Nông - thủy sản XK gặp khó do chất lượng giảm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DragonCorp, 04/03/2012.

4799 người đang online, trong đó có 459 thành viên. 22:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 175 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Liên tục trong thời gian gần đây, giá nông sản xuất khẩu không ổn định. Mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ kiểu làm ăn chụp giựt.

    Sản xuất, xuất khẩu cá tra ĐBSCL: Thua lỗ mùa tăng giá
    Sau nhiều năm lận đận với nghịch lý mang tên “hoàn thuế”, con giống chất lượng, lối kinh doanh “ăn xổi ở thì”… giờ đây người nuôi (NN) cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn gánh thêm nỗi lo thiếu vốn.

    http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=19867
    Nguy cơ mất cả chì lẫn chài

    Sau thời gian tiêu thụ tại chỗ, năm 1987 Cty Agifish XK lô hàng đầu tiên sang Australia, mở đường cho nhiều DN tham gia đưa cá tra, ba sa "bơi" ra toàn cầu với khoảng 140 quốc gia, vùng lãnh thổ.

    http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=19950
    Xuất khẩu cà phê: Khó càng thêm khó?

    Theo quy định mới, từ tháng 10/2012 trở đi, mỗi doanh nghiệp thuộc Hiệp Hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) sẽ bị thu phí 2 USD đối với mỗi tấn cà phê khi xuất khẩu.

    http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=19821






    Hồ tiêu đang mất giá trong khi nguồn cung trong nước cũng bị giảm


    Theo các nhà xuất khẩu, thông tin Việt Nam, nước chiếm vị trí số 1 xuất khẩu hạt tiêu thế giới, sẽ giảm 30% khối lượng xuất khẩu xuống còn khoảng 86.000 tấn trong năm 2012 và thông tin dịch bệnh tràn lan khắp nơi khiến cho thị trường càng thêm lo lắng nguồn cung vốn đã thiếu liên tục trong mấy năm qua


    http://cafef.vn/20120304081028300CA52/sau-khi-lap-ky-luc-gia-hat-tieu-dao-chieu-lao-doc.chn


    Kinh hoàng heo siêu nạc: Mỗi ngày tăng 2 kg




    [​IMG]
    Vì hám lợi, người chăn nuôi đã sử dụng hóa chất không chỉ để “thổi” trọng lượng mà còn phù phép cho heo nở mông, vai, tạo nạc bắt mắt nhằm đánh lừa người tiêu dùng.


    http://cafef.vn/20120228093814827CA52/kinh-hoang-heo-sieu-nac-moi-ngay-tang-2-kg.chn

  2. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Doanh nghiệp cà phê vỡ nợ hàng loạt
    CHU KHÔI

    25/04/2012 10:00 (GMT+7)
    picture Ông Lộ Văn Quận (phải) rơi nước mắt khi trình báo với cơ quan chức năng địa phương việc gia đình ông lâm nợ do doanh nghiệp Lan Diệu không trả tiền 5 tấn cà phê ông đã ký gửi - Ảnh: Nld
    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
    Ý kiến (0)
    Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2012 đến nay có hơn 100 doanh nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên đã và đang vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng. Thiệt hại vẫn thuộc về người dân, bởi hầu hết khi ký gửi cà phê, cho vay tiền mặt họ chỉ có giấy nợ viết tay.

    Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, nông dân trồng cà phê hay tin hàng loạt doanh nghiệp vỡ nợ đã kéo nhau tới các đại lý để đòi tiền nợ ký gửi cà phê.

    Tại huyện Đắk Mil, ngày 15-16/4, hàng chục người dân đã xông vào đại lý mua bán cà phê, phân bón Lan Thông xiết hàng tấn phân bón có trong kho của đại lý này. Chủ đại lý hiện nợ 22 tấn cà phê nhân và 1,2 tỉ đồng nhưng do thua lỗ nên không có tiền để trả.

    Trước đó vài ngày, hàng chục người dân đã vây kín đại lý Lan Diệu để đòi nợ vì sợ chủ đại lý sẽ bỏ trốn, nhiều người còn yêu cầu ******* cho họ xông vào đại lý xiết bất cứ tài sản nào để vớt vát. Chủ đại lý Lan Diệu thừa nhận hiện nợ 2 tỷ đồng ở ngân hàng và 80 tấn cà phê nhân nông dân ký gửi.

    Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Mil đã có buổi đối thoại với các đại lý đang nằm trong “nghi vấn vỡ nợ” và đưa ra giải pháp là nếu đại lý đã hứa trả nợ thì người dân nếu không quá khó khăn cũng cần chia sẻ để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

    Mới đây, vụ việc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Minh An phải tính chuyện bán thương hiệu cà phê Đức Lập để tồn tại chỉ là một trong nhiều trường hợp thua lỗ. Hợp tác xã Minh An sở hữu 2 thương hiệu nổi tiếng “Coffee Đức Lập Minh An” và “Coffee Đức Lập Dakmil”, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ và cũng đã được đăng ký bảo hộ ở Trung Quốc và Mỹ. Từ đầu năm 2010 đến nay, hợp tác xã này làm ăn thua lỗ, nợ chồng chất, hiện nợ người dân 18 tỷ đồng, không có khả năng thanh toán.

    Để thoát khỏi khó khăn, Hợp tác xã Minh An đã xin được bán 2 nhãn hiệu nói trên cho một doanh nghiệp Trung Quốc. Đây chính là công ty ở Quảng Đông đã từng "lấy cắp" thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.

    Bởi vậy, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông đề nghị Hợp tác xã Minh An không được chuyển nhượng nhãn hiệu cà phê cho doanh nghiệp nước ngoài, thay vào đó chuyển giao chỉ dẫn “Đức Lập” cho địa phương để xây dựng thương hiệu cà phê chung cho tỉnh Đắk Nông.

    Theo thống kê của Sở Công Thương Đắk Lắk, riêng địa bàn này đã có 43 doanh nghiệp, đại lý kinh doanh cà phê vỡ nợ, mất khả năng thanh toán khoảng 300 tỷ đồng và nợ nông dân 3.000 tấn cà phê nhân ký gửi. Hơn một nghìn nông dân ở Đắk Lắk cũng đang có nguy cơ mất trắng tài sản vì đã ký gửi cà phê cho các đại lý thu mua.

    Mới đây, Tập đoàn Thái Hòa (THV) đã phát hành 30,25 triệu cổ phiếu để huy động vốn, thế nhưng chỉ chào bán được 60 cổ phần. Từ đây, những vấn đề nghiêm trọng của tập đoàn này bắt đầu hé lộ. Công ty đã báo cáo mức lỗ ròng cả năm 2011 lên tới 198 tỉ đồng, cao gấp 6 lần so với mức lãi 34,8 tỉ đồng của năm 2010. Đây là 1 trong 4 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam xuất 60% sản lượng xuất khẩu cà phê arabica cả nước trong năm 2009.

    Theo ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Tập đoàn THV, lỗ lớn là do chi phí tài chính cao bất thường. Tình trạng khó khăn cũng xảy ra tại tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên (Vinacafe Buôn Ma Thuột) từng được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất toàn cầu. Theo ban Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột, mặc dù tài sản cố định, bất động sản của công ty còn nhiều, nhưng hiện số nợ quá hạn đã lên đến 1.620 tỉ đồng.

    Ông Đoàn Triệu Nhạn, cố vấn cao cấp của Hiệp hội Cà phê (VICOFA) cho biết, về lý thuyết thì lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đạt 25%/năm, nhưng do trả lãi vay hết 21-22% trong năm 2011, trừ đi nhiều khoản chi phí khác, thực tế các doanh nghiệp chỉ thu lãi 0,35% trên tổng doanh thu.

    Chính vì vậy, gần 80% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đã thua lỗ trong năm vừa qua, càng xuất nhiều thì càng lỗ lớn. Phương thức ký hợp đồng xuất khẩu giao sau, giao xa vẫn còn rất phổ biến. Doanh nghiệp thường ký hợp đồng với đối tác khi chưa có hàng trong tay, thời gian giao hàng thường sau khi ký hợp đồng từ 2-3 tháng, giá bán thường thỏa thuận theo nguyên tắc căn cứ giá trên sàn London vào thời điểm giao hàng rồi trừ lùi đi 30-70 USD/tấn.

    Phương thức ký hợp đồng này đã tạo điền kiện cho đối tác “bắt nạt”. Đối tác thường nhằm vào những thời điểm có nhiều hợp đồng giao hàng nhất, sẽ đẩy giá trên sàn London xuống, để rồi trả giá thấp. Phương thức giao sau, giao xa thường xuyên bị các chuyên gia phê phán rằng doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm. Nhưng thực tế không phải doanh nghiệp không biết điều này, mà vấn đề nằm ở chỗ ngân hàng đặt ra điều kiện: doanh nghiệp phải có hợp đồng ký kết sẵn thì mới được vay vốn. Vì vậy, buộc các doanh nghiệp phải ký hợp đồng trước, rồi mới làm được thủ tục vay vốn để thu mua cà phê, đương nhiên phải hợp đồng giao sau, giao xa khi chưa có hàng.

    Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn ở tình thế “một cổ 2 tròng”: bị đối tác mua hàng “xỏ dây vào mũi” đồng thời vừa phải gồng mình trả lãi vay ngân hàng với mức “lãi suất cắt cổ” . Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch VICOFA bày tỏ: Chúng tôi tha thiết kiến nghị Chính phủ đã ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nhưng đề nghị phải giảm lãi suất. Với lãi suất 17% hiện nay thì các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê đều không chịu đựng được.
  3. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR
    Khởi tạo bởi : diembao | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 27/04/2012 14:36
    E-mail | Bản in | Lưu xem sau

    Hàng triệu lao động, đóng góp cả chục tỷ USD xuất khẩu mà đến khi khó khăn phá sản kêu không thấu, chẳng qua là tại nông dân không biết PR?

    Cuối tuần rồi, hàng loạt người dân ở các làng nuôi nghêu ở Thái Bình trở nên điêu đứng khi nghêu chết hàng loạt. Không có thu hoạch, nợ ngân hàng đến kỳ không có trả, nợ nần vật tư, công sá đè nặng lên vai... Cả làng nghêu được một phen điên đảo vì nhưng chẳng biết kêu ai. Ngân hàng đến hạn thì thu nợ, nghêu chết do thời tiết thì địa phương cũng chỉ cử người xuống ghi nhận rồi về ngồi phòng lạnh viết báo cáo. Biết phận mình, người nông dân lại đành gạt mộ hôi, nuốt nước mắt bán tài sản, gán nhà để trả nợ... rồi lạy lục khắp nơi để tìm vốn nuôi trồng vụ mới chỉ với hy vọng trả được món nợ cũ.

    Trong khi đó, hàng loạt nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên cũng đang điêu đứng vì bị nợ nần. Số là hàng loạt DN cà phê nơi đây mua cà phê rồi kinh doanh thua lỗ, không thể trả nợ cho nông dân. Thế là "đại gia" cà phê lên ô tô về Thành phố lánh mặt, bỏ lại người nông dân khốn cùng giữa nợ nần ngân hàng, nợ vật tư phân bón và cuộc sống khốn cùng vì không có tiền chi trả... Nông dân nhiều vùng cà phê Tây Nguyên đang điên đảo vì phá nợ nần và đẩy đến bước đường cùng khi không có tiền trang trải cuộc sống và nguồn sống của họ là các rãy cà phê cũng đang chết dần vì không có tiền để mua phân bón, bơm nước chăm sóc.

    Trong khi đó, ở Miền Tây Nam bộ, không chỉ có Bianfishco mà hàng loạt DN thu mua và chế biến thủy sản cũng đang gặp khó khăn và các DN chọn cách dễ nhất là xù nợ của nông dân. Người ít thì vài trăm triệu, người nhiều cũng bị DN chiếm dụng vài chục tỷ tiền cá...

    Nông dân bán cá có tiền tỷ tưởng là giàu có lắm nhưng đằng sau đó là một khối nợ lớn từ tiền con giống, tiền thức ăn, nhân công, vật tư chăn nuôi... có lấy tiền về, trang trải nợ nần, ngân hàng siết nợ - lãi... May mắn lắm, nông dân mới có khoản tiền lời gọi là lấy công làm lãi. Thế nhưng, nay DN phá sản và trốn nợ, nông dân không còn con đường nào khác là phá sản. DN nợ không trả cho nông dân vẫn ô tô, nhà đẹp, tài sản triệu USD... còn nông dân thì quay quắt trong nợ nần chỉ còn nước bán nhà, bán ao đầm mới thoát được cảnh ra tòa.

    Một chuyên gia kinh tế đã chua chát cho biết: Những DN như cà phê, thủy sản vừa qua có phá sản thì các ông chủ chỉ mất tý tiền vốn họ đóng vào công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn. Mà chừng đó chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận họ kiếm được từ trước tới nay, so với tài sản ngàn tỷ của họ. Vì thế, nên dù cho DN họ làm chủ có bị phá sản thì họ vẫn đàng hoàng nhà to, xe đẹp, tài sản triệu USD không ai dám đụng đến. Còn người nông dân cả nhà, cả cuộc sống và tương lai dồn vào đồng ruộng, ao cá hay mấy tấn cà phê... mất là mất hết, nợ không trả được thì chỉ có ra tòa. Không bán nhà trả nợ không thể sống nổi với ngân hàng và chủ nợ. Cũng là phá sản nhưng ông chủ chỉ là tai nạn còn nông dân là đòn chí mạng, tàn đời.

