ỔN RỒI- ĐI TRƯỚC NHÉ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi goldenstock, 26/02/2008.

3416 người đang online, trong đó có 104 thành viên. 06:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 770 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. goldenstock

    goldenstock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Đã được thích:
    0
    ỔN RỒI- ĐI TRƯỚC NHÉ

    Giá trị giao dịch của Tây trong hơn tuần nay rất lớn, đỉnh điểm là hôm nay chiếm đến 1/3 giá trị giao dịch toàn thị trường: 250 tỷ.
    đặc biệt là cúng nó mua bất kể là BC hay PS: từ DPM, PPC, PVD cho đến SMC, SGH, TAC, LAF. Theo kinh nghiệm từ xưa đến nay thì mỗi khi chúng mua nhiều như thế là thị trường sắp up. Xem lại 2006, 4/2007, 10/2007 và đợt upmini trước Tết nguyên đán.
    Tin thế giới:
    TTCK Mỹ ngày đầu tuần tăng điểm nhiều nhất trong tháng 2 sau khi Standard & Poor?Ts giữ nguyên xếp hạng tín dụng đối với các công ty bảo hiểm trái phiếu

    Điều này khiến người ta giảm đi sự lo ngại về thua lỗ của thị trường tín dụng.

    Chỉ số S&P 500 tăng 18,69 điểm tương đương 1,4% lên mức 1.371,8 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 189,2 điểm tương đương 1,5% lên mức 12.570,22 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 24,13 điểm tương đương 1,1% lên 2.327,48 điểm. Phần lớn mã chứng khoán trên sàn đều tăng điểm.

    Một chuyên gia tài chính tại New York nhận xét đến nay nhà đầu tư đã phần nào lấy lại được lòng tin và bắt đầu quay trở lại thị trường. Tuy nhiên tin tức xấu đối với các công ty trong lĩnh vực tài chính vẫn chưa hết, theo dự đoán của chuyên gia, họ sẽ tiếp tục phải công bố lỗ trong nửa năm đầu của 2008. Cổ phiếu của công ty thuộc nhóm ngành này đã sụt giảm 6,4% từ đầu năm 2008.

    Chứng khoán Mỹ tăng một phần nữa là nhờ những thông tin tốt lành từ trước đó khá lâu, nay có thể coi như đang ngấm dần. Đầu tiên phải kể tới việc trước đó, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson vừa đưa ra một nhận định rất được giới đầu tư toàn cầu quan tâm, rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái.

    "Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến kinh tế tăng trưởng, cho dù có thể với mức tăng trưởng khiêm tốn hơn. Trong lúc này, các nguy cơ với nền kinh tế đã lùi dần", ông Paulson phát biểu tại cuộc điều trần trước Thượng viện hôm 14/2.

    Ông cũng ca ngợi rằng chính quyền của Tổng thống Bush đã hành động khá nhanh để giúp đảm bảo tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất hành tinh trong thời gian vừa qua.

    Trong khi đó, ông Bernanke cũng cho rằng ông tin nền kinh tế Mỹ sẽ chứng kiến "một giai đoạn tăng trưởng, tăng trưởng một cách khá vất vả".
  2. xstocks

    xstocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    1
    Tây đã nhận ra vấn đề là luồng tiền BĐS và vàng sắp quay trở lại CK nên họ giải ngân dã man như vậy,đời thủa nhà ai lại 250 tỷ,ngày mai họ lại giải ngân khoảng 350 tỷ nữa thì pà kon lại tranh nhau lao vào mua.
  3. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9
  4. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    có thể thị trường Mỹ đã đến đáy của nó, giờ là thời điểm tích luỹ. Đây là lúc trạng thái bi quan của bức tranh kinh tế thế giới tạm lắng. Có lẽ vì thế mà nước ngoài mua mạnh vào. AE cũng chuẩn bị đạn dược là vừa
  5. thunt308

    thunt308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới thấy MT lạc quan 1 chút!
  6. nguyenthacthe

    nguyenthacthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Đã được thích:
    378
    ngon rồi
  7. tungtuhu

    tungtuhu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    7
    Thứ Ba, 26/02/2008 - 12:58 PM

    ?oBão giá? tại Việt Nam mạnh nhất Đông Á
    (Ảnh: AP)

    (Dân trí) - ?oNếu muốn cảm nhận một mặt tác động của sự bùng bổ kinh tế tại Việt Nam đến đời sống của người dân, hãy thử ghé qua các khu chợ ngoài trời, ở cả thành phố và nông thôn?.

    Đó là gợi ý của tác giả Roger Mitton, phóng viên tờ Straits Times của Singapore tại Việt Nam, khi tìm hiểu tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Dưới đây là phần lược dịch bài viết của ông.



    Có thể thấy rõ trên nét mặt và trong thái độ của đa số người đi chợ những ngày này là sự không vui trước tình trạng leo thang ?ochóng mặt? của các mặt hàng thực phẩm.



    Họ là những người lao động bình thường, như chị Nguyễn Thị Hoa, 28 tuổi, một bà mẹ trẻ phải làm việc vất vả 6 ngày/tuần trong một công ty dệt may ở Hà Nội với mức lương 70 USD/tháng (khoảng 1.120.000 đồng). Chồng chị làm việc tại một nhà máy lắp ráp ti-vi với mức lương cao hơn một chút - 80 USD/tháng, tương đương 1.280.000 đồng). Trong số lương ít ỏi của hai vợ chồng, 1/3 phải dùng để trả cho người giữ trẻ, thực phẩm và sữa cho cô con gái 6 tuối.



