và thợ “đồng hương” của họ.
    Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 có gần 300 công nhân Trung Quốc làm việc. Tất cả các bảng hiệu đều được in bằng chữ Trung Quốc và người thợ Việt Nam xuất hiện như một người ngoại quốc tại công trường.
    Công nhân Việt Nam cho biết làm việc quần quật, không ngơi tay trong khi người thợ Trung Quốc vừa làm vừa chơi mà đồng lương vẫn cao gấp đôi. Phần lớn thợ Trung Quốc chỉ đảm nhận các công việc giản dị như uốn sắt, làm kè, xây tường... còn thợ Việt Nam thì luôn bị ép phải mang khiêng, vác nặng.
    Một người thợ Việt Nam tâm sự: “Biết bị phân biệt đối xử nhưng không ai dám nói một tiếng. Ðối với chủ thầu Trung Quốc, ai không chấp nhận công việc thì nghỉ, chứ không được nói ra nói vào.”
    Một người thợ khác cũng xác nhận chủ thầu Trung Quốc đuổi thợ Việt Nam thẳng tay. Vì miếng ăn mà người Việt Nam phải chấp nhận công việc “chẳng đặng đừng”.
    Hầu như chính quyền địa phương đều biết khá rõ tình cảnh làm việc vất vả của người thợ Việt Nam tại các công trình xây dựng của chủ thầu Trung Quốc, nhưng không làm gì được.
    Thay vào đó, cùng lắm là những lời than: “Ðó là luật chơi. Vì họ trúng thầu, làm chủ thầu, nên phía Việt Nam đành phải chịu thôi.” (P.L.)

Chia sẻ trang này