Pà kon xem giùm có chơi được không nha!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi emyeutien479, 14/08/2011.

2473 người đang online, trong đó có 185 thành viên. 06:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 452 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. emyeutien479

    emyeutien479 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Tình hình tui định kiếm chút qua ngày nhưng gặp bài này hoá ra lưỡng lự, các pác chém xem hư thực ra sao giùm nhé!

    Hàng đang nhẩm: STB, VCB...:-??:-??:-??

    "Người giỏi nói láo thập niên 1980 - 1990
    Để trả lời câu hỏi, sinh viên chúng tôi đưa ra vài cách định lượng này và vài cách định hướng kia… Ông Giáo sư chỉ dẫn, những cách này mới chỉ đề cập về phần nổi chứ chưa chạm đến phần chìm và cốt lõi vấn đề. Ông gợi ý và cho rằng đây sẽ là thách thức lớn cho chúng tôi sau này: “Hãy chọn và đưa người giỏi nói láo và hay nói láo (good liar) thay cho người không giỏi nói láo và nói láo tồi (bad liar) vào những vị trí quản lý và điều hành”.
    Nhớ mãi buổi học hôm đó của 35 năm trước và cho đến nay đó cũng là một trong những trải nghiệm có giá trị rất đẹp trong sự nghiệp.
    7 năm và 15 năm sau buổi học về “người giỏi nói láo và hay nói láo và người không giỏi nói láo và nói láo tồi” đó, tôi đã có hai cơ hội kiểm chứng với hai ngân hàng lớn.
    Continental Illinois National Bank (CINB) tại thành phố Chicago, ngân hàng lớn thứ 7 của Mỹ vào cuối thập niên 1980 – tôi đã thực tập vào mùa hè năm 1978. Cuối năm 1983, tôi đang làm việc cho Bank of America tại thành phố San Francisco, đã nghe và đọc về những trục trặc thanh khoản của CINB. Đến tháng 5/1984, ngân hàng này bị phá sản. CINB đã thực hiện một kế hoạch phát triển nhanh (bành trướng tài sản) và đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng qua cách mua những khoản vay trong ngành dầu hỏa từ một ngân hàng khác (nợ xấu và nhiều rủi ro).
    Vụ phá sản này được xem là lớn nhất trong lịch sử phá sản ngân hàng của Mỹ thời điểm bấy giờ. Chính phủ Mỹ, thông qua Cơ quan liên bang Bảo hiểm tiền gửi, bơm vào 4,5 tỷ Mỹ kim và kiểm soát ngân hàng này. Cổ đông của CINB hầu như bị xóa sạch giá trị cổ phiếu của họ. Gần 7 năm sau, Chính phủ Mỹ bán hết phần của mình và Bank of America mua lại CINB vài năm sau đó. Những người giỏi nói láo và hay nói láo của CINB đã lãnh những án tù.
    Tập đoàn Ngân hàng Credit Lyonnais (CL) lớn nhất Pháp và thuộc hàng đầu Châu âu vào đầu thập niên 1990, tôi đã làm việc từ năm 1990 - 1993. CL gần như bị phá sản với kế hoạch phát triển (bành trướng) toàn cầu và đặc biệt nhắm vào thị trường Mỹ với vai trò ngân hàng đầu mối hàng đầu của những khoản tài trợ lớn vào lĩnh vực điện ảnh của Hollywood. Một sự cấu kết giữa một công ty trực thuộc của CL tại Bỉ và giới tài chính “bạt mạng” để bòn rút (cướp) tài sản của CL và các nhà đầu tư khác. Chính phủ Pháp can thiệp, kiểm soát CL và 6 năm sau chuyển CL thành ngân hàng cổ phần, Ngân hàng Credit Argicole mua lại CL và tái cấu trúc vào hệ thống của mình. Những người giỏi nói láo và hay nói láo có liên quan cũng đã lãnh những án tù.
    Kết luận điều tra vụ phá sản của Continental Illinois National Bank và gần phá sản của Credit Lyonnais Bank đều có một mẫu số chung khá lớn: Những nhóm người quản lý điều hành “giỏi nói láo và hay nói láo” đã trực tiếp góp phần xóa tên hai ngân hàng này.
