"Phá băng" thị trường tiền tệ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoanghai01, 20/05/2008.

8328 người đang online, trong đó có 1100 thành viên. 15:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 698 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. hoanghai01

    hoanghai01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2007
    Đã được thích:
    0
    "Phá băng" thị trường tiền tệ

    Nói đến các tập đoàn kinh tế nhà nước, người ta liên tưởng ngay đến những "đại gia" mới nổi của nền kinh tế Việt Nam, những doanh nghiệp có thể tiếp cận những nguồn lực "không giới hạn" như tài nguyên, tín dụng, bất động sản và quan trọng nhất là tác động đến chính sách. Nhưng trong bối cảnh, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chính các "đại gia" này bị xã hội "soi" đầu tiên, khiến cho họ "lộ mặt". Đừng ngạc nhiên, khi các "đại gia" nghe ngóng xem "số phận" mình sẽ ra sao, hay khi nào thì chính sách tiền tệ được "nới".

    Cách đây một tuần, người bạn của chúng tôi làm việc tại một công ty "con" của Vinashin, gọi cho tôi và thật bất ngờ khi "đại gia" một thời không xa này kêu "thiếu vốn". "Này! Ông xem trong các quan hệ ông có với những ngân hàng nước ngoài, có "mối" nào "thân hữu" không giúp tôi chuyện "vốn"".

    Khoảng một năm trước đây, Vinashin, các công ty "con" cũng như "đồng cấp" không cần phải "giới thiệu" nhiều cũng có "cả dãy" ngân hàng thương mại nhà nước và quốc doanh "xin chơi". Bởi khi đó, "bong bóng" chứng khoán hoá, đặc biệt là "cổ" và "chứng" của các tập đoàn kinh tế nhà nước dù mới "khai sinh" cũng đạt "chỉ số tín nhiệm" . Còn gì bằng, khi được "chơi" với 1 tập đoàn kinh tế nhà nước, có vốn "không giới hạn" cùng những cơ hội "từ trên trời" có thể "rơi" vào họ bất kỳ lúc nào. Hoặc được họ "chọn" làm "đối tác chiến lược" thì khỏi phải nói.

    Người ta còn không dấu diếm, tập đoàn X, Y...có những VIP nọ kia "rất thân" với chủ tịch hoặc tổng giám đốc của X, Y...
    Cuộc đua, tăng trưởng tín dụng khi đó, làm cả các ngân hàng - chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không thể "bỏ qua". Những "tài khoản" đặc biệt, những "kế hoạch" thu hút các tập đoàn kinh tế nhà nước được khối ngân hàng "ngoại" nhanh chóng thực hiện, dù với các ngân hàng đầu tư, trước đó, họ chỉ tham gia tài trợ các dự án được chính phủ hoặc bộ tài chính bảo lãnh..

    Trong bối cảnh đó, một số bạn bè của chúng tôi làm việc ở ngân hàng "ngoại" cũng "tích cực" tìm khách hàng qua chúng tôi.

    Trở lại, câu chuyện của người bạn ở Vinashin, công ty "con" của anh trước đây 100% tư nhân nhưng "thân hữu" lên gia nhập Vinashin và đã dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn tín dụng để thực hiện các dự án đóng tàu. Nhưng đặc thù của ngành đóng tàu là "đầu tư dài hạn" mà Vinashin lại "mới nổi" có vài năm gần đây, thì "đùng" cái "bão" lạm phát "nhập cảnh" Việt Nam, ngân hàng nhà nước "kê toa" hạn chế tín dụng. Đang rất "tiềm năng" với nhiều hợp đồng đủ làm đến năm 2015, nhưng "nguồn sữa" nay bị cắt đột ngột, lại nợ "có trên 1000 tỷ thôi" - lời anh bạn khẳng định - nên phải "xoay" kênh vốn mới.

    Thú thực là tôi cũng nhiệt tình, gọi bạn bè đi nhậu rồi hỏi han tình hình cá nhân cũng như ngân hàng thế nào.Nói chung, mọi chuyện khá thoả mái, nhưng hỏi đến "vay" mà lại là Vinashin thì "ông phải liên lạc với sếp tôi, giám đốc phát triển kinh doanh" , người bạn ở ANZ "chỉ điểm" cho tôi.Anh cũng không quên "an ủi" tôi trước: "dạo này, tín dụng cho xi măng hay sản xuất điện còn ok vì được bảo đảm, nếu không được ông nên chờ khi "bão" qua nhé".

    Thôi thì, biết "chủ tài khoản" cho Vinashin là ai rồi, coi như xong việc, chuyển thông tin cho ông bạn có thể nói là "giúp chút đỉnh", rồi tôi cũng "cố" như vậy với "vài" ngân hàng đầu tư khác để bạn mình "bắn cung tìm vốn" xem sao.

