??oBắt bệnh??? trị lạm phát

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi robinhood, 24/03/2008.

5906 người đang online, trong đó có 709 thành viên. 21:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 351 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. robinhood

    robinhood Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Đã được thích:
    0
    ?oBắt bệnh? trị lạm phát

    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/kinhte/192175/


    ?oBắt bệnh? trị lạm phát
    Thứ hai, 24/3/2008, 08:02 GMT+7

    Lạm phát tại VN vẫn diễn biến phức tạp, làm gia tăng thất nghiệp, bóp nghẹt đời sống người dân và nảy sinh nguy cơ suy thoái kinh tế. Cần chỉ ra căn nguyên của lạm phát và tiếp cận những kiến giải, biện pháp để ngăn chặn.

    >> Lạm phát đang ở mức nào

    trilamphat.jpg
    Một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở nước ta là giá của những loại hàng hóa chủ yếu sản xuất trong nước phải rượt đuổi tốc độ cung tiền. (Ảnh: T.Thạnh)
    Một báo cáo gần đây của nhóm các chuyên gia kinh tế ĐH Harvard (Mỹ) đã chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn đến tình hình lạm phát tại VN hiện nay. Nhóm chuyên gia này khẳng định nguyên nhân gốc rễ của lạm phát ở VN không phải do tác động của giá thế giới.

    Tốc độ tăng cung tiền quá nhanh

    Trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục tăng, lượng ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô của VN nhờ đó cũng tăng mạnh. Trong khi đó, các khoản viện trợ chính thức, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), vay nợ và kiều hối vẫn tiếp tục ùn ùn đổ vào VN. Kể từ năm 2003, doanh số bán lẻ danh nghĩa của VN liên tục tăng với tốc độ trên 20%/năm.

    Đầu tư còn tăng nhanh hơn nữa trong khi lượng cung thực (đo bằng sản lượng cộng thâm hụt thương mại thực) chỉ tăng dưới 10%/năm. Nếu như chi tiêu tăng hơn 20%, trong khi lượng cung thực tăng chưa đến nửa số đó thì chênh lệch giữa hai đại lượng phải là lạm phát.

    Bản đánh giá của nhóm chuyên gia Đại học Harvard phân tích: Tốc độ tăng cung tiền liên tục ở mức trên dưới 25%/năm kể từ năm 2003 và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến trong mấy năm gần đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng (nói chung là những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước) đã không thể tăng tương ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền.
    TIN LIÊN QUAN:
    Bộ trưởng Tài chính sẽ trả lời chất vấn về lạm phát
    Chống lạm phát: Khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc
    Châu Á vật vã với giá tăng và lạm phát
    Chống lạm phát: ?oDự báo phải đặt hàng đầu?
    Chống lạm phát nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
    Kiểm soát lạm phát, ít nhất không cao hơn 2007
    Lạm phát còn vì một nguyên nhân khác?
    Hôm nay, tăng giá VND để giảm lạm phát
    Nới biên độ tỷ giá ảnh hưởng thế nào đến lạm phát?

    Chính phủ VN đã quyết định tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi sự mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP trở nên ngày một lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện.

    Trong hai năm 2005 - 2006, GDP của VN tăng 17%, trong khi đó lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng tăng tới 73%. Trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 22% nhưng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng chỉ tăng có 36%. Chênh lệch giữa tăng trưởng cung tiền và GDP ở Thái Lan còn thấp hơn nữa. Kết quả là trong khi chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc năm 2007 chỉ khoảng 6,5% thì ở VN lên tới 12,6%.

    Mức chi tiêu Nhà nước gấp đôi tăng thu nội địa

    Tại sao cung tiền của VN lại tăng nhanh như vậy? Một nguyên nhân chính là do nhịp độ tăng chi tiêu của Nhà nước. Tổng chi tiêu của Nhà nước trong năm 2006 là 321.000 tỉ đồng, tăng 221.800 tỉ đồng (tương đương 45%) so với năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hằng năm của Nhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3%/năm, tương đương tốc độ tăng doanh số bán lẻ.

    Cùng lúc, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài. Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119.000 tỉ đồng và năm 2006 là 190.000 tỉ đồng, tăng thêm có 70.000 tỉ đồng. Trong khi đó, chi tiêu của Nhà nước tăng từ 131.000 tỉ đồng, từ 190.000 tỉ đồng lên tới 321.000 tỉ đồng, tức là gần gấp đôi so với mức tăng thu nội địa. Khi chi tiêu của Nhà nước tăng nhanh hơn nhiều so với các nguồn thu ngoài dầu mỏ (ngay cả khi nguồn thu tăng này đến từ dầu mỏ hay viện trợ) thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Tuy nhiên, nếu những khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả thì chỉ đóng góp rất nhỏ cho sản lượng (không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát.