    Người giỏi nói láo thập niên 2010
    Cuối năm 2005, biết tôi vừa bị thất bại (lấy mất) trong một thương vụ M&A trở thành cổ đông và tham gia tái cấu trúc và quản lý một ngân hàng nhỏ, một người bạn đồng nghiệp từ London (có lẽ để an ủi và khích lệ tôi) chuyển tặng cuốn sách “Cách tốt nhất để cướp một ngân hàng là sở hữu một ngân hàng – The best way to rob a bank is to own one” do William Kurt Black, Giáo sư - Luật sư - Thanh tra liên bang về Tín dụng Nhà ở, viết và xuất bản tại Mỹ tháng 4/2005.
    Trong cuốn sách của mình, Giáo sư William Black trình bày một bức tranh lớn và chi tiết cuộc khủng hoảng phá sản hàng loạt các định chế tài chính Tiết kiệm & Cho vay (Saving & Loan) tại Mỹ vào cuối thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990. Giáo sư William Black cho rằng, một trong những nguyên nhân chính đó là sự cấu kết những nhóm người hay nói láo và giỏi nói láo của giới tài chính cá mập và những chính trị gia tồi của Thượng viện Mỹ.
    Trong cuộc khủng hoảng phá sản ngân hàng tại Mỹ năm 2008 - 2009 vừa qua, Ủy ban Tài chính Quốc hội Mỹ đã mời Giáo sư William Black điều trần về vụ phá sản của Ngân hàng Lehman Brothers (LB). Vụ phá sản của LB đã châm ngòi và khởi đầu cho cuộc phá sản hàng loạt của các ngân hàng khác tại Mỹ và châu Âu. Thậm chí đến thời điểm này vẩn còn nhiều ngân hàng tại Mỹ vẫn tiếp tục bị giám sát đặc biệt hoặc trong quá trình phá sản.
    Giáo sư William Black cho rằng, vụ phá sản của LB là một chuỗi cấu kết của những nhóm người quản lý điều hành “hay nói láo và giỏi nói láo” tạo dựng ra hàng loạt những khoản vay nói láo (Liar Loans – phía trước giúp người vay nói láo và phía sau hợp thức hóa lời nói láo của người vay). Thông qua Công ty dịch vụ vay nợ Aurora (Aurora Loan Services) là công ty con của LB được giao nhiệm vụ của một công xưởng chế tạo và sản xuất hàng loạt các khoản vay nói láo cho thị trường vay thế chấp nhà ở. Hàng loạt khoản vay nói láo này được LB đóng gói và sản sinh ra hàng loạt công cụ phái sinh nói láo khác trong thị trường tài chính thế giới.
    Cũng theo Giáo sư William Black, LB là ngân hàng hàng đầu cung ứng dịch vụ và sản phẩm các khoản vay nói láo cho các nhà đầu tư khác.
    Như tựa đề cuốn sách, Giáo sư William Black đã ám chỉ những kẻ cướp ngân hàng giỏi và nhanh nhất chính là những người “hay nói láo và giỏi nói láo” trong vai trò những người chủ và quản lý điều hành của chính ngân hàng đó. Họ không chỉ chiếm đoạt (cướp) tài sản chính ngân hàng của mình mà còn sử dụng ngân hàng của họ để chế tác những loại công cụ phụ trợ cho những kế hoạch chiếm đoạt tài sản của những người đi vay và những người đầu tư khác.
    Nói cách khác, một người hoặc nhóm người bên ngoài ngân hàng tổ chức cướp ngân hàng thì không thể phá sản ngân hàng bị cướp. Nhưng với cách cướp của nhóm người “giỏi nói láo và hay nói láo” bên trong ngân hàng tổ chức chắc có nhiều khả năng phá sản một hoặc hàng loạt ngân hàng.
    Cho đến nay, hầu hết tất cả các vụ phá sản ngân hàng đều như thế…!
    Những ngân hàng Việt Nam trong Hệ thống ngân hàng Việt Nam thì sẽ như thế nào ?!":-??:-??:-??
  2. emyeutien479

