Nóng nóng.... "Chính phủ không tốn xu nào vẫn có thể cứu được nền kinh tế"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Doccodalat, 10/05/2012.

7813 người đang online, trong đó có 998 thành viên. 14:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 208 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Doccodalat

    Doccodalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2012
    Đã được thích:
    0
    NÓNG, NÓNG.... "Chính phủ không tốn xu nào vẫn có thể cứu được nền kinh tế"

    Sáng nay có tin anh 3 sẽ xem xét gói cứu trợ 29 ngàn tỷ, không biết bọn đệ anh 3 có đưa ý kiến này ra cùng với gói 29 ngàn kia hok nhỏe?
    >:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)

    http://8fnews.vn/kinh-te/vi-mo-vi-m...n-xu-nao-van-co-the-cuu-duoc-nen-kinh-te.html


    Cứu doanh nghiệp: Không cần một xu!

    Ý ông là gói giải pháp này chưa đưa ra được giải pháp hiệu quả?

    Tổng thể các giải pháp ước khoảng 29.000 tỷ đồng. Nhưng nó chưa đưa ra được giải pháp căn cơ nhất. Nhưng theo tôi, Chính phủ không cần phải dùng một xu nào mà vẫn có thể cứu nền kinh tế. Ngược lại Ngân hàng nhà nước có thể thu được lợi nhuận về cho ngân sách.

    Bằng cách nào thưa ông?

    Ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4% để các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 7 - 8%. Không dựa vào vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại với lãi suất 15% như hiện nay. Chính phủ không tốn đồng xu nào mà ngân hàng trung ương còn thâu tóm được 3 - 4% lãi suất từ ngân hàng thương mại.




    [​IMG]




    Nhưng Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho vay?

    Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương để điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, không gây ra lạm phát hay thiểu phát.


    Cùng với trách nhiệm điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển bền vững, ngân hàng trung ương có quyền phát hành giấy bạc, tiền tệ, tín dụng để đảm bảo lưu lượng tiền tệ cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Thế nên, tiền ở trong tay ngân hàng trung ương.

    Khi đó phải làm thế nào để không xảy ra lạm phát thưa ông? Hẳn là không thể thích in bao nhiêu tiền cũng được?

    Lạm phát là khi trong nền kinh tế có quá nhiều tiền lưu thông, nhiều phương tiện thanh toán chạy theo một số lượng hàng hóa có hạn.


    Tăng trưởng tín dụng của ta hiện nay không được vượt quá 17% so với năm trước. Giảm vấn đề tăng tín dụng để hãm lưu lượng tiền tệ khỏi sinh ra lạm phát. 17% trong tổng lượng tín dụng của Việt Nam hiện nay khoảng 2 triệu 2 trăm ngàn tỷ đồng thì tính ra khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng.

    Trong hạn mức 400 nghìn tỷ đồng này, Ngân hàng trung ương có thể dành 200 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh. Còn ngân hàng thương mại vẫn được quyền huy động lãi suất trong dân đến 17% để cho vay lĩnh vực tiêu dùng có thể chấp nhận mức lãi suất cao. Với hạn mức đã định, khống chế tăng trưởng tín dụng, thì không thể lạm phát được.

    Nhưng làm thế nào để kiểm soát đúng đối tượng được vay?

    Phải cho vay đúng mục tiêu chứ không cho vay theo đối tượng. Vay tiền phải có dự án khả thi. Ngân hàng phải giám định từng dự án một để mà cho vay đúng theo mục tiêu của chương trình. Anh nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự. Việc đó không có gì là khó cả.

    Theo ông thì những người đưa ra gói giải pháp có biết điều này không?

    Có lẽ phải hỏi Ngân hàng Nhà nước.

    Ông có bao giờ đề đạt ý kiến này của mình?

    Tôi có nói, nhưng họ cho rằng điều kiện ở Việt Nam mình khác nên chưa thể áp dụng được. Có lẽ là những người có trách nhiệm không hiểu, hoặc hiểu nhưng không dám trình bày ý kiến của mình.

Chia sẻ trang này