??oBão??? tài chính ở lại Việt Nam bao lâu? - Kết luận: hết năm 2010

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhdungotc, 02/01/2009.

7063 người đang online, trong đó có 1104 thành viên. 10:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 290 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. minhdungotc

    minhdungotc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Đã được thích:
    0
    ?oBão? tài chính ở lại Việt Nam bao lâu? - Kết luận: hết năm 2010

    ?oBão? tài chính ở lại Việt Nam bao lâu?
    Thứ sáu, 2/1/2009, 10:57 GMT+7
    Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu được ví như cơn bão được ?oủ bệnh? từ cách đây hơn một năm, nổ ra vào giữa tháng 9, đã và đang tràn sang hầu như tất cả các khu vực, các nước trên thế giới. Chưa ai biết nó đã lên đến đỉnh chưa và đến bao giờ mới kết thúc.

    Cơn bão này đổ bộ vào Việt Nam chậm hơn nhiều nước khác và tác động đến nhiều mặt, nhưng nó sẽ ở lại lâu Việt Nam hay sẽ thoát sớm?

    Ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB cho rằng ?oCơn bão này đổ bộ vào nước ta chậm, nhưng lại ở lâu và sẽ tàn phá nặng nề?.

    Nhưng có những tổ chức và chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam bị bão muộn nhưng lại là nước sẽ thoát ra sớm nhất. Mặc dù các dự đoán trên có khác nhau, nhưng đều có lý do đáng chú ý.


    Xuất khẩu được xem là một trong những lĩnh vực của Việt Nam chịu tác động mạnh nhất từ khủng hoảng tài chính


    Ông Trần Xuân Giá có lý do từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng trong khu vực cách đây một thập kỷ và ?ocâu chuyện hiện nay khá giống các năm 97- 98- 99 của thập kỷ trước?. Tổ chức và chuyên gia quốc tế đưa ra lý do là do Việt Nam đã có sự chủ động phòng ngừa và ứng phó từ trước.

    Để tham khảo các thống kê kinh nghiệm, xin cung cấp các chỉ số kinh tế tổng hợp hai thời kỳ như sau.

    Tăng trưởng GDP năm 1997 là 8,15%, năm 1998, mục tiêu lúc đầu là 9%, sau điều chỉnh xuống 5- 6% và thực tế đạt 5,76%; năm 1999, mục tiêu đề ra là 5 - 6% và thực tế chỉ đạt 4,77%; năm 2007 là 8,48%, năm 2008 mục tiêu lúc đầu là 7,5 - 8%, sau điều chỉnh xuống 7%, ước chỉ đạt 6,5 - 6,7%; năm 2009 mục tiêu đề ra là 6,5%.

    Tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 1998 là 9,2%, năm 1999 là 0,1%; năm 2008 khoảng 21%, mục tiêu năm 2009 là dưới 15%.

    Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) của năm 1998 là 6,4%, năm 1999 là 3,7%; của năm 2008 khoảng 6%.

    Xuất khẩu năm 1997 tăng 26,6%, năm 1998 tăng 1,9%; năm 2008 tăng khoảng 30%, mục tiêu năm 2009 tăng 13%. Nhập khẩu năm 1997 tăng 4%, năm 1998 giảm 0,8%, năm 1999 tăng 2,1%; năm 2008 tăng 39,6%, dự kiến 2009 tăng thấp hơn.

    Lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký 1997 đạt 5.591 triệu USD, xuống 5.100 triệu USD năm 1998 và còn 2.565 triệu USD năm 1999; lượng vốn thực hiện 1997 đạt 3.115 triệu USD, 1998 còn 2.367 triệu USD, 1999 còn 2.335 triệu USD; năm 2008 tương ứng là 61 tỷ USD và 11 tỷ USD, dự kiến 2009 đăng ký còn 30 tỷ USD và thực hiện sẽ thấp hơn...

    Lượng khách quốc tế năm 1997 là 1.716 nghìn lượt người, năm 1998 còn 1.520 nghìn lượt người; năm 2007 là 4.229 nghìn lượt người và khả năng năm 2008, 2009 sẽ thấp hơn...

    Đó là xét theo thống kê kinh nghiệm và diễn biến đã qua. Điều quan trọng còn cần được xét trên hai mặt.

    Một mặt là mức độ tác động của cuộc khủng hoảng đối với nước ta là rất rộng, lớn khi nền kinh tế có định hướng xuất khẩu và phụ thuộc vào vốn đầu tư.

    Tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP của Việt Nam năm 2007 đã lên đến 156,2%, ước năm 2008 còn cao hơn nữa, thuộc loại cao trên thế giới (đứng thứ 5 sau Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Bỉ); tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc đến gần 60% vào vốn đầu tư; tính gia công lớn; giá trị gia tăng thấp; năng suất lao động thấp; mức độ đôla hoá cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm... Thị trường tiêu thụ đang bị thu hẹp do người dân thắt lưng buộc bụng, do hàng hoá của Trung Quốc đang ùn ùn đổ vào...

    Mặt khác là việc hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng đã được đề ra một cách chủ động với các biện pháp kịp thời. Gói giải pháp tài chính đã tăng từ 1 tỷ USD lên 6 tỷ USD, thể hiện sự cố gắng và quyết tâm rất cao của Chính phủ.

    Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các bộ, ngành thường thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ; công tác dự báo phân tích chưa tốt, trong khi tình hình diễn biến rất nhanh, thậm chí ngược nhau (như vừa mới lạm phát đã chuyển sang thiểu phát chẳng hạn)...

    Nhìn chung, thời gian bị ảnh hưởng của Việt Nam sẽ dài chứ không ngắn và độ dài còn phụ thuộc vào các giải pháp chủ động ngăn chặn quyết liệt và đồng bộ đến đâu.

Chia sẻ trang này