    emyeutien479 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Lại thêm đây nữa nè!...

    "Đề nghị án tử hình cho “đầu vụ”
    ANTĐ - Trong suốt một thời gian dài, nhóm cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô (BIDV Đông Đô) do Trần Lệ Thủy cầm đầu đã câu kết với một số đối tượng bên ngoài giả mạo giấy tờ để lừa đảo và tham ô gần 204 tỷ đồng của Nhà nước.

    Nguyên Phó Giám đốc BIDV Đông Đô cùng các bị cáo tại phiên tòa

    “Qua mặt” hàng loạt ngân hàng…

    Các bị cáo trong phiên tòa gồm: Trần Lệ Thủy (SN 1969), Hoàng Bích Liên (SN 1984), đều nguyên cán bộ BIDV Đông Đô; vợ chồng Trần Chí Dân (SN 1973), Ngô Thị Thanh Huyền (SN 1977), cùng trú ở xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội; Trần Thị Huyền (SN 1980), trú ở phường Đề Thám, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình; Nguyễn Thị Thu (SN 1979), Nguyễn Minh Hằng (SN 1978), cùng nguyên Phó Trưởng phòng Giao dịch I Ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh Thành Công; Thái Thị Yên (SN 1969), trú ở phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội; Vũ Khắc Thành (SN 1959), Phạm Thị Hồng Thái (SN 1963), cùng nguyên Phó Giám đốc BIDV Đông Đô và Hoàng Trung Thông (SN 1977), nguyên Phó Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng BIDV Đông Đô. 11 bị cáo này bị VKSND TP Hà Nội truy tố theo 4 tội danh là tham ô tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
    Tài liệu truy tố thể hiện, Trần Lệ Thủy vốn là cán bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Bình (BIDV Thái Bình). Để có tiền chơi chứng khoán, đầu tư bất động sản và tiêu xài, Thủy bàn với em gái là Trần Thị Huyền và Trần Chí Dân làm thủ tục vay tiền ở BIDV Thái Bình, theo phương thức thế chấp giấy tờ có giá. Bằng thủ đoạn này, từ năm 2003 đến tháng 4-2008, Thủy cùng đồng bọn đã giả mạo, tráo đổi 14 giấy chứng nhận tiền gửi (GCNTG) có số dư tiền gửi giá trị thấp thành các GCNTG có trị giá lên đến 2.540.428USD và chiếm đoạt hơn 29,4 tỷ đồng của BIDV Thái Bình.

    Cuối năm 2004, Trần Lệ Thủy chuyển công tác sang BIDV Đông Đô. Tại đây, Thủy tiếp tục dùng thủ đoạn, chức vụ của mình và cùng với đồng bọn chiếm đoạt 174,5 tỷ đồng. Tổng cộng trong cả 2 phi vụ giả mạo, đánh tráo giấy tờ, Trần Lệ Thủy cùng đồng bọn đã chiếm đoạt của 2 đơn vị trong hệ thống BIDV Việt Nam gần 204 tỷ đồng.

    Có “tay trong” giúp sức

    Không như hành vi lừa đảo tại BIDV Thái Bình, Trần Lệ Thủy sẽ không thể thực hiện được đối với BIDV Đông Đô nếu thiếu sự giúp sức đắc lực của một số cán bộ ngân hàng thoái hóa. Đầu tiên phải kể đến Nguyễn Minh Hằng và Nguyễn Thị Thu của VCB Thành Công. Là Phó Trưởng phòng Giao dịch, Hằng có trách nhiệm quản lý con dấu và các phôi trắng GCNTG tiết kiệm. Thế nhưng không những không tuân thủ quy trình quản lý mà còn đóng dấu khống vào các phôi trắng và giao chìa khóa két cho đồng nghiệp.

    Trong các khoản vay của Thủy và đồng bọn tại BIDV Đông Đô, Vũ Khắc Thành tự ý ký duyệt 3 hợp đồng không đúng thẩm quyền với tổng giá trị gần 22 tỷ đồng. Ngoài ra còn ký 8 giấy đề nghị kiêm phong tỏa giấy tờ có giá, trong đó có 7 giấy ký không đúng quy trình. Phạm Thị Hồng Thái thì buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm đối với nhân viên và công việc được giao. Với Hoàng Bích Liên và Hoàng Trung Thông, tài liệu truy tố xác định đã tự tiện lập hồ sơ và phát lệnh chuyển 33 tỷ đồng vào các tài khoản cá nhân của đồng bọn Thủy khi chưa được lãnh đạo BIDV Đông Đô phê duyệt.

    Trong suốt quá trình xét hỏi tại tòa, nhóm bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng gồm: Thành, Thái, Liên và Hằng đều không thừa nhận hành vi phạm tội của mình với lý do đã thực hiện ký duyệt các văn bản, hợp đồng đúng thẩm quyền, quy trình.