    Sau khi trừ tiền thanh toán hoá đơn điện nước, đổ xăng xe và các khoản chi tiêu thiết yếu khác trong gia đình, họ chỉ còn lại 30 USD (khoảng 480.000 đồng) mỗi tháng, tức là 1 USD cho một người lớn mỗi ngày.



    Chị Hoa nói: ?oGiờ đây tôi chỉ có thể mua chút thịt cho con gái. Đôi khi tôi rớt nước mắt vì thương chồng gần như cả tháng phải ăn cơm rau.?



    Tình cảnh của vợ chồng chị Hoa không phải là cá biệt. Hiện nay, có rất nhiều công nhân hoặc công chức Việt Nam đang phải ?ooằn mình? trong cơn ?obão giá?.



    Việt Nam hiện có tỷ lệ lạm phát năm cao nhất Đông Á - 14,1%, gần gấp đôi nước đứng thứ hai là Inđônêsia - 7,4%. Và vấn đề là không ai biết khi nào giá mới ngừng tăng. Tháng 1/2008, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lại tăng 2,4% so với tháng 12/2007 và đang tiếp tục tăng trong tháng này.



    Không chỉ có những người lao động phổ thông và công nhân nhà máy chịu ảnh hưởng của tình trạng giá cả leo thang, mà ngay cả các cử nhân mới ra trường cũng nói rằng tấm bằng đại học/cao đẳng cũng chẳng giúp được họ nhiều trong việc đảm bảo mức thu nhập cho một cuộc sống tươm tất.



    Lương ?ochạy đua? với giá



    Chị Nguyễn Thu Phương, 35 tuổi, một giáo viên ở Hà Nội có mức lương 150 USD/tháng (khoảng 2,4 triệu đồng), cho biết: ?oMột năm trước, tôi còn có thể lo được một bữa ăn tạm gọi là thịnh soạn, với 4 món, cho gia đình. Giờ đây, tính toán để có được một bữa 2 món đã là khó.?



    Ngay cả nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong một cuộc trao đổi với báo chí cũng cho biết mức sống của gia đình ông đang giảm xuống, và sau mỗi lần đi chợ, vợ ông thường than phiền về việc giá tăng.



    Tại TP.HCM, giá thực phẩm đã tăng 24% so với cách đây khoảng một năm, tức là hồi tháng 1 năm ngoái. Giá của các mặt hàng thiết yếu khác như điện, nước, xăng dầu cũng đã tăng khoảng 17% so với năm ngoái.



    Anh Nguyễn Thế Hải, 25 tuổi, công nhân tại một nhà máy của Nhật Bản ở ngoại ô TPHCM, chưa lập gia đình và thuê chung nhà với một vài người bạn để giảm chi phí sinh hoạt. Anh nói: ?oHồi mới vào đây làm, lương của tôi là 900.000 đồng/tháng. Giờ đây, sau 3 năm, lương tăng lên 1,1 triệu đồng. Trong khi lương chỉ tăng ít như vậy thì giá thuê nhà, giá thực phẩm và xăng dầu đã tăng hơn 50%?.



    Giá thuê nhà tại Việt Nam hiện nay tăng ?ochóng mặt?, vì chủ nhà hiểu rõ sự mất cân bằng cung cầu, khi người lao động nông thôn đổ dồn về các thành phố để tìm cơ hội cải thiện cuộc sống. Có nơi chủ nhà tăng giá cho thuê gấp 2, thậm chí 3 lần. Nếu không chịu nổi ?onhiệt?, khách thuê trọ chỉ có một cách duy nhất là chuyển đi chỗ khác.



    Anh Hải tâm sự: ?oTôi từng hy vọng sự phát triển kinh tế sẽ mở ra những vận hội mới, để tôi có thể kiếm tiền gửi về đỡ đần bố mẹ già. Nhưng giờ đây, tôi thậm chí không kiếm đủ tiền nuôi thân?.



    Trên thực tế, ?obão giá? hiện nay ở Việt Nam là do một số yếu tố, như giá dầu tăng cao, lương ngoại tệ đổ vào quá cao; nhu cầu tăng lương; hàng nhập khẩu giá cao tràn ngập thị trường; thâm hụt thương mại gia tăng; mùa màng thất bát do điều kiện thời tiết năm vừa qua khắc nghiệt, nhiều thiên tai; và bệnh dịch (cúm gia cầm và lợn tai xanh) bùng phát.



    Các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines cũng rơi vào tình trạng tương tự nhưng tỷ lệ lạm phát của họ chỉ bằng khoảng một nửa Việt Nam. Trong khi đó, đây là các nước phát triển hơn Việt Nam.



    Campuchia, Lào và thậm chí là Trung Quốc, có cùng mức độ phát triển như Việt Nam, nhưng tỷ lệ lạm phát cũng chỉ bằng một nửa Việt Nam. Năm ngoái, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc là 6,5%.



    Một tờ báo trong nước cho rằng các nỗ lực của chính phủ trong việc kiểm soát giá vẫn chưa đủ, thiếu chủ động và còn manh mún. Phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm.



    Từ ngày 1/1/2008, mức lương tối thiểu đối với khối hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước đã tăng từ 450.000 đồng lên 540.000 đồng, và với khối doanh nghiệp nước ngoài là 34 USD lên 44 USD. Tuy nhiên, có vẻ như lương vẫn không theo kịp giá.



    Đặng Lê

    Theo Straits Times
    Ý kiến của bạn
    -------------------------------
    Báo viết thế này cso chết người ta không cơ chứ!

Chia sẻ trang này