    Chuyện phá sản trong thời buổi khó khăn nghe ra đã quá nhàm. Ai cũng đứng trước nguy cơ phá sản: Ngân hàng cũng có đến chục ông nguy cơ đỗ vỡ, BĐS thì hàng loạt DN đứng trên bờ vực phá sản vì không bán được hàng, các DN kinh doanh khác khốn khó vì thiếu vốn - khó bán hàng... Khó thì phải kêu và đã rất nhiều tiếng kêu được đáp ứng.

    Ngân hàng khó khăn, nhà nước đảm bảo không đổ vỡ, được hỗ trợ để cấp cứu, thậm chí chấp nhận chưa thể giãm lãi suất để lo cho thanh khoản của các ngân hàng. BĐS khó khăn, khó bán hàng... kêu nhiều rồi cũng dần được gỡ. Tín dụng mở ra, đến nay không chỉ dành cho một vài đối tượng mà mở cho cả đầu tư, đầu cơ và cho những dự án hoàn thành sau năm 2012... với mục địch rõ ràng, kích thích để cứu BĐS nhằm gỡ khó cho ngân hàng và các DN.

    Sau động thái của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức đã bơm vốn hàng ngàn tỷ đồng để cứu BĐS, thêm vốn cho các DN. Thậm chí, ngân hàng còn giúp DN bằng cách cơ cấu lại nợ, hỗ trợ trả nợ quá hạn... Tất nhiên, trong mối quan hệ đó, mọi thứ đều phải được đảm bảo bằng tài sản và cả hai cùng có lợi nên ai cùng sốt sắng. Vì cứu BĐS là cứu ngân hàng.

    Còn nông dân, cứu làm sao khi họ chỉ có tài sản duy nhất là sổ đỏ và căn nhà thì đã cầm cố để vay nợ. Nợ không trả được thì chỉ có nước siết nhà. Hết tài sản thì chẳng có gì để có thể làm tin mà vay vốn làm ăn tiếp. Hết tài sản thì chẳng ngân hàng nào dại mà dây dưa với nông dân đã khánh kiệt. Đã khó khăn lại càng thêm bĩ cực.

    Chỉ có điều, trong khi những khó khăn và đỉnh điểm là thảm cảnh điêu đứng và phá sản của nhiều nông dân ở ngay tại những vùng sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn nhất đang diễn ra ngày càng nhiều thì cho đến nay từ các địa phương, cho đến các bộ ngành quản lý vẫn chưa có mấy ai lên tiếng về những kế hoạch trợ giúp và phục hồi cho nông dân. Có chăng cũng chỉ là những ghi nhận, báo cáo và sớn nhất là những đề xuất cứu DN rồi từ đó mới có hy vọng cứu nông dân. Với thứ tự ưu tiên như vậy xem ra quá xa vời, vì cứ nhìn Bianfishco thì thấy, dù có được quan tâm nhưng còn lâu nông dân mới được trả hết nợ. Còn dân trồng cà phê thì chưa thấy một lời hứa hay phương hướng nào đề thoát cảnh khốn cùng.

    So sánh thì thật là khó, hãy nhìn vào BĐS hay cả ngân hàng, cả một năm qua, trước những khó khăn họ đã kêu ca, vận động rất nhiều mới có được ngày mở cửa, thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ, phá sản. BĐS từ phi sản xuất, cấm cho vay rồi được mở dần những nhóm đối tượng nhỏ, sau đó chuyển qua không khuyến khích và cuối cùng là mở cửa cho cả đầu tư và đầu cơ... thế coi như là thoát. Ngân hàng khó khăn, thiếu thanh khoản thì được hỗ trợ, quản trị kém thì được theo dõi chấn chỉnh... cả một lộ trình như thế xem ra nông dân làm sao mà theo được.

    Kêu không thấu thì không ai biết, xem ra nông dân cũng nên trách mình trước?!. Cả hàng triệu nông dân, chiếm số đông lao động xã hội với vai trò lớn trong an sinh xã hội, mỗi năm còn đóng góp hàng chục tỷ USD xuất khẩu nông sản mà không biết kêu, không được giúp cũng chỉ tại cái tội không biết PR.

    (Theo VEF)

Chia sẻ trang này