    Kết thúc ngày xét xử thứ 3 hôm qua (13-7), hình phạt dành cho từng bị cáo cũng đã được đại diện VKS đề nghị. Theo đó, đề nghị áp dụng án tử hình đối với Trần Lệ Thủy, chung thân với Trần Chí Dân cho cả 2 tội tham ô tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo còn lại, cao nhất là từ 27 - 28 năm tù giam và thấp nhất là từ 24 - 36 tháng tù, hưởng án treo."


    Thay máu ? Khi nào mới xong ?
    http://www.anninhthudo.vn/an-ninh-doi-song/de-nghi-an-tu-hinh-cho-dau-vu/406788.antd
  3. emyeutien479

    emyeutien479 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2011
    Đã được thích:
    0
    ~X:-??Nhưng lại có cả cái lày!...

    Người dân gửi 2,4 triệu lượng vàng tại ngân hàng

    Ngân hàng Nhà nước đánh giá, lượng vàng trong dân hiện nay khoảng 300 - 500 tấn. Trong đó, số vàng mà các ngân hàng hiện đang giữ của người dân dưới hình thức tiết kiệm là hơn 2,4 triệu lượng (khoảng 100 tấn vàng).

    Tuy nhiên, lượng vàng lưu thông trên thị trường ít bởi quy định hiện nay không cho phép các ngân hàng thương mại bán ra lượng vàng huy động, ngay cả khi thị trường khan hiếm.


    Thị trường Việt Nam có thật khan hiếm vàng?

    Ngày 11/8 vừa qua, 1 tấn vàng đã được nhập về tới Việt Nam. Để các doanh nghiệp nhập 5 tấn vàng, cần hơn 250 triệu USD.

    Để giá trong nước liên thông thị trường vàng quốc tế nhưng không mất nhiều ngoại tệ, ông Trần Thanh Hải - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cho rằng trước mắt cần cho phép ngân hàng được phép bán vàng.

    Đồng thời cho phép các đơn vị có kinh nghiệm thực hiện công cụ đối ứng vàng ra nước ngoài. Cụ thể, thay vì nhập 1 tấn vàng mất hơn 50 triệu USD, việc cho phép đối ứng ra nước ngoài với tỷ lệ ký quỹ chỉ vài trăm ngàn USD, và khi tất toán lệnh thì số USD này cũng không mất đi.

    Khi thị trường vàng trong nước khan hiếm hàng đẩy giá cao hơn giá thế giới, các ngân hàng huy động vàng sẽ bán vàng ra can thiệp thị trường, thực hiện đối ứng ra nước ngoài với tỷ lệ ký quỹ rất thấp. Lúc này giá vàng sẽ giảm xuống một mức giá hợp lý, các ngân hàng sẽ thực hiện mua lại vàng trong nước và đóng lệnh đã mua ở nước ngoài."

    Ló nghĩ koá đi!...
  4. thamthithamt3

    thamthithamt3 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Thách thức năm nay vượt quá dự báo của doanh nghiệp

    Chứng khoán HSC chỉ dám cam kết hoàn thành 75% kế hoạch. Công ty cổ phần Sông Đà 909 điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế tới hơn 70%. Xu hướng doanh nghiệp hạ chỉ tiêu kinh doanh được dự báo còn tiếp diễn.
    > 'Khó khăn vẫn đeo bám doanh nghiệp trong 6 tháng cuối' / Doanh nghiệp bắt đầu hạ chỉ tiêu kinh doanh


