??oThứ hai đen tối??? của Mỹ và Nhật Bản làm lao đao cả thế giới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chjmlon, 18/11/2008.

7590 người đang online, trong đó có 1104 thành viên. 14:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 728 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. chjmlon

    chjmlon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    0
    ?oThứ hai đen tối? của Mỹ và Nhật Bản làm lao đao cả thế giới

    Ngay ngày đầu tuần, tình hình kinh tế Mỹ lại một phen lao đao khi Citigroup tuyên bố sẽ cắt giảm 53.000 việc làm vào quý tới vì nợ nần chồng chất, trong khi chứng khoán châu Á đỏ sàn vì tuyên bố ?ođen? từ Nhật Bản.

    Citigroup, một trong những ngân hàng lớn nhất của Mỹ, là một trong những tổ chức tài chính hưởng lợi từ chương trình giải cứu của chính phủ Mỹ. Đây là sự cắt giảm đáng kể, đến 20% số lao động của công ty mà vào lúc hưng thịnh nhất đã có số lao động rất lớn - hơn 375.000 người, vào cuối năm 2007.



    Đây là quý thứ tư liên tiếp công ty này bị lỗ, trong đó quý ba lỗ 2,8 tỷ USD. Citigroup bị lỗ hơn 20 tỉ đôla trong năm qua do khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi các cổ phiếu ở Citigroup đã giảm gần 70% giá trị. Citigroup cũng tuyên bố sẽ cắt giảm thêm 20% chi phí để tìm cách quân bình ngân sách.



    Tin tức từ cường quốc kinh tế số một thế giới được tiếp nhận ngay sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Nhật Bản ngày hôm qua tuyên bố chính thức rơi vào tình trạng suy thoái. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm đảo lộn các nền kinh tế lớn trên thế giới. Đây là cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên của Nhật Bản kể từ năm 2001.



    Tuần trước, Liên minh châu Âu cho biết 15 quốc gia sử dụng đồng euro đã chính thức rơi vào tình trạng suy thoái. Và nhiều chuyên gia tin là nền kinh tế Mỹ cũng đang đi vào ?ođiểm đen? này.



    Thế giới phản ứng tức thì



    Chứng khoán thế giới lập tức phản ứng khi thấy bằng chứng mới về những khó khăn của các thành phần chủ yếu của nền kinh tế thế giới.



    Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà lao dốc mạnh hơn khi tiếp nhận tin từ Citigroup cùng sự nóng lòng chờ đợi của giới đầu tư về việc liệu chính quyền Mỹ có dùng tiền trong gói trợ giúp kinh tế 700 tỷ USD để cứu 3 công ty xe hơi lớn là General Motors Corp., Ford Motor Co. và Chrysler LLC hay không.



    Trong tuần này, thị trường chứng khoán Mỹ có thể giao động nhiều vì các công ty sẽ công bố bản kế toán lời lỗ của công ty.



    Cùng lúc, phần lớn thị trường chứng khoán châu Á sụt giá vào giờ đóng cửa hôm qua vì các lo ngại tình trạng kinh tế suy thoái tại Nhật Bản, châu Âu và Mỹ sẽ tác động đến lợi nhuận của các công ty.



    Trong khi đó, giá dầu lại giảm thêm hơn 3%, xuống chỉ còn gần 55USD/thùng trên thị trường Mỹ - mức thấp nhất trong gần 22 tháng qua, sau khi tin tức từ Nhật Bản càng làm gia tăng quan ngại rằng nhu cầu nhiên liệu toàn cầu còn tiếp tục thấp nữa.



    Nguyễn Viết

    Theo Reuters, AFP
  2. tnybcj

    tnybcj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    0
    xong rồi, may quá em đã xuống tầu lâu rồi....haha chia buồn với các bác ở trên tầu...
  3. chonghong

    chonghong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/09/2008
    Đã được thích:
    1
    Phố Wall lại chao đảo do các tập đoàn xe hơi gặp khó

    Phố Wall tiếp tục bị cuốn theo cơn làn sóng bán tháo cổ phiếu của nhà đầu tư trước thông tin bất lợi về cắt giảm nhân sự tại Citigroup, cũng như khả năng Chính phủ can thiệp để cứu General Motor (GM).
    Phố Wall lại chao đảo do các tập đoàn xe hơi gặp khó

    Phố Wall tiếp tục bị cuốn theo cơn làn sóng bán tháo cổ phiếu của nhà đầu tư trước thông tin bất lợi về cắt giảm nhân sự tại Citigroup, cũng như khả năng Chính phủ can thiệp để cứu General Motor (GM).

    Sau phiên hôm qua 17/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 2,63%, xuống còn 8.273,58 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 trượt dốc 2,58%, hiện có giá trị 850,75 điểm. Chỉ số Nasdaq kết thúc ngày giao dịch tại 1.482,05, thấp hơn phiên trước 2,29%.