    Do tăng giá các mặt hàng thiết yếu

    Một số tác động khách quan như giá dầu, sắt thép và thực phẩm thế giới tăng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát ở VN. Cho đến năm 2004, người tiêu dùng VN nói chung, đặc biệt là người nghèo, đã được hưởng lợi do giá gạo thấp.

    Thế nhưng, trong mấy năm gần đây, bên cạnh việc giá gạo tăng thì giá xăng dầu và phân bón hóa học cũng đều tăng cao. Những cú sốc toàn cầu này không chỉ ảnh hưởng riêng tới VN mà còn tác động tới các quốc gia châu Á khác. Nhưng mức độ lạm phát ở các quốc gia này lại thấp hơn ở VN rất nhiều.

    Điều đó chứng minh rằng giá thế giới là một nguyên nhân gây ra lạm phát ở VN nhưng nó không phải là gốc rễ vấn đề. Nếu cung tiền tăng chậm hơn thì chi tiêu của Nhà nước cũng sẽ phải tăng chậm lại. Nếu giá xăng dầu tăng, chi tiêu của người tiêu dùng cho xăng dầu có thể sẽ tăng lên. Do đó, họ sẽ phải cắt giảm tiêu dùng đối với các sản phẩm khác và làm cho giá của các mặt hàng này giảm xuống. Lạm phát ở Thái Lan thấp hơn nhiều so với VN trong khi quốc gia này tiêu thụ nhiều xăng dầu hơn ở VN.

    Nhà nước không nên ?ogiữ chân? VN-Index

    Toàn bộ những hoạt động chống lạm phát sẽ có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất nhưng đây là điều cần làm. Thanh khoản quá nhiều đã nhanh chóng đẩy hai khu vực này thành ?obong bóng?. Riêng khu vực chứng khoán, ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính của Mỹ đã làm xẹp ?obong bóng? nói trên một phần đáng kể. Theo một chuyên gia tài chính, trong tình hình hiện nay, chỉ số VN - Index ở mức độ khoảng 600 -700 là tương đối hợp lý. Dù VN - Index có xuống thấp hơn ngưỡng trên cũng không cần sự can thiệp của Nhà nước.


    Liên quan tới chính sách tiền tệ, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh phân tích: Trong năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã xuất ra lượng tiền mặt lớn để mua vào 9 tỉ USD. Theo kinh tế học, sau khi xuất lượng tiền lớn như vậy, phải có biện pháp trung hòa, như bán trái phiếu và nâng lãi suất ngân hàng để vô hiệu hóa số tiền vừa phát hành đó. Nhưng các biện pháp này được thực hiện quá chậm, dẫn tới chỉ số giá tăng cao.

    Bốn biện pháp kiềm chế lạm phát

    TS Vũ Quang Việt, Vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia - Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, đề xuất biện pháp kiềm chế lạm phát cơ bản. Một là, nâng lãi suất ở mức cao hơn lạm phát để thu hút tiền vào ngân hàng. Và tất nhiên việc này sẽ làm giảm đầu tư và nhu cầu tiền vốn. Điều này chưa được làm đến nơi vì chạm vào mục tiêu đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao (với đầu tư của Nhà nước cao, để lãi suất cao đưa đến thiếu hụt ngân sách lớn hơn, do đó mức in tiền lại lớn).

    Lãi suất hiện nay vẫn còn âm so với tốc độ lạm phát nên không có sức thu hút tiền gửi. Hai là, cắt giảm đầu tư của Nhà nước. Việc này cũng tác động đến kế hoạch đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

    Ba là, thực hiện các biện pháp trung hòa như bán tín phiếu ngân hàng để thu tiền về Ngân hàng Nhà nước.

    Bốn là, giảm dòng chảy đầu tư nước ngoài bằng cách tăng hối suất (hối suất chính là giá nhằm quân bình cung cầu ngoại tệ trên thị trường trong nước). Điều này tất nhiên mâu thuẫn với quyết định của Nhà nước là giữ hối suất ổn định để phát triển xuất khẩu.

    Theo Thái An
  2. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.639
    *** bọn vietnamnet, bác k biết là nó có công ty Đầu tư à, nó muốn vừa đá bóng vừa thổi còi đấy, tẩy chay bọn này đê!
  3. robinhood

    robinhood Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Đã được thích:
    0
    Cái đoạn đỏ đỏ ấy là chết VNI rồi

Chia sẻ trang này