    Hiện hiếm có doanh nghiệp nào điều chỉnh kế hoạch mạnh như Công ty cổ phần Sông Đà 909 (mã chứng khoán S99). Cụ thể, doanh thu giảm gần 40%, còn 137,37 tỷ đồng, thay vì 226,79 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế từ 38,35 tỷ đồng, rút ngắn xuống 10 tỷ đồng (tức giảm hơn 70% so với ước tính). Lũy kế 6 tháng, S99 lỗ gần 5 tỷ đồng và Hội đồng quản trị lập tức điều chỉnh các chỉ tiêu của năm. Cổ tức từ 14% hạ xuống 4%.
    Mặc dù đã có sự chuẩn bị từ trước và kế hoạch kinh doanh đề ra cho năm nay ở mức thận trọng hơn mọi năm, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bị "sốc" và buộc phải hạ chỉ tiêu kinh doanh sau khi kết quả 2 quý đầu kém lạc quan.
    [​IMG]
    Nhà đầu tư liên tiếp đón nhận thông tin doanh nghiệp điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh năm nay. Ảnh: B.H. Tổng giám đốc Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) Johan Nyvene khẳng định: "2011 là một năm hết sức khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng".
    Lãnh đạo HSC thẳng thắn thừa nhận, việc điều chỉnh lợi nhuận sau thuế xuống 177,5 tỷ đồng (bằng 75% kế hoạch), đã được coi là con số khả quan nhất có thể đối với một công ty chứng khoán trong điều kiện hiện nay.
    Bởi mức 237 tỷ đồng xây dựng hồi đầu năm trên giả thiết giá trị giao dịch trung bình toàn thị trường năm 2011 là 3.000 tỷ đồng một ngày. Trong khi đó, 6 tháng qua, giá trị giao dịch trung bình toàn thị trường mỗi ngày chỉ đạt mức 1.150 tỷ đồng, tương đương 38% dự kiến. Đặc biệt trong tháng 7 con số này chỉ đạt khoảng 600 tỷ đồng một ngày. Doanh nghiệp không lường được giao dịch chứng khoán có lúc suy kiệt đến mức này.
    Tổng giám đốc một công ty chứng khoán ở TP HCM cho biết, bản thân công ty hoạt động rất khó khăn trong 6 tháng đầu năm và với tình hình hiện tại, kinh doanh 6 tháng cuối sẽ còn chật vật hơn nữa, do giao dịch ảm đạm, nhà đầu tư không mặn mà mua bán cổ phiếu, trong khi các chi phí vẫn phát sinh hàng ngày. Dù đã có sự chuẩn bị ngay từ đầu năm, nhưng theo ông, diễn biến thị trường thời gian qua vượt quá dự báo của công ty.
    "Nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn, khủng hoảng, thị trường bất động sản giao dịch trầm lắng, hàng hóa tiêu thụ chậm...", là những giải trình của Công ty cổ phần phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (mã chứng khoán HDC), khi lợi nhuận sau thuế quý II của HDC giảm 34% so với cùng kỳ. Mới đây, Hội đồng quản trị HDC quyết định sửa đổi kế hoạch của năm nay và sẽ xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc điều chỉnh này. Cụ thể, doanh thu giảm 10%, từ 500 tỷ đồng xuống 450 tỷ. Lợi nhuận trước thuế còn hạ mạnh hơn (27,27%), xuống 120 tỷ, thay vì 165 tỷ như đã thống nhất ở đại hội trước đó. Song, phía công ty khẳng định vẫn giữ nguyên tỷ lệ chi trả cổ tức 30%.
    Ngoài việc nêu thực trạng hiện tại, một số công ty cũng vạch phương hướng hoạt động, những việc làm cụ thể trong thời gian tới để cổ đông nắm rõ. Như trường hợp của SAM, khoản lỗ ở 6 tháng đầu năm của Công ty cổ phần Sacom (SAM) chủ yếu do trích lập dự phòng tài chính 131,9 tỷ đồng. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm ở 2 quý cuối của SAM là "mạnh dạn cắt lỗ các khoản cổ phiếu đầu tư trên sàn chiếm tỷ lệ trích dự phòng lớn, ưu tiên nguồn vốn duy trì ổn định sản xuất, giảm vay ngân hàng".
    Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), những thông tin này giúp nhà đầu tư nắm rõ thực trạng công ty, tránh bị hoang mang do tiếp cận nguồn tin không chính thống có thể dẫn tới bán tháo cổ phiếu với giá rẻ mạt. Điều này còn góp phần ổn định thị trường vốn trong tình trạng èo uột và trầm lắng quá lâu.
  5. emyeutien479

    emyeutien479 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ pác ghé chơi nhưng pác nhầm nhọt sang trồng trọt rùi! Đang nhẩm CP bank cơ mà?
    Khu vưc cần nước trong...rảnh lần khác mời ghé chơi! >:D<

    [​IMG]
  6. thamthithamt3

    thamthithamt3 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2011
    Đã được thích:
    0
    thấy có topic tớ ghé vào cho thêm phần rôm rả - thêm ý kiến thêm thông tin , thêm nhiều thứ ...........lại còn sĩ diện . ngoài anh ra có ai thèm vào đâu , lại còn làm bộ ..... ghét cái mông quá

Chia sẻ trang này