    Cùng thời điểm đó, chứng khoán cũng "thiếu sức sống" mà theo nhận định của chúng tôi là niềm tin của nhà đầu tư với thị trường đã bị xói mòn nghiệm trọng bởi "vụ" thông tin báo chí "thiếu chính xác" . Chỉ một "giọt nước" đã "đẩy" chứng khoán "rơi" khỏi "mốc" 500 điểm. Cùng những "trợ lực" không hề "kém cạnh" như chính sách lãi suất thực âm, do áp dụng trần lãi suất, cũng như "lũ" chứng khoán cầm cố - giải chấp chưa "xả" được.

    Thế rồi, trong 1 ngày "đẹp trời" nào đó, ngân hàng nhà nước đã quyết định theo đuổi chính sách lãi suất thực dương, khi tăng lãi suất cơ bản lên 12%, khống chế trần lãi suất cho vay của các ngân hàng không quá 18%/ năm, mà cơ sở của "trần" này là luật Dân sự và ngân hàng nhà nước khẳng định sẽ điều chỉnh lãi suất cơ bản hàng tháng. "Điều chỉnh" thể hiện ngân hàng nhà nước linh hoạt theo thực tế thị trường.

    Nhưng tại sao, điều chỉnh lãi suất, một trong nhưng tảng băng đã bị phá mà chứng khoán chưa "xanh"?
    Theo chúng tôi, thị trường chưa vội vồn vã là do, sự thiếu nhất quán về lộ trình các chính sách mà cơ quan quản lý đã và sẽ sử dụng. Nếu như trước đây, thị trường chờ chính sách, thì một động thái nhỏ của chính sách sẽ "đẩy" "lòng tham" hay "niềm tin" của thị trường nên chút. Và sau đó là cơ quan điều hành thị trường, chính sách lại "giậm chân" "nghỉ ngơi" chút. Thế nên, lần này, cộng đồng đầu tư dù ngồi trên lửa nhưng đã phản ứng lại với kiểu "hồi sau sẽ rõ" của chính sách.

    Lúc này đây, cơ quan điều hành phải "nhanh nhạy" với tình hình chứ "an toàn" lượng hoá "hậu" công bố chính sách liệu khi đã "lượng hoá" rồi chính sách còn phù hợp với thị trường?

    "phá băng" thị trường tiền tệ là không thể tránh khỏi. Vì trước đó, hệ thống ngân hàng không thu hút được "đầu vào" nên chỉ chăm chăm "kiếm chác" trên thị trường liên ngân hàng.Còn người dân, doanh nghiệp thì "găm giữ" tiền - tài sản" để "đầu cơ" hàng hoá, đẩy xã hội vào những cơn "sốt" của thời kỳ "đói kém" , đồng thời khiến chính phủ đau đầu với bài toán "hỗ trợ" người có thu nhập thấp. "phá băng" mà tạo ra "trần" cho vay trên tinh thần luật sẽ giám sát thị trường tốt hơn, tránh tình trạng "muốn vay ngân hàng trước đây ư? hãy chuẩn bị tinh thần trả lãi trên 20%/ năm nhé. Nếu cộng thêm "phong bì" thì có mà kinh doanh gì cho có lãi" , đó là trả lời của người bạn ở Vinashin về "hành trình" tìm vốn ngân hàng từ khi "siết" tín dụng.

    Thử hỏi, Vinashin còn vậy, phần còn lại của nền kinh tế sẽ ra sao nếu dòng tiền không luân chuyển?
    Nếu dòng tiền từ chứng khoán "chạy" sang ngân hàng, thì chứng khoán sẽ ra sao? Đây là điều các nhà đầu tư quan tâm.Tuy nhiên, vấn đề không phải là "mất tất", khi ngân hàng có thể huy động vốn, họ sẽ "ngừng" hoặc chờ đợi hướng xử lý cả gói với chứng khoán cầm cố - giải chấp, tức áp lực Cung trên thị trường sẽ giảm. Mặt khác, phiên giao dịch ngày 19/5, tốc độ "rơi" của chứng khoán đã giảm dù giá trị giao dịch có thấp trở lại thì khả năng đảo chiều vẫn là có thể.

    Có thể, những khó khăn kinh tế đang ngày một rõ nét và có tính dây chuyền, điều này đồng nghĩa, chúng ta đã tiến dần đến "hộp đen" của nền kinh tế. Những tổn thất nghiệm trọng hơn có thể đến với chúng ta nhưng cũng có khả năng những "tia sáng" những "động lực" mới sẽ xuất hiện. Giữa hoảng sợ, lo lắng những điều tồi tệ hơn với hy vọng, tất cả chúng ta phải lựa chọn cách hành xử của mình. Kinh tế thị trường là cuộc chơi của Bàn tay vô hình, việc "phá băng" thị trường tiền tệ cũng là "quyền lực" của bàn tay vô hình. Chính các nhà đầu tư, đầu cơ, dù là chứng khoán, vàng, hay hàng hoá đang tạo dựng nên bàn tay vô hình, thì đừng kỳ vọng và chờ đợi quá nhiều vào chính sách, bàn tay hữu hình.

    Phạm Hùng Vỹ


    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20474/

Chia sẻ trang này