    KINH DOANH
    > CHỨNG KHOÁN
    Thứ ba, 18/11/2008, 10:08 GMT+7
    E-mail Bản In

    Phố Wall lại chao đảo do các tập đoàn xe hơi gặp khó

    Phố Wall tiếp tục bị cuốn theo cơn làn sóng bán tháo cổ phiếu của nhà đầu tư trước thông tin bất lợi về cắt giảm nhân sự tại Citigroup, cũng như khả năng Chính phủ can thiệp để cứu General Motor (GM).

    Sau phiên hôm qua 17/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 2,63%, xuống còn 8.273,58 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 trượt dốc 2,58%, hiện có giá trị 850,75 điểm. Chỉ số Nasdaq kết thúc ngày giao dịch tại 1.482,05, thấp hơn phiên trước 2,29%.

    Quốc hội Mỹ đang tranh cãi liệu có nên thông qua kết hoạch sử dụng thêm 25 tỷ đôla để giải các đại gia trong ngành công nghiệp sản xuất xe hơi. Trước đó GM, Ford, và Chrysler đã nhận được 25 tỷ đôla từ Chính phủ. Nguồn tiền trên đến từ quỹ 700 tỷ đôla dự định bơm vào các ngân hàng. Chính quyền của Tổng thống Bush phản đối việc dùng tiền từ nguồn dành cho ngân hàng để hỗ trợ ba công ty trên. Theo họ, việc tài trợ này phải do Bộ Năng lượng đảm trách. Cuộc bỏ phiếu thông qua kế hoạch trên sẽ được thực hiện vào thứ tư.

    Trước diễn biến trên, tổng thống mới đắc cử Barack Obama vào chủ nhật vừa qua cho hay, hỗ trợ cho ba đại gia sản xuất xe hơi là cần thiết, tuy nhiên việc làm này cần được thực hiện theo một kế hoạch dài hơi, chứ không chỉ đơn thuần là viết các tờ séc khống.

    Để đối phó với khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế, Citigroup, ngân hàng có mạng lưới dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới, cho hay sẽ rút bớt 50 nghìn việc làm nhằm hạ chi phí hoạt động. Theo ngân hàng này, nếu số nhân sự trên được cắt giảm, họ sẽ hạ được 20% chi phí. Goldman Sachs, một ngân hàng hàng đầu khác, vào cuối tuần thông báo cả 7 giám đốc điều hành, bao gồm cả tổng giám đốc, đã lựa chọn không nhận tiền hoặc cổ phiếu thưởng trong năm nay do tập đoàn đang gặp nhiều khó khăn vì khủng hoảng.
    Không đồng loạt giảm điểm như thị trường Mỹ và Châu âu, chứng khoán châu Á phân hóa khá rõ trệt trong phiên giao dịch đầu tuần. Ảnh: Smartstockmarket.com.

    Tập đoàn tài chính UBS tuyên bố sẽ không có thưởng cho các giám đốc điều hành trong năm nay. Bên cạnh đó, hãng cũng không trả thưởng cho Chủ tịch trong năm tới. Thậm chí các giám đốc điều hành sẽ bị phạt nếu công ty làm ăn thất bát trong năm 2009.

    Ngày đầu tuần, lại thêm một chỉ báo kinh tế cho thấy nước Mỹ đang rơi vào suy thoái. Chỉ số New York Empire State của hoạt động sản xuất trong khu vực giảm 0,2 điểm xuống còn âm 25,4 điểm trong tháng 10. Tuy kết quả trên vẫn khá hơn dự đoán nhưng vẫn là thấp nhất trong 7 năm trở lại đây.

    Từ nay đến cuối tuần, giới kinh doanh sẽ còn đón nhận các báo cáo về giá cả sản xuất và tiêu dùng, cấp phép xây nhà mới, các chỉ số dẫn dắt của nền kinh tế, cũng như kết quả cuộc họp cuối cùng trong năm 2008 của Ngân hàng Trung ương.

    Chứng khoán châu Á mở đầu tuần mới với sự phân hóa khá rõ rệt giữa các thị trường lớn. Tại Nhật Bản, bất chấp tin xấu, tăng trưởng kinh tế âm 1% trong quý III, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,71%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc cũng lên 2,22%.

    Đi theo một chiều hướng khác, chỉ số Hang Seng của Hong Kong và KOSPI của Hàn Quốc lần lượt bị trừ 0,1% và 0,91%.

    Tại châu Âu, phiên giao dịch đầu tuần diễn ra trong không khí khá ảm đạm khi cổ phiếu tại cả ba thị trường lớn trong khu vực đều ngập trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 2,38%. Chỉ số DAX của Đức sụt 3,25%. Chỉ số CAC 40 của Pháp bị trừ 3,32%.

    Tính tới 9h50 sáng nay 18/11, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,96%. Chỉ số Hang Seng giảm 2,31%. Chỉ số KOSPI giảm 1,83%. Chỉ số Shanghai Composite mất 1,48%.

Chia sẻ trang này