OTC: Có hay không việc làm đẹp các BCTC bằng Đầu tư tài chính

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi scoby, 21/08/2007.

8535 người đang online, trong đó có 1076 thành viên. 14:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 289 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. scoby

    scoby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Đã được thích:
    0
    OTC: Có hay không việc làm đẹp các BCTC bằng Đầu tư tài chính

    http://www1.bsc.com.vn:8080/EDMS/webcorannc.nsf/dc3f778c77f06b8247256b83002bc2e5/34d8b7cfe0ad63224725733e000a3c26?OpenDocument

    Nhiều doanh nghiệp (DN) đã niêm yết hiện nay đều nhảy vào lĩnh vực kinh doanh tài chính. Tuy nhiên, năm 2007 với sự điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán (TTCK) thì hậu quả của việc "đầu tư" này đã hé lộ. Nhiều nhà đầu tư (NĐT) bắt đầu lo ngại khi nắm giữ cổ phiếu (CP) của các DN này.
    Công ty đang biến thành quỹ đầu tư
    Thị trường tài chính vài năm gần đây trở thành kênh đầu tư được hầu hết các công ty quan tâm. Thậm chí, ở nhiều công ty, lĩnh vực kinh doanh chính đã trở thành phụ và đầu tư tài chính lại trở thành công cụ chính trong hoạt động kinh doanh. Điểm mặt trên thị trường niêm yết, hầu hết các công ty, nhất là các công ty lớn, đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, trong báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE), tổng doanh thu 6 tháng đầu năm đạt trên 474 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ đầu tư tài chính chiếm tới 189 tỉ đồng. Công ty Gemadept (GMD) lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 126 tỉ đồng, trong đó đầu tư tài chính chiếm 37 tỉ đồng...

    Có thể thấy, đầu tư tài chính đang diễn ra ở nhiều công ty niêm yết với mức độ khác nhau. Theo chuyên gia tài chính chứng khoán Huy Nam, trào lưu này khiến cho TTCK diễn biến không bền. Lúc thị trường lên cao và nóng như thời gian trước thì không sao, nhưng khi thị trường điều chỉnh sâu sẽ dẫn đến việc bị ảnh hưởng dây chuyền rất nặng. TTCK trong nước đang đứng trước nguy cơ này. Nếu như năm 2006, việc đầu tư tài chính tay ngang mang lại lợi nhuận khá lớn cho các DN thì từ đầu năm đến nay, do thị trường điều chỉnh theo chiều hướng giảm đã tạo ra những khó khăn nhất định cho các DN trót ngập sâu vào lĩnh vực này. Ông Nam khẳng định: "Nếu thị trường biến động gay gắt hơn thì mọi việc sẽ phức tạp lên rất nhiều". Một chuyên gia khác cũng khẳng định, nếu doanh số từ chứng khoán chiếm tới 1/2, 1/3 trong tổng doanh thu thì công ty đó gần như trở thành một quỹ đầu tư. Mà tỷ trọng này không phải hiếm ở các DN niêm yết trên thị trường hiện nay.

    Huy động cho sản xuất nhưng đầu tư vào chứng khoán

    Có một sự thật xảy ra rất nhiều là tại đại hội cổ đông của nhiều công ty niêm yết, không ít NĐT đã yêu cầu công ty phải đầu tư tài chính để tăng lợi nhuận. Lý giải điều này, ông Huy Nam cho rằng, do các NĐT ban đầu chưa có khái niệm về đầu tư tài chính nên chưa phân biệt, đánh giá được tính chuyên nghiệp của việc đầu tư này. Nhưng đến thời điểm này, họ đã nhận ra là cần "đi với ai", bởi "khi đói người ta có thể vào một tiệm tạp nham gồm cả cơm, phở, hủ tiếu... để ăn nhưng để thưởng thức, họ sẽ vào tiệm phở để ăn phở" - ông Nam ví von.

    Trên thực tế, TTCK là nơi tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi, nhưng tận dụng như thế nào, trong hoàn cảnh nào lại là một vấn đề khác. Ở các nước phát triển, nhiều trường hợp công ty huy động vốn cho các dự án kéo dài nhiều năm thì trong thời gian chưa sử dụng đến, có thể đầu tư vào trái phiếu, CP chất lượng cao (ở những TTCK đã trưởng thành)... để giữ giá trị đồng bạc. Đó gọi là "gửi tạm vào từng giai đoạn một cách chắc chắn". Còn ở Việt Nam, tình trạng chung là huy động cho sản xuất nhưng lại đầu tư vào chứng khoán. Điều này rất nguy hiểm vì chứng khoán là kênh đầu tư có tính rủi ro cao. Một hiện tượng đã và đang xảy ra khá rõ nét gần đây là tình trạng DN cần 100 tỉ đồng để làm dự án nhưng huy động (qua đấu giá) được gấp đôi nên "lúng túng ngay sau khi cầm vốn cổ đông" và sự lựa chọn hàng đầu của họ là "quẳng lại vào TTCK". Hậu quả của việc "tiền hậu bất nhất" này là việc sụt giảm lợi nhuận khi TTCK điều chỉnh. Trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm do các công ty công bố vừa qua, lợi nhuận của rất nhiều công ty đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do đầu tư tài chính giảm, không còn là "con gà đẻ trứng vàng" và lợi nhuận từ ngành nghề chính cũng giảm theo do không được chú trọng. Tình trạng này kéo theo sự giảm giá không phanh của nhiều loại CP được coi là "blue-chip". Đã xảy ra trường hợp CP bị "tẩy chay", hoặc CP giảm giá vì công ty ôm đồm quá nhiều lĩnh vực đầu tư trong khi NĐT khi mua CP là kỳ vọng vào lợi thế có sẵn và thương hiệu của công ty đó. Họ giữ chứng khoán đó cũng là để chờ đợi kết quả kinh doanh của công ty trong việc phát triển mạnh thương hiệu, sản phẩm của mình.

    Nếu để đầu tư tài chính, NĐT sẽ bỏ tiền vào quỹ đầu tư bởi tính chuyên nghiệp của các quỹ này. Còn các công ty, vừa không có sở trường, vừa phải qua 2-3 tầng nấc trung gian nên lãng phí và không hiệu quả. Chính vì vậy, các công ty phải nhanh chóng thức tỉnh, nếu không muốn lún sâu vào hấp lực đầu tư tài chính đầy hấp dẫn nhưng quá rủi ro như hiện nay.

    Hiện nay có tương đối các báo cáo tài chính có con số đẹp từ BCTC mà bài báo đã nêu? Liệu tiền chênh lệch từ việc bán CP của các Cty (OTC) có được ném vào đây để làm đẹp BCTC.

Chia sẻ trang này